5 doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng Branding dựa trên giác quan thành công Kỹ năng bán hàng - tiếp cận - đàm phán

Bạn đã bao giờ chú ý tới những yếu tố trong cửa hàng như ánh sáng, mùi hương và âm nhạc? Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và khiến những đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng trung thành. Lấy ví dụ như Abercrombie & Fitch, khách hàng của họ cho dù có nhắm mắt cũng biết được đâu là gian hàng của Abercrombie, tất cả dựa trên mùi hương và âm nhạc. Điều đó rõ ràng rằng những nỗ lực xây dựng thương hiệu giác quan Abercrombie & Fitch đã có hiệu quả và thành công trên nhiều đối tượng mục tiêu.

5 doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng Branding dựa trên giác quan thành công


Branding dựa trên giác quan là gì?
Có thể hiểu Branding dựa trên giác quan là việc tạo ra những ảnh hưởng, tác động lên người tiêu dùng thông qua một trong các giác quan của họ. Điều đó đồng nghĩa với việc kích thích người tiêu dùng, khiến họ tạo ra những phản hồi đáng nhớ, cảm xúc, hành vi. Branding dựa trên giác quan là một phương pháp hiệu quả để cải thiện lòng trung thành của khách hàng, lan tỏa hình ảnh thương hiệu, tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng để khiến họ liên tục quay trở lại. Đồng thời, phương pháp này cũng tạo ra những cảm xúc thân thuộc, tăng độ tin cậy từ phía khách hàng, cũng như tạo ra sự thoải mái cho họ khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Branding dựa trên giác quan: Tương lai của ngành bán lẻ
Branding dựa trên giác quan là một chiến lược mạnh mẽ cho doanh nghiệp, bởi lẽ nó giúp tạo ra những phản hồi mạnh mẽ và đáng nhớ từ các cá nhân. Vậy nên, nó sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc đưa hình ảnh thương hiệu in sâu vào tâm trí khách hàng – từ đó tạo ra những phản hồi vô thức của họ khi tiếp xúc, tương tác với thương hiệu. Khi doanh nghiệp kết hợp Branding dựa trên giác quan vào trong chiến lược Marketing chắc chắn sẽ mang lại những kết quả mỹ mãn, đồng thời khách hàng sẽ phản hồi lại một cách tích cực hơn, sâu sắc hơn.

Cách thực hiện Branding dựa trên giác quan
Branding dựa trên giác quan thường diễn ra ở phần đầu hoặc giữa quá trình giao dịch của người mua. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp thực hiện những trải nghiệm Branding dựa trên giác quan ở phần cuối mỗi giao dịch đang dần trở nên phổ biến hơn. Bất kể nó là một tiếng động, rung động hoặc một hình ảnh trực quan nào tạo ra cho trải nghiệm khách hàng ở cuối mỗi giao dịch, tất cả những hoạt động Branding dựa trên giác quan này đều nhằm chung một mục đích. Đó là tạo ra cảm giác thoải mái cho người tiêu dùng, khiến họ trở nên tự tin hơn khi đưa ra quyết định mua sắm. Lấy ví dụ, Visa đã tạo ra một trải nghiệm giác quan cho khách hàng ở cuối mỗi giao dịch. Chi tiết về ví dụ này sẽ được mô tả, giải thích cụ thể trong phần dưới đây.

Các doanh nghiệp đã sử dụng thành công Branding dựa trên giác quan
1. Visa

5 doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng Branding dựa trên giác quan thành công


Như đã đề cập ở trên, Visa đã ứng dụng Branding giác quan vào cuối mỗi giao dịch của người dùng. Doanh nghiệp đã nhận ra rằng, âm thanh ảnh hưởng rất lớn vào cách mà người tiêu dùng thực hiện mua sắm.
Mỗi khi chủ thẻ Visa hoàn thành giao dịch của mình, họ sẽ nghe thấy một âm thanh đặc trưng – và âm thanh này đã khiến Visa tốn rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện. Âm thanh đó đã trở thành một phần của người tiêu dùng, tới mức mỗi khi nghe thấy nó là họ hiểu giao dịch của mình đã thành công và được bảo mật. Phương thức Branding dựa trên giác quan này tạo ra sự thoải mái, nhất quán và an toàn cho chủ thẻ Visa. Có thể nói, phần âm thanh kết thúc giao dịch của Visa đã tạo cho người dùng cảm giác tin tưởng, an toàn mỗi khi nghe thấy và họ biết rằng chỉ Visa mới có âm thanh như vậy.

5 doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng Branding dựa trên giác quan thành công

2. Singapore Airlines
Thương hiệu này đã tận dụng phương pháp trên nhiều giác quan khác nhau, nhưng đặc biệt nhất là qua khứu giác và thị giác. Cụ thể, hãng hàng không này đã trang bị cho các phi hành đoàn của mình một mùi hương riêng biệt. Các nhân viên trên máy bay sẽ xịt mùi hương này vào khăn của họ, cũng như toàn bộ các đồ khác trong suốt quá trình phục vụ. Có nghĩa là chỉ hành khách bay trên chuyến cơ của Singapore Airlines mới được trải nghiệm mùi hương đặc biệt này.
Ngoài ra, hãng cũng yêu cầu toàn bộ phi hành đoàn của mình phải mặc bộ đồng phục mang tên “The Singapore Girl” với mỗi màu sắc tượng trưng cho từng chức vụ của mình. Chính những điều này đã giúp Singapore Airlines xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng, tạo cho hành khách những trải nghiệm nhất quán, chuyên nghiệp và cao cấp, hoàn toàn phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu của hãng.

