Ảnh phố - những tấm hình cơ bản Chụp ngoại cảnh

Lý thuyết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm cá nhân

Bài viết này dành cho những người đang theo “ảnh”, không test máy và test film. Bài viết này được viết lên dựa theo kinh nghiệm cá nhân sau những bài học bổ ích từ bạn bè, sách báo, giới truyền thông v.v… 

Xin được tặng bài viết này dành cho những người đang theo “ảnh”, không test máy và test film. Xin tặng những ai đang ôm trong tay một chiếc máy mà không quan tâm đến thiết bị đó là gì, dành cho người nghèo hay giầu, già trẻ, lớn bé, chuyên nghiệp hay amateur.


Phần 1 - Lời tự thoại


Hiện nay trên tòan thế giới có rất nhiều tư liệu, nhà trường, môi trường của nhiếp ảnh. Hàng trăm nghìn cuốn sách về nhiếp ảnh với hàng trăm ngôn ngữ khác nhau được in ra chỉ để phục vụ 1 từ mà cả thế giời biết đến. Đó là photography - vẽ bằng ánh sáng .

Xin được quote lại 1 đọan trong bài viết của bác Trauvang trong topic RangeFinder – Đời thường qua 
miếng kính : Ngày nay mỗi chúng ta đều có bút nhưng đâu phải vì thế mà văn học phát triển đúng không.


Có khá nhiều người sau khi ôm chiếc máy ảnh luôn mơ về một tương lai đẹp với những tấm ảnh để đời hay được mọi người xung quanh, trong nước và cả đến thế giới biết đến qua những tấm ảnh đẹp. Khá nhiều người bước đến với nhiếp ảnh khá nhanh và dễ dàng, nhưng cũng có người sau bao nhiêu năm trời mới bắt đầu đam mê và khó khăn lắm mới theo được môn nghệ thuật này. Sở thích chỉ là sự khởi đầu. Còn muốn được thành công hay không, trước tiên tự mình phải chiến thắng bản thân, sau đó được dư luận công chúng công nhận thì chặng đường đó không chỉ có niềm đam mê là đủ đưa mình tới đỉnh cao. Cần phải có thêm kiến thức, kinh nghiệm, sự nhận biết kịp thời, phản xạ, may mắn và rất nhiều yếu tố khác trong cuộc sống mà muốn biết được hết thì chỉ có thời gian mới có thể giúp ta mà thôi.

- chưa có gì từ trước đến nay đối với mình là muộn, chỉ có mình tự buông xuôi mà thôi ...

Khá nhiều người hay nói rằng „mình chơi cho vui thôi ấy mà“ vậy mà thời gian trôi qua khá nhanh để bao nhiêu thời gian, tâm huyết và cả kinh phí tài chính lôi cuốn theo cái niềm đam mê này. Đã mất công rồi, sao mình không chơi cho đến nơi đến chốn, sao không chơi cho đáng cái thời gian, niềm đam mê, nhận thức về nhiếp ảnh của mình?

Tấm ảnh sẽ „vô tình“ thể hiện hết cái tôi của người chụp trong tấm ảnh dù có muốn hay không. Nhưng vẫn có người chưa hiểu đuợc điều đó nên họ rất thờ ơ, nhạt nhẽo, kém nghiêm túc và ẩu với những gì họ đã, đang và sẽ làm.


Phần 2 - Ảnh đời thường - những tấm hình cơ bản


Đơn giản mà đẹp, chỉ tiêu đó là cái khó cho những người mới bước chân vào ảnh đời thường nói riêng và nhiếp ảnh nói chung. Điều cần thiết trong nhiếp ảnh đó là sự quan sát, cách nhìn nhận và cách thể hiện.

Ta lấy ví dụ: ảnh của KHOT.




1) Quan sát bao quanh ta thấy trong hình có một người đàn ông mặc áo trắng ngồi ngay dưới ánh đèn đêm, và 2 người đàn ông còn lại đang ngồi ngay bên cạnh. Chiếc bàn có vài chai lọ thủy tinh không cần để ý đến vì sáng không đủ chiếu vào nơi đó. Background khá rối với chiếc quạt sau lưng ông già, trên tường treo đủ mọi thư như túi, mũ v.v…

2) Cách nhìn nhận (cảm nhận) - đây là vấn đề cá nhân của từng người, mỗi người có 1 kết luận khác nhau về bối cảnh xung quanh.

