Bí quyết xử lý xung đột ở trẻ em Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Ở độ tuổi nào thì cũng xảy ra xung đột không ngoại trừ trẻ em, nếu con bạn rơi vào trường hơpj này một cách bất ngờ thì liệu bạn đã xử lý đúng. Phụ huiynh hãy cùng You Can Now tìm hiểu nhé!

1, Xung đột là gì?

Định nghĩa: “Xung đột là một quá trình tương tác biểu hiện ở sự không tương thích, bất đồng hoặc bất hòa trong hoặc giữa các thực thể xã hội.” - Theo M. Afzalur, giáo sư tại Đại học Western Kentucky

2, Tại so lại xảy ra xung đột ở trẻ?

Cũng như người lớn, trẻ có những xung đột với người khác từ nhiều lý do:

- Mâu thuẫn lợi ích các nhân

- Sự bất hòa và đối lập về tư tưởng, tình cảm, ý chí, động cơ.

- Trái ngược về tính cách.

- Khác biệt về mục đích, giá trị, thái độ.

- Khi niềm tin không tồn tại và khác nhau trong suy nghĩ về viễn cảnh.

- Có thể mâu thuẫn khi ganh đua một chức vụ hay quyền lợi.

- Giao tiếp không hiệu quả...

3, Phụ huynh cần làm gì khi trẻ xảy ra xung đột 

Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề

Sau khi xác định được cảm xúc của trẻ, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đó. Bởi vì sau khi hiểu rõ vấn đề, bạn mới có thể tìm hướng giải quyết phù hợp.

Dạy trẻ kiềm chế cảm xúc

Trẻ em cũng có những cảm xúc giống như người lớn nhưng chúng không biết cách diễn đạt, không biết giải tỏa thế nào. Vậy nên, phụ huynh cần giúp trẻ xác định cảm xúc của mình trước khi giải quyết mâu thuẫn. 

Làm gương cho trẻ

Trẻ em thường bắt chước hành động của mọi người xung quanh, đặc biệt là các bậc phụ huynh vì họ là những người gần gũi với chúng nhất. Vì vậy, phụ huynh cần cẩn trọng các hành động của mình trước mặt con cái, dạy trẻ cách đối mặt với mọi thứ bằng sự cảm thông và cố gắng trở thành tấm gương tốt để con cái noi theo.

Cùng trẻ nhìn nhận vấn đề

Người lớn có thể nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan. Nhưng với trẻ em, chúng không như vậy. Đối với chúng, việc đánh nhau chỉ đơn giản là để xả cơn giận và thể hiện bản thân. Vì vậy, bạn cần ở bên hỗ trợ, dạy con cách suy nghĩ kỹ trước khi làm và hành xử đúng đắn thay vì giải quyết mọi việc bằng nắm đấm.

Thường xuyên trò chuyện với trẻ

Một trong những cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả nhất, đó là giao tiếp. Phụ huynh cần tận dụng tối đa thời gian rảnh để trò chuyện cùng trẻ, lắng nghe chúng. Việc này giúp trẻ dễ dàng bộc lộ cảm xúc, cởi mở hơn với phụ huynh và cải thiện kỹ năng giao tiếp.

 Không có gì tốt hơn một lời xin lỗi

Thay vì bắt trẻ xin lỗi người khác ngay lập tức, phụ huynh nên đưa con đến một nơi yên tĩnh, sau đó giải thích cho chúng hiểu vì sao hành động đó lại sai, đặt những câu hỏi liên quan đến cảm xúc của đối phương để trẻ phát triển sự đồng cảm. Khi trẻ đã hiểu ra vấn đề, chúng sẽ sẵn sàng nhận lỗi và xin lỗi đối phương.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755