5 doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng Branding dựa trên giác quan thành công


3. Apple
Apple đã chọn việc tiếp cận nhiều giác quan khác nhau trong cách thức Branding của mình. Hãy nhìn vào những cửa hàng Apple Store làm ví dụ, tất cả đều là màu trắng, được thiết kế với phong cách tối giản, gọn gàng ngăn nắp. Điều này mang lại một dáng vẻ hiện đại cho cửa hàng, phản ánh đúng hình ảnh một công ty công nghệ tân tiến hàng đầu thế giới. Không chỉ vậy, ngay cả cách Apple đóng gói sản phẩm của mình cũng mang lại một cảm giác tương tự như khi khách bước chân vào cửa hàng. Ngoài thị giác và xúc giác, Apple thậm chí còn nhắm tới khách hàng thông qua thính giác.
Đó chính là âm thanh mỗi khi người dùng iPhone khóa màn hình của họ. Mỗi lần bấm nút tắt màn hình, chiếc iPhone sẽ phát ra một âm thanh rất đặc trưng, tới mức mỗi khi âm thanh này phát ra là mọi người biết nó đến từ một chiếc iPhone. Đặc biệt hơn, Apple đã kỳ công nghiên cứu và hoàn thiện tiếng âm này, tạo cho người dùng cảm giác an toàn mỗi khi nhấn nút này. Âm thanh này được áp dụng trên toàn bộ iPhone, nhờ vậy tạo ra cảm giác quen thuộc và nhất quán cho người dùng.

5 doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng Branding dựa trên giác quan thành công

4. Starbucks
Mùi thơm của cà phê mới trong mọi cửa hàng Starbucks đã trở thành một biểu tượng – đó là vì mọi cửa hàng của thương hiệu này đều được yêu cầu phải rang xay cà phê của riêng mình. Nhờ vậy mà mùi hương của cà phê mới có thể lan tỏa ở mọi cửa hàng của Starbucks. Đồng thời nó sẽ “đập” thẳng vào khứu giác của thực khách mỗi khi bước chân vào cửa hàng.
tarbucks luôn đảm bảo rằng mùi hương cà phê này phải luôn mới và mạnh trong các cửa hàng của mình, nhờ vậy sẽ tạo ra ấn tượng và trải nghiệm về giác quan cho mọi khách hàng. Kể cả khi thương hiệu này biết rằng, việc rang xay cà phê xong đóng gói sau đó gửi đến từng cửa hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thì Starbucks vẫn lựa chọn cách thủ công. Bởi lẽ Starbucks biết rằng các cửa hàng sẽ không thể giữ được tính nhất quán về mùi hương cà phê này. Chính vì vậy, họ muốn hướng tới việc mang lại một trải nghiệm mùi hương hạt cà phê nhẹ nhàng, đáng nhớ và nhất quán nhất có thể, trên quy mô toàn thế giới. Từ đó sẽ giúp tăng được độ trung thành của khách hàng và tăng trưởng doanh số.

5 doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng Branding dựa trên giác quan thành công


5. Mastercard
Mastercard đã ứng dụng phương pháp Branding dựa trên giác quan để tạo ra độ nhận diện mới cho những chủ thẻ tín dụng. Cụ thể, Mastercard nhắm tới thính giác của người dùng với hình thức mang tên “sonic identity” (tạm dịch: danh tính âm thanh). Mỗi lần hoàn thành một giao dịch, người dùng sẽ nghe thấy một âm thanh. Am thanh có ý nghĩa tượng trưng cho giao điểm của các vòng tròn màu đỏ và màu vàng trong logo Mastercard.
Đây là một dạng Branding dựa trên giác quan mà Mastercard sử dụng cho chủ thẻ của mình mỗi khi sử dụng mua sắm trực tuyến, tại cửa hàng hoặc sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói. Âm thanh này tạo cho người dùng cảm giác an toàn và nhất quán – giúp họ hiểu được giao dịch đã thành công mỗi khi âm thanh này vang lên. 

Tạm kết

Có thể khẳng định, Branding dựa trên giác quan là phương pháp hiệu quả để giúp doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng mục tiêu, thậm chí mức độ hiệu quả của loại hình này vượt xa những hình thức Marketing khác. Branding dựa trên giác quan còn có khả năng tăng lòng trung thành của khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều người yêu thích và tăng trưởng doanh thu. Minh chứng cho mức độ hiệu quả của phương pháp này chính là việc các doanh nghiệp lớn không ngừng áp dụng chúng, điển hình như 5 ví dụ ở trên. Chính vì vậy, trong thời đại ngày nay nếu bạn muốn trở nên nổi bật so với đối thủ của mình, hãy bắt đầu suy nghĩ đến việc tích hợp Branding dựa trên giác quan vào trong chiến lược Marketing của mình.
 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755