Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc chính xác nhất Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Đánh giá hiệu quả công việc có thể tạo động lực nhân viên, thúc đẩy sự nỗ lực của nhân viên và giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nhưng những kết quả đó chỉ đến khi được thực hiện đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc phổ biến để giúp các nhà quản trị dễ dàng tiến hành hơn.
Đánh giá hiệu quả công việc là gì?
Đánh giá hiệu quả công việc là việc nhà quản lý thực hiện đánh giá, rà soát quá trình hoàn thành công việc của nhân viên để nhìn nhận, nắm bắt tình hình thực tế. Việc đánh giá sẽ dựa trên cơ sở nhân viên có đang hoàn thành đúng và đủ việc cũng như tạo ra các giá trị phù hợp đáp ứng mục tiêu hay không.
Việc xây dựng và duy trì một hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc một cách khoa học và rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhà quản trị như:
- Cái nhìn tổng quan về hiệu quả làm việc của nhân viên hay bộ phận sẽ là cơ sở để đưa ra những kế hoạch, mục tiêu phù hợp hơn trong tương lai.
- Khi nhân viên được nhìn nhận đúng về năng lực và hiệu suất, việc phân bổ nhân sự sẽ chính xác hơn và nhân viên sẽ phát huy được hết khả năng của mình. Từ đó, tăng sự hài lòng và động lực cho nhân viên.
- Việc đánh giá hiệu suất công việc cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc đảm bảo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Vì vậy, phương pháp và hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc cần được duy trì sao cho phù hợp với mô hình, quy mô và văn hóa doanh nghiệp.
Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc
Có nhiều phương pháp đánh giá công việc cho nhân viên khác nhau. Dưới đây là 5 phương pháp tiêu biểu được áp dùng trong nhiều doanh nghiệp:
1. Đánh giá qua KPI – Chỉ số đánh giá hiệu suất
Chỉ số hiệu suất KPI – Key Performance Indicator là chỉ số quan trọng khi đánh giá sự tiến bộ với cá nhân, phòng ban, tổ chức. Doanh nghiệp sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể đánh giá tiến độ thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu chiến lược.
Phương pháp đánh giá độ hoàn thiện của chỉ tiêu KPI:
- Thể hiện công việc trong thực tế bám sát mục tiêu ban đầu, qua đó để đạt được kết quả mong muốn đã đề ra
- Đưa ra một bộ chỉ tiêu có thể đo lường hiệu quả, để có căn cứ lên kế hoạch cho những mực tiêu sau
- Đưa ra sự so sánh, từ đó đánh giá mức độ thay đổi hiệu suất dựa vào từng giai đoạn
- Có thể theo dõi chất lượng kịp thời để đưa ra các chính sách quản trị bám sát với mục tiêu ban đầu hướng đến, đo lường hiệu quả dự án, hiệu suất nhân sự để tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp
2. Đánh giá bằng OKR - Mục tiêu và kết quả then chốt
OKR (Objective and Key Results) là một công thức đánh giá công việc: Bạn sẽ phải thực hiện [mục tiêu - Objective] và chúng sẽ được đo lường bằng [các kết quả then chốt - Key results].
Mục tiêu ở đây là những gì nhân viên muốn đạt được, ví dụ: thúc đẩy doanh số quý 2, tăng mức độ nhận diện thương hiệu,... Qua đó, các kết quả then chốt là công cụ được sử dụng để đo lường mức độ đạt được mục tiêu.
3. Quản lý theo mục tiêu (Management by Objective – MBO)
MBO là một quá trình trong đó nhà quản lý đặt ra những mục tiêu cho nhân viên, định kỳ đánh giá, theo dõi hiệu suất và có khen thưởng phù hợp theo kết quả. Phương pháp này bao gồm các đầu mục:
- Xây dựng mục tiêu theo sự đồng thuận, thống nhất giữa nhân viên và cấp quản lý
- Tập trung vào kết quả thay vì cách thức thực hiện
- Nhân viên được chủ động trong quá trình thực hiện công việc
- Thường áp dụng ở cấp quản lý cao nhất của công ty
4. Phương pháp phân phối bắt buộc (Incident Method)
Incident Method là phương pháp đánh giá nhân viên trên cơ sở bắt buộc nhất định. Ví dụ như nhân viên của bạn đạt được 15% xuất sắc, 65% trung bình và 20% yếu thì
15% nhân viên xuất sắc sẽ được đề bạt tăng lương
20% nhân viên yếu sẽ bị gia hạn tăng lương, xem xét nghỉ việc
Phương pháp này có ưu điểm:
Bắt buộc quản lý phải ra quyết định, đánh giá chính xác năng lực thực của nhân viên
Nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động
Nhược điểm:
Vô tình làm tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa nhân viên với nhau
Làm giảm đi tinh thần hợp tác, làm việc đồng đội
Ảnh hưởng đến tinh thần làm việc
5. Phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC
BSC (Balanced Scorecard) là một hệ thống kế hoạch và quản lý chiến lược, giúp công ty xác định được các tầm nhìn, chiến lược và biến chúng thành hành động cụ thể. BSC giúp đánh giá hiệu quả công việc của tổ chức toàn diện trên 4 khía cạnh:
- Khách hàng
- Tài chính
- Nội bộ
- Đào tạo và phát triển
Thẻ điểm cân bằng sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng một hệ thống đo lường, thu thập và phân tích dữ liệu trong mối quan hệ giữa các khía cạnh với nhau.
6. Phương pháp đánh giá 360 độ (360 Feedback)
Trong phương pháp đánh này, người đánh giá là mọi người trong công ty từ cấp quản lý, nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng đến nhân viên tự đánh giá
Việc này giúp cho người được đánh giá có cái nhìn khách quan, đa chiều từ nhiều đối tượng và về mọi phương diện. Nhưng nó cũng là một nguyên nhân chính gây ra tiềm năng mâu thuẫn nội bộ.