Bước đầu tìm hiểu ISO trong nhiếp ảnh Kiến thức chung



 

Ảnh minh họa bên trái được chụp ở ISO 100 và ảnh bên phải ở ISO 3200(Ảnh: Digital Photography School)

 

Quay lại với nhiếp ảnh truyền thống (máy phim), ISO (ASA) là dấu hiệu cho thấy độ nhạy sáng của phim với ánh sáng như thế nào. Nó được đo bằng các con số thường nhìn thấy trên phim (100, 200, 400, 800,…). Con số nhỏ hơn cho biết độ nhạy sáng thấp hơn và cho hình ảnh ít bị nhiễu hạt hơn khi chụp. Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số cũng vậy, thay bằng phim, ISO cho biết độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh trên máy.

Khái niệm ISO trong nhiếp ảnh:

Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh (Censor). Các nguyên tắc vẫn áp dụng giống như trong máy chụp phim, số càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn.

Thiết lập ISO cao hơn thường được sử dụng khi chụp trong các tình huống tối hơn để có tốc độ chụp cao hơn (chẵn hạn như khi muốn chụp một hành động thể thao trong nhà, có ánh sáng yếu). Tuy nhiên cái giá phải trả trong trường hợp này là ảnh sẽ bị nhiểu hạt (Noise).

iso-trong-nhiep-anh-1

 

ISO 100 thường là lựa chọn mặc định để cho ra những tấm ảnh sắc nét và ít nhiễu hạt.

Hầu hết mọi người đều có xu hướng để máy ảnh số trong chế độ tự động (Auto Mode), khi đó máy ảnh sẽ lựa chọn ISO thích hợp tùy thuộc vào điều kiện của môi trường chụp (máy ảnh sẽ cố gắng giữ ISO càng thấp càng tốt). Nhưng hầu hết các máy ảnh đều cho phép bạn lựa chọn ISO theo ý riêng của mình.

Khi thay đổi ISO, bạn sẽ nhận thấy nó tác động đến khẩu độ (aperture ) và tốc độ (Shutter Speed) cần thiết để có được một tấm ảnh phơi sáng tốt. Thí dụ khi thiết lập ISO từ 100 lên 400, bạn sẽ nhận thấy có thể chụp ở tốc độ cao hơn và (hoặc) khẩu độ nhỏ hơn.

Bốn vấn đề bạn cần cân nhắc khi lựa chọn ISO

  1. Ánh sáng: Chủ thể cũng được chiếu sáng?
  2. Nhiễu hạt: Bạn muốn một tấm ảnh bị nhiễu hạt nhiều hay ít?
  3. Chân máy: Bạn có sử dụng chân đỡ (Tripod)?
  4. Chuyển động: Chủ thể cần chụp đang chuyển động hay đứng yên?

Nếu có nhiều ánh sáng, muốn nhiễu hạt ít, đang dùng chân đỡ và chủ thể đang đứng yên nói chung tốt nhất là sử dụng ISO thấp.

Tuy nhiên nếu trời tối, muốn có nhiễu hạt, không có chân đỡ và (hoặc) chủ thể đang di chuyển thì cần xem xét để tăng ISO lên cao vì nó sẽ cho phép bạn chụp với tốc độc cao hơn mà vẫn có được tấm ảnh phơi sáng tốt.

Tất nhiên là ISO càng cao thì ảnh càng bị nhiễu hạt nhiều.

Một vài tình huống bạn cần nâng ISO lên cao

  • Các sự kiện thể thao trong nhà, nơi chủ thể cần chụp luôn di chuyển nhanh và ánh sáng rất hạn chế.
  • Các buổi hòa nhạc, cũng là nơi có ánh sáng thấp và không được sử dụng đèn Flash.
  • Phòng trưng bày nghệ thuật, tranh ảnh,… là những nơi thường không đủ ánh sáng và cũng không cho sử dụng đèn Flash.
  • Buổi tiệc, sinh nhật,… thổi nến trong một căn phòng tối sẽ cho một tấm ảnh đẹp nhưng nó sẽ bị hủy hại nếu sử dụng đèn Flash. Tăng ISO sẽ giúp bạn chụp được cảnh này mà không cần Flash.

KẾT LUẬN

ISO là một yếu tố rất quan trọng cần hiểu rõ trong nhiếp ảnh kỹ thuật số nếu bạn muốn giành quyền kiểm soát máy ảnh số của mình. Hãy thử với các thiết lập ISO khác nhau để có được những tấm ảnh như ý.

Nguồn : blog nhiếp ảnh

Xem thêm:
3 tác dụng ít biết của việc đặt ISO cao
Những thói quen cần bỏ khi chụp ảnh
8 kỹ thuật chụp ảnh nên biết
10 lỗi chụp chân dung nên tránh

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755