5 thói quen tốt cho nhiếp ảnh Kiến thức chung

Ở bài viết trước ta đã bàn về 5 thói quen xấu cần phải bỏ trong nhiếp ảnh. Hôm nay tôi sẽ nói về 5 thói quen tốt mà bạn nên có.

 

 
 
 

1. Chụp mỗi ngày

 

Nếu bạn là một thành viên của flickr hoặc có thói quen lên flickriver để xem ảnh thì bạn sẽ thấy những 365 Projects. 356 Project là một dự án ảnh tuyệt vời. Nó thúc đẩy người tham gia phải chụp ít nhất 1 tấm ảnh mỗi ngày. Và chụp hình mỗi ngày là một thói quen rất tốt mà ai cầm máy cũng nên có. Sau đây là những lợi ích của việc chụp hình mỗi ngày:

- Bạn sẽ nâng cao khả năng, kĩ thuật của mình.

- Bạn sẽ tập được cho mình thói quen nhìn nhận thế giới một cách "nhiếp ảnh", có thể hình dung được khung cảnh khi lên ảnh như thế nào.

- Bạn sẽ ghi lại được cuộc sông của mình. Sẽ có những khoảnh khắc mà đối với bạn lúc này cũng không quan trọng lắm nhưng sau này khi nhìn lại những tấm ảnh mà bạn đã chụp, bạn sẽ thốt lên "tôi dường như quên mất cả lúc này, hôic đó vui thật . . ." đại loại vậy.

Trên đây chỉ là một số ít ỏi trong những lợi ích của việc chụp ảnh hàng ngày thôi. Hãy thử dự án ảnh 365 vào năm sau đi.

 

2. Để camera ở nhà

 

Nghe thì có vẻ như mâu thuẫn với thói quen thứ nhất, nhưng không phải đi đâu cũng mang theo máy ảnh là tốt, đặc biệt là đối với những người đã làm ba mẹ. Sẽ có nhưng lúc lũ trẻ phải thốt lên "Mẹ, mẹ lại mang theo cái máy bự chảng đó nữa hả ?", tôi đã học cách khai tác tối đa chức năng chụp ảnh của chiếc di động để có thể ghi lại những kỉ niệm đẹp, mà không phá hỏng không khí. Thậm chí đôi khi máy SLR lại không thực dụng và nguy hiểm. Đôi khi tôi phải bất ngờ khi lũ nhóc không bất tỉnh nhân sự sau khi "ăn" nguyên một quả máy và đầu.

 

Điều này không có nghĩa là lúc nào cũng để máy ở nhà, mà có nghĩa là bạn nên để máy ở những thời điểm bất tiện và học cách khai thác tiềm lực của những thiết bị khác như 1 máy compact gọn nhẹ hay thậm chí là 1 chiếc điện thoại



 

3. Hãy ghi chép.

 

Hãy bắt đầu thói quen ghi chép những ý tưởng, niềm cảm hứng, cách phối màu … bất cứ thứ gì liên quan đến việc chụp ảnh của bạn. Trong điện thoại của tôi luôn có những note ghi chép những ý tưởng và niềm cảm hứng. Và sau đây là một số cách để làm việc này:

- Bạn có thể làm một quyển sổ tay, trong đó ghi chép lại và kèm với những hình ảnh lấy từ những quyển tạp chí, hình trên mạng in ra v.v…

- Pinterest là một nguồn đáng ngạc nhiên để tổng hợp, tham khảo ý tưởng ảnh, cách chụp, cách tạo dáng, bố cục cũng như địa điểm chụp.

- Riêng cá nhân tôi thé khá thíc ứng dụng Evernote để ghi chép và có khả năng truy cập trên cả máy tính cá nhân và các thiết bị khác.

 

Đây là một thói quen tốt để tìm cảm hứng là lên ý tưởng khi mà ta có thời gian nhưng lại chưa có ý tưởng cho việc chụp.

Bên cạnh việc ghi chép các ý tưởng ảnh, bạn cũng nên ghi chép lại quá trình chụp của mình, điều này chắc chắn sẽ có ích sau này:

- Khi đến một địa điểm nào đó để chụp, hãy ghi chép lại thông tin cụ thể của nơi này, ví dụ như về ánh sáng, máu sắc, thời gian mặt trời mọc (lặn), những setting nào có hiệu quả, nếu sử dụng đèn thì nên dựng như thế nào v.v… ngoài các vấn đề chuyên môn bạn cũng nên ghi lại các mẹo vặt mà bạn học được trong buổi chụp hoặc các chú ý về kinh tế cũng như việc đi lại để rút kinh nghiệm cho những lần chụp sau.

