Các lý do khó lấy nét và cách khắc phục Kiến thức chung

Độ sắc nét là một tiêu chi cơ bản trong nhiếp ảnh. Bài viết này sẽ phân tích những nguyên nhân khiến một tấm ảnh không nét và đưa ra những cách khắc phục tình trạng này

1. Tốc độ chụp quá chậm:

Từ thời máy phim có 1 mẹo để có một tấm ảnh nét khi chụp máy cầm tay đó là chỉnh tốc độ ít nhất bằng 1 giây / tiêu cự của lens. Ví dụ như nếu bạn đang chụp với 1 lens tiêu cự 100mm thì tốc độ chụp tối thiểu là 1/100s như vậy chỉ cần chụp với tốc 1/125 hay nhanh hơn thì ảnh sẽ nét.
Ngày nay luật này vẫn được áp dụng nhưng lại phức tạp hơn do độ phóng đại khẩu độ của những máy crop và hệ thống chống rung.
Ví dụ, khi lắp 1 lens 100mm lên một máy Nikon APS-C dạng SLR như D5200 có độ phóng đại là 1.5x, thì khẩu độ thật của lens trở thành 150mm và tốc độ tối thiểu phải là 1/150s. Hoặc gắng trên Canon APS-C DSLR như EOS 650D có độ phóng đại 1.6x thì tốc độ tối thiểu phải là 1/160s.
hệ thống chống rung trong một số lens và body có cơ chế loại bỏ được những dich chuyển nhỏ của máy và cho phép ta chụp với tốc độ chậm khi chụp bằng tay.
Nhiều lens có thể bù được cho ta đến 4EV. Có nghĩa tốc độ có thể giảm 16x - từ 1/125s thành 1/18s.
Mặc dù với hệ thống chống rung nhưng những người độ vững khi cầm máy khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Lượng cà phê và rượu bia bạn uống cũng ảnh hưởng đến điều này.

2. Rung máy:

Nếu bạn không chụp được với tốc độ đủ nhanh để loại bỏ được độ rung của máy và không thể hoặc không muốn tăng ISO lên thì bạn cần đặt máy lên vật hỗ trợ.
Monopod là một vật cực kì hữu dụng khi bạn đang dùng một lens dài và nặng và muốn giảm "gánh nặng" để gỉam run tay. Nó vừa gọn nhẹ và dễ dàng di chuyển.
Tuy nhiên để có sự ổn định tuyệt đôi thì chỉ có 1 giải pháp đó là tripod. Khi bạn không cần chiều cao tối đa của tripod thì hãy dùng những đoạn chân dài để có kết quả tốt nhất

3. Rung do chạm vào máy:

Khi máy đã gắn vào tripod thì chỉ cần chạm nhẹ thôi cũng đủ làm cho máy dao động 1 ít và làm cho tấm ảnh bị soft (nhoè). May mắn là ta có thể dễ dàng khắc phục được với remote release.
Remote release có 2 loại, có dây và không dây. Thường thì loại không dây sẽ mắc hơn. Nhưng khi sử dụng loại có dây, vẫn có xác suất ảnh bị soft do khi gió thổi hoặc khi ta di chuyển dây vẫn có thể truyền tác động lên máy, nên hãy cẩn thận khi sử dụng loại này.
Nhưng loại không giây lại có một nhược điểm là chúng thường dùng tia hồng ngoại và khi sử dụng trong điều kiện nắng gắt thì sẽ dễ bị nhiễu. Đồng thời trigger và bộ nhận phải "nhìn thấy nhau" mới truyền được tín hiệu.
Remote release đặc biệt hữu dụng khi ta cần phơi sáng lâu, bởi vì ta sẽ không phải bấm giữ nút chụp liên tục trong quá trình phoi sáng

4. Gương lật:

Nếu bạn không có remote release thì chế độ self timer trong máy là một mẹo để loại bỏ được rung động khi bấm nút chụp và không làm ảnh hưởng đến độ nét.

Tuy nhiên, thậm chí bản thân máy ảnh cũng tự làm cho ảnh bị soft bởi hoạt động của gương lật. Nhưng điều này có thể là vấn đề của máy này nhưng với máy khác lại không, một sô máy có gương lật hoạt động đằm hơn các máy khác.
Tuy nhiên để tận dụng mọi pixel ảnh của một chiếc máy có độ phân gỉải cao như Nikon D800 thì ta phải xài đến chế độ khoá gương lật (mirror-lock up mode)
Khi chế độ này được chọn thì khi ta bấm chụp lần đầu (trên máy hoặc trên remote release) thì máy sẽ nâng gương lên, đợi cho đến khi rung động hết rồi, ta bấm chụp lần 2 thì lần này màn trập sẽ hoạt động và tiếp nhận thông tin.

5. Vật thể di chuyển:

Cho dù máy có "vững như núi" nhưng chủ thể di chuyển thì tấm ảnh vẫn sẽ bị mờ. Nếu bạn đang chụp một chủ thể đang di chuyển và bạn muốn có 1 tấm ảnh nét thì tốc độ của bạn phải đủ nhanh để "đóng băng khoảnh khắc"
Nhưng câu hỏi đặt ra là. Bao nhiêu là đủ nhanh ?
Tốc độ 1/60s hoặc 1/125 thường đã đủ để bắt 1 người đang đi bộ, nhưng để bắt một vật nhanh hơn thì bạn cần đẩy tốc độ lên.
Nếu bạn đang chụp ảnh thể thao như bóng đá, hay hockey thì tốc độ tầm 1/500s là đủ để bắt được cơ thể của cầu thủ, nhưng những phần nhanh nhất như chân hay gậy hockey sẽ bị mờ, thậm chi phải tăng tốc lên nữa.
Chụp với tốc độ nhanh đồng nghĩa với việc phải dùng ISO cao, hoặc phải mở khẩu độ để lượng ánh sáng vào máy nhiều.
Mặc dù tốt nhất là nên tránh sử dụng ISO cao khi chụp phong cảnh hay tĩnh vật nhưng có lẽ trong chụp thể thao là điều cần thiết. Dù việc sử dụng ISO cao sẽ khiến ảnh bị noise nhưng thà bị noise chút đỉnh còn hơn là một tấm ảnh mờ tịt.

