Các tác phẩm 'nhiếp ảnh gia' bồ câu chụp năm 1907 Kiến thức chung

Từ cách đây hơn một thế kỷ, người ta đã biết cách buộc máy ảnh vào thân chim để chụp ảnh khung cảnh từ trên cao.

Ngày nay, con người có nhiều cách ngắm thế giới từ không trung như qua ảnh chụp từ vệ tinh, máy bay, khí cầu, dù lượn, hoặc vẫn sử dụng chim. Còn trước đây, ảnh trên cao khá hiếm và chủ yếu phụ thuộc vào việc gắn máy trước ngực bồ câu.

Ý tưởng dùng bồ câu này được tiên phong bởi nhiếp ảnh gia người Đức Julius Neubronner từ năm 1907. Ông phát triển một camera cỡ nhỏ có khung gỗ và áo giáp bao quanh chim bằng nhôm. Bồ câu được tập di chuyển với máy một thời gian, sau đó Neubronner mang chim tới vị trí cách nhà khoảng 100 km. Con chim, đã được đào tạo để quen với việc đeo vật nặng, sẽ luôn tìm đường bay về nhà ở độ cao 40-100 mét. Một hệ thống khí nén trong camera sẽ kiểm soát thời gian giữa mỗi lần chụp.

Khi công nghệ chống rung hay chụp tốc độ cao còn chưa hoàn thiện như ngày này, người ta không thể mong chờ qua nhiều từ ý tưởng của Neubronner. Tuy nhiên, vẫn có một vài bức ảnh cho kết quả khá ấn tượng.

 

camera-1-jpg-1350357217-1350357219_480x0
Nhiếp ảnh gia Julius Neubronner tiên phong trong việc dùng bồ câu chụp ảnh trên cao.

 

 

camera-2-jpg-1350357217-1350357219_480x0
Bồ câu được huấn luyện cho quen với việc đeo máy ảnh.

 

 

camera-3-jpg-1350357217-1350357219_480x0
Sau đó chim được đem tới một địa điểm xa nhà.

 

 

camera-4-jpg-1350357217-1350357219_480x0
Trên hành trình quay trở về, camera sẽ chụp ảnh tự động ở độ cao 40-100 mét.

 

 

camera-5-jpg-1350357217-1350357220_480x0
Đa số ảnh đều không như ý muốn vì công nghệ còn thô sơ và chịu sự tác động của thời tiết, gió, tốc độ bay... nhưng cũng có một số ảnh khá đẹp.
 

 

Nguồn: Internet

Xem thêm:
Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về nhiếp ảnh khỏa thân
Chuyện về bức ảnh được thưởng lãm nhiều nhất trong lịch sử
Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và nhiếp ảnh ở Việt Nam

 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755