7 nguyên tắc giúp huấn luyện nhân viên hiệu quả Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Kỹ năng đào tạo và huấn luyện nhân viên là một trong những kỹ năng cần thiết của giảng viên nội bộ. Ngoài việc giúp họ có thêm những kiến thức mới, kỹ năng này của họ còn giúp cho nhân viên phát triển bản thân hơn và làm việc ngày càng hiệu quả hơn. Thông qua bài viết này, You Can Now sẽ mang đến cho bạn cái nhìn mới hơn về kỹ năng này với các cấp độ đào tạo nhân viên cũng như những bước đào tạo nhân viên hiệu quả.
#1 Đưa ra phản hồi một cách thường xuyên, chính xác.
Cố gắng dành thời gian đưa ra những phản hồi và đánh giá năng lực hiệu suất của nhân viên. Nhân viên chắc chắn muốn biết hiệu suất của họ được đánh giá như thế nào, những gì đang làm tốt và những gì cần cải thiện. Sử dụng các cuộc gặp mặt riêng lẻ, để có thể trao đổi một cách cởi mở và tôn trong nhau. Nên xem xét cài đặt lời nhắc trong điện thoại để cung cấp phản hồi nhất quán cho mỗi nhân viên.
#2 Đẩy nhân viên đến giới hạn của họ.
Mặc dù chúng ta không muốn gây áp lực nhân viên, nhưng ta cần phải đẩy họ ra khỏi vùng an toàn của mình. Những nhân tố chán nản, thờ ơ có nhiều khả năng buông lơi trách nhiệm của mình, chính vì thế họ cần phải được thử thách để phát triển. Xác định kinh nghiệm và kỹ năng của từng người để họ đảm nhận nhiệm vụ hoặc vai trò mới giúp bản thân phát triển. Hãy sẵn sàng giúp đỡ khi nhân viên có câu hỏi.
#3 Luôn sẵn lòng trợ giúp nhân viên.
Những người huấn luyện giỏi sẽ đưa nhân viên vào một kế hoạch và nói rằng “hãy thực hiện đi”. Họ tích cực khuyến khích và tìm kiếm các giải pháp để hỗ trợ nhân viên. Hãy cho nhân viên biết rằng họ có thể tìm đến bạn với câu hỏi hoặc mối quan tâm. Chúng ta hãy luôn sẵn lòng để giúp đỡ, và họ nên cảm thấy thoải mái khi xin lời khuyên hoặc gợi ý.
#4 Tuyệt đối, không làm việc thay nhân viên!
Khi nhận thấy công việc của nhân viên chậm hoặc đi sai hướng, chúng ta thường bị cám dỗ để “xắn tay áo” vào nhiệm vụ của họ và chỉ cần tự mình hoàn thành. Tự mình thực hiện có thể mang lại lợi ích ngắn hạn, nhưng nhân viên cần phải học qua thử và làm sai. Thay vì nhận nhiệm vụ khỏi tay nhân viên, chúng ta cần dạy họ cách xử lý tình huống bằng cách đưa ra hướng dẫn.
#5 Coi thất bại là việc thường xuyên.
Dĩ nhiên, không phải việc nào cũng có thể đi theo kế hoạch. Những sai lầm sẽ xảy ra đó là một phần của công việc. Nhưng làm thế nào chúng ta chấp nhận cái sai và thất bại là những gì thực sự quan trọng. Không nên chỉ vì thất bại mà chúng ta “di chuyển” kỳ vọng để tạo ra một tiêu chuẩn thấp hơn ban đầu. Đồng thời, đừng chỉ trích nhân viên vì những sai lầm của họ. Thay vào đó, hãy để họ giải thích những gì đã sai và giải pháp làm thế nào để thực hiện tốt hơn. Vẫn giữ suy nghĩ tích cực và hướng đến giải pháp.
#6 Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu
Nếu muốn các thành viên nhìn cùng một hướng, chúng ta cần chỉ cho họ nơi cần đến. Mục tiêu là cách rõ ràng và hiệu quả nhất để làm như vậy. Trao đổi với nhân viên để tạo ra các mục tiêu cá nhân giúp họ phát triển và thăng tiến hơn nữa sự nghiệp. Đồng thời đóng góp vào lợi ích chung của toàn đội và bộ máy tổ chức.
#7 Khuyến khích các thành viên học hỏi lẫn nhau
Không có hai cá thể giống nhau. Họ có xuất phát điểm, nền tảng và tính cách, điểm mạnh – điểm yếu khác nhau. Cho họ tương tác thường xuyên để dạy cho nhau những kỹ năng hoặc cách làm mới. Chỉ cần kết nối với nhau, họ sẽ mở ra những khả năng mới và tạo ra một nơi làm việc thân thiện, phát triển hơn.
Việc huấn luyện đòi hỏi công sức, thời gian trong dài hạn, chính vì thế các nhà quản lý cấp trung cần phải kiên nhẫn và thực hiện một cách tích cực. Trong quá trình huấn luyện, nhà quản lý sẽ xảy ra những khó khăn và vấn đề nan giải. Chính điều này đòi hỏi nhà Quản lý cần hoàn thiện nhiều kỹ năng khác nhau để giúp quá trình huấn luyện thành công.