Các loại filter và cách sử dụng trong nhiếp ảnh Kiến thức chung

Filter là một phụ kiện không thể thiếu trong nhiếp ảnh. Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển nhưng trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thể cho bức ảnh hoàn hảo nếu không có sự trợ giúp của các filter.

Cùng với sự trợ giúp của công nghệ, phần mềm, vùng dynamic range ngày càng rộng trên máy ảnh số thì filter không còn quá quan trọng, ít nhất là khi bạn chụp RAW có thể thu thập được toàn bộ thông tin ảnh cần thiết.

Tuy nhiên khi phơi sáng dài, giả dụ như bạn muốn làm mịn mặt nước biển, dòng sông thì tốt hơn hết bạn hãy trang bị một filter cho mình. Điều này không chỉ giúp bạn điều chỉnh máy móc dễ hơn mà kết quả có thể hoàn hảo như ý muốn.

Khi chụp ảnh, camera của bạn giống như đôi mắt của bạn vậy. Khi trời quá sáng, bạn sẽ cần một kính râm để bảo vệ mắt, tương tự như vậy rõ ràng khi bạn chụp ảnh bạn cũng cần một filter hỗ trợ để bảo vệ đôi mắt của mình. Khi chụp phong cảnh vào ban ngày, do dải dynamic range có hạn, sẽ thật khó để máy có thể thu được thông tin của 2 vùng đất và trời có độ chênh lệch ánh sáng quá lớn. Một filter là công cụ tuyệt vời để bạn dễ dàng chụp ảnh mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của Photoshop.

Có những loại filter nào?

Có 9 loại filter là: UV, Phân cực, ND, GND, Reverse Graduated, màu sắc, Close up và các loại filter tạo hiệu ứng. Mỗi loại filter lại có một công dụng riêng biệt khác nhau và cách sử dụng phù hợp. Có loại được làm từ kính cao cấp, polycarbonate hay polyester.

UV hay Haze Filter được sử dụng để bảo vệ thấu kính trước của bạn khỏi bụi bẩn, xước hay ẩm ướt. chúng đều được làm từ những kính trong, rất nhiều nhiếp ảnh gia luôn sử dụng cho ống kính của mình.

Kính lọc phân cực có tác dụng tăng độ tương phản hay màu sắc đồng thời giúp tránh sự phản xạ ánh sáng. Khi sử dụng các kính lọc phân cực, trời sẽ xanh hơn tùy mức độ khi bạn quay filter để tạo hiệu ứng. Thông thường các kính lọc phân cực sẽ giảm 2 bước ánh sáng.

Filter ND giúp giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến giúp bạn phơi sáng dài hơn thường lệ. Điều này cực hữu ích khi bạn muốn làm mịn thác nước, mặt nước biển hay chụp mây chuyển động trên bầu trời.

Gần giống với Filter ND, filter GND chia ra làm 2 phần, một phần tối hơn và một phần sáng hơn để bạn chụp những cảnh có độ sáng chênh lệch lớn như bầu trời và mặt đất mà vẫn thu được đầy đủ chi tiết chỉ với một bức ảnh.

Tiếp là filter Reveser GND. Đây là loại kính lọc tương tự như GND nhưng ở phần viền bên dưới gần như một phần kính trong, phần giữa tối hơn một chút và phần bên trên thì tối hẳn. Đây là loại kính lọc thường được sử dụng khi bạn chụp bầu trời với cường độ sáng cao. Bạn có thể bắt gặp ở biển lúc hoàng hôn hay bình minh rất hay được sử dụng.

Kính lọc close up có tác dụng cho phép bạn lấy nét gần hơn ioongs các ống kính macro. Tuy nhiên chắc chắn chất lượng sẽ không thể bằng được rồi.

Các kính lọc tạo hiệu ứng như cho bokeh hình sao, trái tim, vệt sáng có thể sử dụng giúp bức ảnh thú vị hơn.

Sử dụng chúng như thế nào?

Bạn có thể sử dụng các filter độc lập nhưng cũng có thể ghép nhiều filter lại cùng lúc. Có một phụ kiện giúp bạn kết hợp các filter lại cùng nhau. Khi cần bạn có thể ghép 3 filter ND, GND và filter khác nếu cần.

Khi lần đầu mua filter, chắc hẳn bạn sẽ muốn mua một filter có chất lượng kém, điều này cực kỳ lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn. Các filter có chất lượng kém sẽ khiến cho chất lượng ảnh của bạn giảm đi đáng kể. Vì vậy hãy đầu tư một cách hợp lý.

Các filter bạn sử dụng sẽ tùy thuộc khi đó bạn cần giảm bao nhiêu bước sáng, hay cần làm tối vùng nào, sáng vùng nào. Để chắc chắn nhất bạn nên chuyển qua chụp ảnh dưới dạng RAW và thử chụp vài tấm khi không có filter và xem biểu đồ histogram để lựa chọn cho phù hợp. Rất nhiều người luôn sử dụng luôn filter của mình, điều này không hề sai nhưng nó khiến bạn tốn thời gian hơn nhiều.

Khi chụp thác nước, hãy luôn mang theo filter GND, bởi chỉ cần phơi sáng dài thêm hơn 1 giây thôi, bạn có thể thấy bức ảnh cho ra đã hoàn toàn khác biệt.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755