6. AF lấy nét sai vật thể:

Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, chụp ảnh đã trở nên dễ dàng hơn, máy có thể tự động chọn giúp ta điểm lấy nét, đo sáng, cân bằng trắng v.v… mọi yếu tố để có một tấm ảnh đẹp.
Tuy nhiên, máy móc vẫn có những hạn chế và vẫn có thể mắc lỗi. Nếu bạn để máy tự chọn điểm lấy nét, nó có thể chọn sai điểm.
Nhiều máy ảnh được lập trình để lấy nét điểm gần nhất ở giữa khung hình. Nhưng có một vấn đề là, nếu như chủ thể không nằm giữa, mà lại nằm ngoài rìa khung hình, hoặc chủ thể không nằm gần lens nhất, thì máy sẽ lấy nét sai điểm.
Điều này lại đặc biệt đúng khi ta chụp cận cảnh 1 vật thể, vì máy thường ưu tiên lấy nết ở khoảng cách trung bình, nên trong trường hợp này background sẽ được lấy nét thay vì chủ thể.
Giải pháp cho vấn đề này chính là tự kiểm soát điểm lấy nét, bằng cách chon chế độ Single point AF (lấy nét điểm) hay Select AF.
Để lấy nét, đưa điểm đã chọn vào vị trí cần lấy nét, sau khi lấy đúng nét vật thể thì hãy canh lại bố cục và chụp.
Kỹ thuật lấy nét - tái bố cục là một kỹ thuật rất hữu dụng và thường được dùng mọi lúc.

7. Khi chế độ lấy nét liên tục không được chọn:

Ở chế độ single AF (lấy nét một lần) thì sau khi bấm nút chụp nửa đường điểm lấy nét sẽ không thay đổi cho đến khi ta thả tay ra là bấm lại. Như vậy nếu bạn muốn lấy nét một điểm nào đó khác thì bạn phải nhấc tay ra và bấm lại.
Khi dùng chế dộ này để chụp một vật thể dang chuyển động thì ban đầu lens sẽ lấy nét đúng chủ thể nhưng sau đó chủ thể sẽ di chuyển ra khỏi điểm lấy nét. Như vậy khi chụp liên tục thì chỉ có tấm ảnh đầu tiên nét, những tấm sau sẽ bị out.
Và như tên gọi, chế độ continuous AF (lấy nét liên tục) sẽ liên tục lấy nét khi nút chụp được nhấn xuống, Điều này có nghĩa là máy sẽ liên tục lấy nét ở điểm được chọn.

8. Khi chế độ lấy nét liên tục được chọn:

Chế độ này đặc biệt hữu ích khi ta chụp vật thể đang chuyển động và vật thể nằm trong điểm lấy nét được chọn. Chế độ này:" cũng có thể dùng để chụp vật thể tĩnh".
Tuy nhiên có một lỗi mà mọi người hay mắc đó là thói quen sử dụng kỹ thuật lấy nét - tái bố cục. khi ta lấy nét và tái bố cục lại thì điểm lấy nét sẽ thay đồi theo và tấm ảnh bị out.
Vì vậy nên lưu ý khi sử dụng các chế độ này.

9. Độ sâu trường ảnh quá nông:

Khi chụp ảnh phong cảnh, ta thường dùng khẩu độ nhỏ để có độ sâu trường ảnh lớn, tấm ảnh sẽ đủ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh, nhưng đòi hỏi tốc độ chụp chậm và thường phải sử dụng tripod.
Nhưng khi ta chụp cách thể loại như chân dung hay đời thường, vật thể di chuyển, để có thể đóng băng được khoảnh khắc, ta cần độ mở lớn để bù cho tốc độ, và khi độ mở lớn thì độ sâu trường ảnh có thể không đủ lớn để bao trùm một nhóm chủ thể hoặc các chi tiết của 1 vật thể. Như vậy ta cần phải tăng ISO hoặc cân bằng giữa tốc và khẩu để có đủ DOF.

10. Khẩu độ quá nhỏ:

Tuy việc để khẩu độ nhỏ sẽ làm tăng độ sâu trường ảnh (DOF) nhưng nó sẽ làm tăng hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng đi qua các lá khẩu, làm cho ánh sáng không tập trung vào cảm biến và ánh sáng càng không tập trung vào cảm biến thì ảnh sẽ càng bị soft.
Như vậy giữa DOF và độ nét có sự bù trừ, vì thế ta không nên sử dụng khẩu độ nhỏ nhất của lens mà nên tăng lên 1 - 2 stop.
Để xác định khoảng tối ưu của lens, hãy đặt máy lên một tripod và chụp một vật thể có nhiều chi tiết với mọi khẩu độ mà lens có, sau đó lên máy tính và soi từng ảnh một để xem khoảng nét tối ưu của lens nằm trong khoảng nào và nên hạn chế những vùng nét kém nhất.
Điều này cũng tương tự đối với khẩu độ lớn nhất.
Như vậy, từ khẩu độ lớn nhất khi ta khép dần đến khẩu độ nhỏ nhất, độ nét sẽ tăng dần, sau đó đến một khẩu độ nào đó, tuỳ thuộc vào cấu trúc của lens, độ nét sẽ giảm dần.

Theo Vua nhiếp ảnh 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755