Bí quyết xử lý xung đột trong công ty Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Môi trường công sở là một không gian tập thể mà ở đó mỗi người đều có năng lực, phẩm chất, ý tưởng, động lực, động cơ …khác nhau. Do đó, việc xảy ra những mâu thuẫn, xung đột nơi công sở là không thể tránh khỏi ở bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào.

1, Xung đột là gì?

Định nghĩa: “Xung đột là một quá trình tương tác biểu hiện ở sự không tương thích, bất đồng hoặc bất hòa trong hoặc giữa các thực thể xã hội.” - Theo M. Afzalur, giáo sư tại Đại học Western Kentucky

2, Xung đột xảy ra khi nào?

Trong suốt cuộc đời của mình, tất cả chúng ta đều trở nên có kinh nghiệm đối phó với xung đột (ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải tránh nó bằng mọi giá). Tất cả con người đều trải qua xung đột như một phần lớn trong sự tồn tại của con người chúng ta.

Xung đột liên quan đến con người: nó là trạng thái tương tác của con người giữa hai hoặc nhiều bên (hoặc thậm chí hai hoặc nhiều phần của chúng ta).

Xung đột là một trạng thái tương tác giữa con người với nhau mà ở đó có sự bất hòa.

Nó xuất hiện khi các bên cạnh tranh về các mục tiêu, giá trị hoặc lợi ích được nhận thức hoặc thực tế.

Nó xảy ra khi các bên đối đầu với nhau bằng các hành động chống đối và hành động chống lại nhau.

3. Những phương pháp hiệu quả You Can Now mách cho "Nhà quản lý"

 

3.1.  Phương pháp thỏa hiệp

Thỏa hiệp là một trong những nghệ thuật đàm phán giúp giải quyết mâu thuẫn theo hướng cực kỳ tích cực. Hãy cho nhân viên của bạn thấy rằng “Một điều nhịn chín điều lành”, khuyên mỗi người hãy nghĩ tới những lợi ích, mục tiêu công việc chung của đôi bên và tổ chức để nhường nhịn nhau và không làm ảnh hưởng lớn đến công ty.

Phương pháp thỏa hiệp nên áp dụng giải quyết các trường hợp xung đột tương đối quan trọng, khi mà vấn đề trở nên căng thẳng mà đôi bên vẫn khăng khăng quan điểm riêng của mình.

3.2. Phương pháp cạnh tranh

Nhà quản lý cần giải quyết dứt điểm mâu thuẫn xung đột giữa các nhân viên và không để tình trạng kéo dài. Và để mối quan hệ giữa mọi người trong công ty có thể hàn gắn sau xung đột mâu thuẫn, hãy học cách giải quyết tình huống và gạt bỏ những hận thù không đáng có gây ảnh hưởng đến tâm lý bản thân và hiệu quả công việc chung.

Phương pháp cạnh tranh có thể ứng dụng khi bạn chắc chắn rằng mình là người đúng trong cuộc tranh luận và muốn tiết kiệm thời gian chờ đợi sự thống nhất ý kiến của lãnh đạo để giải quyết ổn thỏa tình huống khẩn cấp.

3.3. Phương pháp hòa giải

Một phương pháp hữu hiệu nữa mà nhà quản lý sử dụng "Phương pháp hòa giải" là quyết định phù hợp nếu như nhà quản lý thực sự quan tâm tới tinh thần hữu nghĩ, hòa hợp của từng cá nhân có liên quan đến mâu thuẫn đó. Nhà quản lý phải chấp nhận việc hy sinh những lợi ích cá nhân để nhượng bộ và đồng ý với các điều kiện mà đối phương đưa ra. 

Phương pháp hòa giải được áp dụng khi điều nhà quản lý ưu tiên hàng đầu là giữ gìn mối quan hệ và đề cao sự tôn trọng lẫn nhau.

3.4. Phương pháp né tránh

Đối với những mâu thuẫn xung đội không quá quan trọng và ảnh hưởng đến lợi ích chung của đội nhóm, tổ chức thì nhà quản lý có thể lựa chọn phương pháp né tránh, giao cho bên thứ ba giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nhà quản lý cần phải lưu ý rằng bên thứ ba phải là người không hề liên quan đến những vấn đề gây tranh cãi và tạo ra mâu thuẫn giữa các thành viên.

Nhà quản lý cũng phải đảm bảo chắc chắn rằng bên thứ ba được chọn để giải quyết mâu thuẫn nên là người có suy nghĩ thấu đáo, quan sát nhạy bén cùng khả năng truyền đạt tốt để điều hướng cuộc xung đột đi đến kết quả tốt đẹp.

3.5. Phương pháp hợp tác

Phương pháp giải quyết mâu thuẫn theo hướng hợp tác là cách cực kỳ hữu hiệu nếu như mâu thuẫn đã tồn tại lâu trong đội nhóm và cần phải tạo cơ hội để hàn gắn lại mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên tốt đẹp hơn, tạo cơ sở hợp tác hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc hằng ngày của đội nhóm.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755