Theo cá nhân Kulaty cho rằng tấm ảnh này là bình thường (đời thường), đơn giản, có tí chút liên quan đến thể lọai lưu niệm. Lý do tại sao là ảnh lưu niệm vì người chụp đã lộ diện trước chủ thể. Những người trong hình họ tỏ ra trên khuôn mặt vẻ bình thản, vui vẻ để cố gắng tạo cho tấm hình bầu không khí hiền hòa. Nhưng nếu thay vào ông cụ áo trắng kia bằng một người khác, thì ảnh sẽ không còn đẹp nữa. Tấm ảnh sẽ mất đi cái “lý do” để ảnh đẹp. 

Về kỹ thuật chụp thì bác KHOT không thể chọn góc nào chụp đẹp hơn được nữa. Trong bối cảnh rồi bời như vậy mà tấm hình lên vẫn “ngăn nắp” từ bậc thang dẫn đến ông cụ, người ngồi cũng không bị chèn ép lên nhau lộn xộn như những tấm khác Kulaty hay xem trên box film của một số người khác.

Tóm lại là ảnh này khá đơn giản mà đẹp! Nó mang lại cho người xem cảm giác thân thiện, ấm cúng, có một chút xa xưa.

-----------------------------------

Ta lấy ví dụ: ảnh của XichLo






Chắc ai chơi ảnh trên Vnphoto cũng biết Xichlo, người chụp ảnh Medium rất tốt và đẹp mê hồn người. Nhưng không vì cái danh tiếng đó mà Kulaty chọn tấm hình của bác ý mà vì ảnh đó đẹp và đơn giản thôi. 

1) Quan sát trong tấm hình ta thấy có rất nhiều thứ vuông thành sắc cạnh. Cái này đã giúp cho người cầm máy đỡ đi phần nào trong việc chọn lựa góc chụp vì bối cảnh ở đây không bị rối như tấm ảnh trên. Một tấm hình đẹp được treo trên tường hút con mắt người xem khá mạnh. Chiếc bậc thang bên phải cũng đẩy con mắt người xem vào giữa. Một người đàn bà ngồi nghiêng từ bên trái hướng cũng vào giữa tạo cho người xem không thể đưa mắt nhìn đi được đâu ngòai vào khỏang giữa của tấm ảnh. Tấm này thì không cần „come closer“ vì điểm mạnh của ảnh là chơi đường nét bố cục. Chủ đề chính trong đây là bức tranh treo trên tường chứ không phải là người đàn bà đang ngồi trên ghế. Nói vậy nhưng không có người đàn bà đó tấm ảnh sẽ khác hòan tòan so với những gì chúng ta đang nhìn thấy.

2) Nhận xét cá nhân thì Kulaty thấy khá đơn giản khi chụp tấm này, nhưng cũng may mắn với bác XichLo vì chẳng ai trong chúng ta gặp được cơ hội như thế này cả. Tuy chơi bố cục nhưng XichLo nổi tiếng với những bức ảnh „tình“ nên tấm này đánh vật từng người với bầu không khí buồn, lặng. Nhưng để chụp được thế này chúng ta phải trải qua những bài học về bố cục, tiếp sau đó là cách nhìn „thóang“, không bị gò bó và o ép.

-----------------------------------

Ta lấy ví dụ: ảnh của Flyingmagician





1) Tấm này ta thấy còn rối hơn rất nhiều lần so với tấm của KHOT. Nhìn thóang là biết trong quán ăn. bát đĩa, bàn ghế, người ngồi rất lung tung tạo cho background khác nhức mắt. Đằng trước thì có 2 bát to hụych chiếm gần hết bề ngang tấm hình. 

2) Góc chụp không nhắc đến, nếu được thì người chụp nên tiến sát vào thằng cu thêm 1 chút nữa thì tấm ảnh sẽ lọai đi vài chi tiết không cần thiết trong hình. Bác Fly chụp thằng cu rất hòan hảo. Bỏ mặc background và 2 cái bát to đang nhăm nhe úp vào mắt nhìn. Cậu bé cười rất tươi, chính vì vậy mà tấm ảnh được đánh giá cao hơn. Nhưng điều quan trọng mà Kulaty muốn nhắc đến là cách trình bày của bác Fly. Ánh sáng ở thằng cu này rất mạnh, nó tạo cho con mắt người xem một sự thu hút ngay lập tức khi nhìn vào và xua tan đi mọi thứ rối lọan xung quanh. 

Để phân tích thì mỗi người có một ý kiến riêng của mình nên có gì sai sót mong được mọi người góp ý!