- Khi hậu kì ảnh bạn cũng nên ghi chép lại nhưng việc mình đã làm, với nhưng tấm đơn gỉản bạn có thể bỏ qua nhưng những tấm phức tạp, hãy cố gắng ghi chép thật kĩm để sau này bạn có thể gặp tình trạng tương tự hoặc có một ai đó hỏi bạn cách làm thì bạn vẫn có thể xem lại nếu bạn không nhớ rõ cách làm.



 

4. Back up dữ liệu

 

Có một thói queen mà bạn nên bắt đầu ngay bây giờ đó là back up lại dữ liệu. Có ối người mất sạch sẽ những tấm ảnh quí gía mà họ bỏ bao nhiêu công sức thời gian cũng như trí tuệ chỉ vì họ không back up lại dữ liệu của mình. Sau đây là một số cách mà bạn nên làm:

- Back up lại hệ thống máy tính cũng như dữ liệu nhờ vào một chương trình tự động mà bạn chỉ việc bật cho chạy định kì. Nhược điểm của cách này là chỉ hồi phục lại được phần mềm nhưng không bảo vệ dữ liệu từ các thảm hoạ như trộm cướp, ngập nước, rơi từ trên cao xuống. Bạn sẽ muốn dữ liệu của mình nằm ở đâu đó ngoài máy mình để có thể hạn chế việc mất nó do những tai nạn đau thương trên.

- Nên cách thứ 2 là chép dữ liệu vào một ổ đĩa di động và cho vào két sắt hoặc bảo quản an toàn, Apple's TimeMachine là một thiết bị khá tốt vì nó có thể kết nối không dây và cho phép việc bạn chuyển dữ liệu mà không cần phải gắng vào máy.

- Cách thứ 3 là sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây. Ví dụ như Dropbox, Google. Icloud, Skydrive v.v… Với một số chương trình bạn chỉ việc đồng bộ folder ảnh của mình với chương trình thì nó sẽ tự upload lên tài khoản của bạn. Nhưng có một số lưu ý với cách này đó là, luôn có giới hạn tối đa dung lượng và nếu dung lượng của bạn quá lớn thì bạn có thể phải trả phí để có thể mở rộng dung lượng.

- Cách thứ 4 là đánh ra đĩa quang. Tôi thường đánh dữ liệu của mình ra những chiếc đĩa Blueray sau đó bảo quản những chiếc đĩa này.

Tóm lại, hãy bảo vệ dữ liệu của mình, bạn sẽ thấy biết ơn việc này nếu như một ngày xấu trời nào đó đến với bạn.

 

5. Tham khảo.

 

Đôi khi tôi phải ngạc nhiên khi những người đang cầm mấy nhưng lại không biết nhiếp ảnh gia mà mình thích nhất là ai, cũng như ai là người truyền cảm hứng cho công việc của họ nhiều nhất. Bạn có nghĩ một nhạc sĩ nào đó lại không biết được ai là người mình thích nhất, ânhr hưởng đến mình nhất ? Hay một hoạ sĩ ? Hay một nhà văn ? Bạn "phải" có thói quen xem và đánh giá những tấm ảnh để thâm khảo. Hãy trở thành một fan của nhiếp ảnh, không chỉ đơn thuần là chụp, và đặc biệt phải tận hưởng nó. Hãy đi dự những buổi triển lãm, đọc sách, lướt web. Sau đây là những tip khi xem ảnh:

- Đừng xem mỗi thể loại mà bạn có hứng thú, ví dụ như nếu bạn đặc biệt thích chân dung thì điều đó ko có nghĩa bạn không thể trở thành fan của ảnh phong cảnh. Hãy mở lòng mình ra và bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ.

- Đừng ngại việc copy. Một trong những lí do mà ta ngại việc nói ra nhiếp ảnh gia ưu thích của mình hay người truyền cảm hứng cho mình là do ta nghĩ nói như vậy là ta giống họ, bắt chước họ. Điều này không giống như vậy, khi bạn copy ảnh của một ai đó bạn đã học hỏi được những điều hay từ họ, và sau này bạn sẽ có thể áp dụng cho những tấm ảnh của riêng bạn.

- Học cách quan sát đánh giá một tấm ảnh. Hãy xem từng tấm một và hãy chịu khó "soi" tấm ảnh, học hỏi những điều hay từ nó và đặc biệt hãy thưởng thức, tận hưởng.

Đồng thời việc xem ảnh cũng là thú tiêu khiển tốt khi bạn không thể ra ngoài chụp ảnh hay khi bạn đang giận dữ


Theo Elizabeth Halford
Dịch Shinno.


 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755