6 tính cách của một Quản lý Truyền thông Xã hội thành công Kiến thức chung Digital Marketing - PR

Giả sử (hoặc thật là vậy) bạn đang là quản lý cấp cao của một tổ chức hay doanh nghiệp, bạn cần tìm một người chịu trách nhiệm Quản lý Truyền thông xã hội & Cộng đồng, thì liệu có những tiêu chí nào là để bạn lựa chọn hay không? Cho dù bạn thuê một người tư vấn (consultant) hay nhân viên chính thức, thì người đó vẫn có những tính cách quan trọng để giúp thương hiệu của bạn đi lên.

Dưới đây là những tính cách tôi mô tả về một ngưới quản lý cộng đồng lý tưởng:

1. Là một người quảng giao

Như tôi đã đề cập điều này bài trước. Các phương tiện truyền thông xã hội cũng chỉ là công cụ để giao tiếp, việc chịu trách nhiệm giao tiếp vẫn là con người. Do đó, Quản lý truyền thông xã hội của bạn không thích giao tiếp, thì sẽ rất khó để người đó mở rộng các mối quan hệ, khó đưa thương hiệu của bạn tiến xa.

2. Đồng cảm và sâu sắc

Người quản lý có lòng vị tha sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên đáng yêu giữa khách hàng. Khi sử dụng một sản phẩm/dịch vụ, ít nhiều thì người ta sẽ gặp những khó khăn (không hiểu, sử dụng không đúng cách, bị lỗi,…). Một quản lý cộng đồng nên hiểu những rắc rối, khó khăn của khách hàng và có thể xử lý được những phàn nàn, chỉ trích một cách hợp lý nhất.

3. Đọc nhiều và luôn sẵn sàng 24/7

Một người Quản lý truyền thông xã hội cần thường xuyên tham gia các mạng mã hội, diễn đàn, blog, nắm được những sự kiện đang diễn ra. Hơn nữa, người đó còn có khả năng xây dựng, dẫn dắt các cuộc thảo luận theo 1 xu hướng mong muốn. Với một thái độ luôn sẵn sàng trao đổi và đáp ứng, người Quản lý truyền thông xã hội sẽ liên tục thúc đẩy thương hiệu của bạn theo những cách đúng đắng và “hợp thời”.

4. Hiểu văn hóa khách hàng

Nếu khách hàng của bạn đam mê bóng đá, và nếu bạn thuê một người không hiểu về thuật ngữ và văn hóa bóng đá, thì đó sẽ là một thảm họa. Người Quản lý thương hiệu đểu phải am hiểu cả thương hiệu của bạn và văn hóa của khách hàng. Bằng cách này, khách hàng sẽ thấy người Quản lý đó như một phần trong cộng đồng của mình, họ sẽ dễ dàng tương tác và yêu thích thương hiệu của bạn.

5. Có khiếu hài hước

Không ai thích những thông điệp khô khan, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu bạn có khả năng đồng cám, bạn dễ dàng xây dựng một cộng đồng tốt. Nếu bạn có thêm tính hài hước, thì bạn có thể hút hồn khán giả của mình. Tôi không khuyên bạn đi thuê 1 diễn viên hài độc thoại như Dưa Leo. Chỉ cần một vài chi tiết thú vị, trao đổi hài hước khéo léo cũng có thể làm khách hàng thích thú và bạn có thể mở rộng khách hàng nhanh chóng.

6. Viết tốt

Làm truyền thông xã hội cần phải viết thường xuyên. Việc lựa chọn những từ thật “đắt” có thể tạo ra nhiều điều khác biệt. Ai đó có thể diễn đạt ý tưởng của mình bằng cách tinh tế nhất, thông minh nhất và hóm hỉnh nhất sẽ tạo được một lượng fan khổng lồ. Ở điểm này, tôi rất thích Facebook của GS Xoay.

Sưu tầm

Xem thêm:
5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014
Để quảng cáo truyền thông xã hội hiệu quả
Những nội dung nào được chia sẻ nhiều nhất trên Socal meadia
10 quy luật bất biến trong social media
Những bước cơ bản cho một kế hoạch digital marketing
Những nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên social media

 

 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755