Phần 3 - Chụp ảnh đời thường ra sao?


Từ đời thường đã nói lên tất cả ý nghĩa của trường phái này. Nó miêu cả cuộc sống bình thường, đơn giản, những gì xảy ra theo dòng thời gian trôi đi không trở lại, những khỏanh khắc bất chợt, những niềm vui nỗi buồn của từng cá nhân trong ảnh. Đời thường ghi lại cái bầu không khí của nơi mình chụp tại thời điểm đó, những thứ mà chúng ta không thể sắp đặt hay điểu khiển được mà sau này chỉ còn trong ký ức mỗi con người chúng ta.
Có thể nói ảnh đời thường theo một từ khác mang nặng tính tâm lý của người chụp và ngừoi xem, đó là Ảnh để đời.

Chụp đời thường quan trọng nhất đối với người cầm máy là sự quan hệ giữa người chụp với môi trường nơi họ đang sống. Người cầm máy phải thấu hiều được cuộc sống và con người nơi đó. Mong muốn của người cầm máy là được tan biến trong không gian, chính vì vậy lợi thế đầu tiên của người cầm máy là họat động trong môi trường mà họ đang sinh sống và làm việc. Nói vậy không có nghĩa là đã sinh sống ở đó, quen biết hết rồi là cứ đi chụp, giơ máy lên là bụp luôn được. Người cầm máy trong lúc đó phải mất một thời gian đầu để hòa tan mình vào không gian và bắt chặt thời điểm mà đối với họ đó là khỏanh khắc đáng ghi lại. 
Đôi khi chúng ta cũng không nên cố khi môi trường đó không tạo điều kiện hay cho phép chúng ta tác nghiệp hoặc mình tự nhận ra rằng ở nơi đó sẽ không ra ảnh được. 

Nhìn thì dễ nhưng thấy được và ghi lại cho người khác nhìn ra cái mình thấy thì không dễ chút nào. 

“Thấy” ở đây còn phụ thuộc vào bản chất và tính cách người cầm máy. Kulaty xin nêu ra 2 ví dụ dễ so sánh: một người hay biểu lộ tình cảm và một người thì “lạnh” về vấn đề này. Về trình độ, thao tác, quan sát họ đều ngang nhau nhưng “cách trình bày” của họ sẽ khác. Ảnh của họ sẽ biểu hiện hai màu ảnh với 2 hướng hòan tòan trái ngược nhau. 

Còn về phía người xem, muốn biết và hiểu ảnh của của người chụp có nhiều cách khác nhau, nhưng cách nhanh nhất là “có quan hệ với người đó” 

Chụp và thể hiện ảnh theo kiểu bố cục vẫn là an tòan và ngon lành nhất so với chụp khoảnh khắc hoặc theo kiểu feeling (feeling - đã phê thì chụp gì chẳng ra ảnh hihi). Khi tác nghiệp chúng ta nên quan sát kỹ địa điểm hoặc một điểm mình muốn ghi lại bằng hình ảnh. Quan sát ở đây là góc nhìn sao cho tấm hình không bị rối lọan bởi những thứ khác mà mình không muốn cho nó lên hình. 

Khỏanh khắc trong ảnh đời thường phải nói là rất trơn, bắt mãi tòan trượt. Nhưng không phải là nó sẽ không thò đầu ra lần nữa. Mọi yếu tố trong tấm ảnh bắt được khỏanh khắc thành công là may mắn. Tất nhiên là người chụp phải nắm bắt được tình hình trong bối cảnh tác nghiệp, chân tay nhuần nhuyễn những thao tác cơ bản của kỹ thuật. Đôi khi chúng ta còn có thể chọn đuợc cả khỏanh khắc để chụp, những lúc đó trong đời thường rất hiếm nhưng trong một sự kiện nào đó thì khỏanh khắc lại diễn ra liên tục

Đời thường theo kiểu feeling. Khi đã say đòn rồi thì khỏi bàn cãi nhiều cho mệt. Chính bản thân Kulaty cũng bị say đòn khá nhiều với trường phái này. Hoặc là ra cả bộ ngon, hoặc là chẳng có cái nào nhìn ra hồn cả. 


Kulaty


Xem thêm:
Nhiếp ảnh đường phố- lời khuyên và kỹ thuật chụp
Trăm điều bạn có thể học để bắt đầu chụp ảnh phố – Street Photography 1
Trăm điều bạn có thể học để bắt đầu chụp ảnh phố – Street Photography 2

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755