Bí quyết giảm run khi thuyết trình trước đám đông Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Mọi người đều trở nên hồi hộp trước khi thuyết trình. Khi phải đối mặt với nguy hiểm hay thử thách, cơ thể của mỗi người phản xạ bằng phản ứng sinh lý "chống lại hay bỏ chạy". Phản xạ sinh lý này giúp tăng tạo năng lượng để đối phó với tình huống nguy hiểm. Nó cũng làm người thuyết trình dễ bị khô miệng, ra mồ hôi tay, tăng nhịp tim và bồn chồn. Phản xạ này cũng hướng người thuyết trình đi đến hành động chống lại hoặc bỏ chạy.
Trên thực tế, ai cũng có một cảm giác lo sợ trước khi thuyết trình do không thể loại bỏ được phản xạ sinh lý tự nhiên. Tuy nhiên, có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của nó nhờ các kỹ thuật sau
Tập hít thở sâu trước khi nói. Khi mới bắt đầu, hãy nói một cách chậm rãi và giữ giọng đừng lớn quá, từ từ rồi hãy tăng âm lượng.
Uống nước sẽ giúp giữ bình tĩnh tốt hơn. Trước khi phát biểu nhớ nhấp vài ngụm nước lọc để cổ họng không bị khô gây ra giọng rè.
Nếu là thuyết trình mất nhiều thời gian, nhớ ăn uống đầy đủ. Cái bụng đói sẽ làm bạn càng run rẩy hơn đấy.
Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng
Có rất nhiều người, khi đứng trước đám đông ( thậm chí bạn bè và người thân) thường có cảm giác lo lắng và run sợ. Vì vậy, bạn nên đầu tư thời gian và công sức cho bài trình bày của mình, đây là cách giúp bạn giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông.
Đảm bảo là trong cổ họng không có cái gì bất thường trước khi bạn phát biểu ( Đờm chẳng hạn… ). Nếu không, sẽ rất phản cảm nếu như đang nói mà bạn lại tằng hắng trước mọi người.
Mỉm cười khi bắt đầu. Nụ cười sẽ là sức mạnh giúp bạn tự tin hơn.
Khi bắt đầu phát biểu, hãy nói vào câu mào đầu để lấy bình tĩnh, ví dụ như “Chào các bạn, tôi là…”,“Chào các bạn, tôi nhận được câu hỏi…tôi thấy đây là một câu hỏi rất thú vị…”
Tập nói lớn để chắc chắn rằng người ở cách xa bạn nhất cũng nghe được bạn nói. Nghe được giọng mình dõng dạc cũng sẽ làm bạn bớt run hơn nhiều. Bạn có thể tập điều chỉnh âm lượng từ từ, hàng ngày.
Biết rõ điều mình muốn nói, ghi nó ra giấy cũng là cách chuẩn bị giúp bạn tự tin hơn. Khi bạn đang mông lung chưa biết phải nói gì với chủ đề được chọn, thì đơn giản nhất là cầm bút lên thử suy nghĩ và viết nó ra giấy.
Tập trung vào khán giả
Nếu cứ mãi nghĩ về việc mình đang bị run, mình đang nói tốt hay không hay kỹ năng nói trước đám đông của mình đang ổn không thì bạn sẽ chỉ…. càng run. Đừng tập trung vào bản thân nữa mà hãy tập trung vào nội dung bài nói của bạn, truyền tải sao cho hấp dẫn và nhập tâm nhất. Còn một bí kíp nữa là về cách giao tiếp bằng ánh mắt. Đừng chằm chằm nhìn vào mắt của các khán giả suốt buổi vì như vậy rất ngại ngùng cho cả hai bên. Nếu bạn đang bị run, hãy nhìn vào trán của họ thay thế.
Nếu thấy không ổn hãy tạm dừng lại để trấn tĩnh rồi mới tiếp tục
Đối với các tình huống còn tồi tệ hơn, bạn thậm chí còn có thể bị run đến mức bị nói lắp, đầu óc trống rỗng hay chóng mặt. Lúc này, chúng ta cần thận trọng hơn. Bạn có thể cho mình dừng lại vài giây, hít thở thật sâu hay uống chút nước nếu có thể. Đừng cố gắng quá vì có thể bạn sẽ chỉ càng làm tình hình tệ thêm.
Kiên trì và tập luyện mỗi ngày
Sau khi đã có được một nội dung hấp dẫn nhất, hãy bắt tay ngay vào việc tập luyện và thực hành bài phát biểu tại nhà. Trước hết, không gian tập luyện có thể chính là phòng ngủ của bạn, trong WC hoặc bất cứ đâu bạn thấy thoải mái. Hãy đứng trước gương với một bài phát biểu đơn giản, quan sát điệu bộ và cử chỉ của bản thân, nhớ quay lại clip theo dõi để tự điều chỉnh phù hợp cho những lần tiếp theo.
Tham gia một khóa học ngắn hạn
Tại sao những MC truyền hình thường rất tự tin khi đứng trước hàng ngàn khán giả mà không chút ngại ngùng hay lo lắng? Tại sao nhiều nhân viên bán hàng lại có thể thuyết phục những khách hàng xa lạ với thái độ vô cùng điềm tĩnh đến như vậy? Là bởi họ được trải qua quá trình học tập chuyên nghiệp và luôn tự thực hành mỗi ngày với chính công việc của họ.