Những kỹ năng cần có của một MC Kiên thức MC - dẫn chương trình
Những kỹ năng cần có của một MC:
- Giọng nói tốt - giọng nói phải tròn vành, rõ chữ.
- Nghệ thuật diễn cảm - biết diễn đạt cảm xúc theo vấn đề, tạo được cảm xúc cho khán giả.
- Phong cách sân khấu - duyên dáng, thanh lịch, có cá tính riêng.
- Nghệ thuật biên soạn lời dẫn - có kiến thức sâu rộng, có khả năng khai thác đề tài và sử dụng ngôn từ khi dẫn chương trình.
- Phương pháp phối hợp - phối hợp với những người dẫn chung chương trình, giao lưu với khán giả...
- 8 chữ vàng cho nghề cung cap MC: Chính xác - linh hoạt - truyền cảm - nhiệt tình. Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử tình huống. Truyền cảm về diễn đạt. Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm...
Cần kiến thức rộng và ... duyên
Ngoài yếu tố ngoại hình, khả năng ăn nói thì kiến thức rộng, vốn từ phong phú và cái "duyên" trên sân khấu cũng là những điều tối quan trọng đối với sự thành công của một MC. Hiểu biết rộng, vốn từ phong phú sẽ giúp MC ứng phó được những tình huống bất ngờ không có trong kịch bản, tránh được cảm giác nhàm chán cho khán giả.
Trong một game show, MC không thể chỉ có một câu "Hoàn toàn chính xác" hoặc "Đúng rồi" khi người dự thi trả lời đúng câu hỏi, mà cần phải có nhiều câu khác có nghĩa tương tự. Còn cái "duyên" ở đây không phải sự duyên dáng của một người đẹp, mà nó gần như là khả năng thiên phú của một người, được toát ra từ lời nói, nụ cười, ánh mắt.
Giọng nói và cách thể hiện cũng góp phần đáng kể trong thành công của một MC. Giọng nói MC phải rõ ràng, truyền cảm và cách dẫn dắt phải tinh tế với những câu chữ gãy gọn, súc tích. Hầu hết các MC trẻ hiện nay thường mắc "bệnh" rào trước đón sau bằng lời sáo rỗng, dông dài, đôi khi chẳng ăn nhập gì đến nội dung.
Có nhiều MC chạy show, dịch vụ quay phim nhiều quá, không có thời gian xem kịch bản hoặc quá tự tin không cần xem nên làm hỏng cả chương trình. Trong cuộc trao giải báo chí gần đây, một MC nữ của HTV đã chê kịch bản của BTC rồi dẫn theo ý mình, tự ý cắt luôn phần giao lưu với khán giả. Mặc dù MC này đang được xem là "sao", nhưng rõ ràng chưa hội đủ phẩm chất để làm nghề chuyên nghiệp.
Khi nhận chương trình, một MC phải tìm hiểu thật kỹ về nội dung chương trình, nhân vật mình sẽ phỏng vấn, trò chuyện cũng như phải biết đối tượng khán giả để từ đó chuẩn bị tốt từ nội dung cho đến hình thức. Trang phục của MC cũng không nên quá cầu kỳ, điệu đàng mà phải phù hợp với hoàn cảnh. Quỳnh Hoa, MC đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bổ sung thêm: "MC chỉ nên nói những điều thật cần thiết, tuyệt đối không nói nhiều và nói những điều không biết rõ".
Nghe thì đơn giản, nhưng nói thế nào để ra tiền mới là điều quan trọng. Với một nghề mà kỹ năng chính là giao tiếp trước đám đông, và khả năng chính chỉ là nói thì việc nói ít hay nhiều, nói đúng và đủ điều cần nói là rất quan trọng.
Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa, MC (Master of Ceremonies) là người có tính hoạt bát, tự tin trước công chúng, có kiến thức rộng, khôi hài, thanh lịch, duyên dáng, có uy tín với công chúng. MC có khả năng dẫn dắt chương trình như một cầu nối với khán giả, làm cho khán giả không chỉ say mê thích thú mà MC còn là một bộ phận không thể thiếu trong kết cấu chương trình. Chương trình có thành công hay không, hơn một nửa là do tài năng của MC.
Viết bình luận