5 cách rèn luyện kỹ năng sống cho con tại nhà Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Ở Việt Nam luôn quan niệm dạy kỹ năng sống là trách nhiệm của nhà trường vì họ bỏ tiền cho con học nhưng họ không biết rằng cha mẹ là những người thầy đầu tiên dạy cho trẻ kỹ năng sống từ khi sinh ra và môi trường kỹ năng sống tốt nhất cho trẻ chính là gia đình. Hãy tạo cho con những thói quen và hành vi tích cực ngay hôm nay. Sau đây là 5 cách rèn luyện kỹ năng sống cho con tại nhà cho bố mẹ tham khảo.

1. Cho con trải nghiệm thực tế

Hãy để cho trẻ tiếp xúc với môi trường tự nhiên ngay từ khi con còn nhỏ, đừng vì suy nghĩ bao bọc con và sợ con bị bệnh. Nếu bạn làm như vậy con sẽ mãi chỉ quen với môi trường không va vấp không có sự trải nghiệm, vô hình bạn đã lấy đi của con sức đề kháng với môi trường xung quanh của con. Cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát nhiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống.

2. Trẻ được tự do thể hiện ý chí, chính kiến

Dạy con tự lập theo độ tuổi là việc rất cần thiết, đừng làm hộ khi nó nằm trong khả năng của con và nếu trong các câu chuyện con được nêu ý kiến của mình con sẽ xây dựng được cho mình sự độc lập trong tư duy, không ỉ nại hay thụ động trong cách giải quyết vấn đề.

Ví dụ hãy giao việc nhà cho con phù hợp theo từng độ tuổi vì thông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề

3. Tạo môi trường cho con giao tiếp với mọi người

Hãy dạy cho con hành vi tích cực, tinh thần trách nhiệm, lòng trung thực để con tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với mọi người một cách hiệu quả nhất.

Việc quan sát và không can thiệp vào cuộc cãi nhau của con khi chơi với bạn bè, để con học hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cũng là một cách rèn luyện kỹ năng sống mà cha mẹ nên coi trọng. Cha mẹ sẽ không nhìn vào kết quả hành động của con để đánh giá, phán đoán mà sẽ nhìn vào mặt sau để đặt câu hỏi vì lí do gì con làm như thế, dù con có làm sai cũng tiếp nhận con trước cho con thấy mình là bờ vai tin cậy của con trước khi đưa ra lời khuyên bảo con.

Hãy làm gương cho con khi bạn giao tiếp với mọi người, vì cha mẹ là những người thầy gần gũi với con nhất.

4. Ứng xử thông minh khi con phản kháng

Bạn không nên chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con.

Cách giải quyết này sẽ giúp không khí xung đột giữa bạn và con giảm xuống. Khi con học được cách ứng xử hay từ gia đình thì khi ra ngoài xã hội con cũng sẽ có những ứng xử như vậy.

5. Học cách chơi cùng con

Trong lúc con chơi đồ chơi hay xem một chương trình nào đó hãy làm cùng con và đưa ra cho con các câu hỏi, hỏi con cách giải quyết vấn đề đó như thế nào. Nếu bạn lồng ghép đươc những câu hỏi và thử thách như thế sẽ kích thích cho con tư duy nhanh hơn và cách tiếp cận hay ứng xử tình huống như thế nào.

“Kỹ năng sống” nếu bạn chỉ dạy trẻ trên lý thuyêt thì trẻ sẽ không tiến bộ được vì vậy hãy dạy trẻ trải nghiệm trong tình huống thực tế. Trẻ cần được học kỹ năng sống ngay từ nhỏ để rèn luyện tính tự lập cũng như tự tin vào bản thân thì sau này, trẻ có thể tự đối mặt với những khó khăn và thách thức của cuộc sống. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng, sẽ là hành trang theo trẻ suốt cuộc đời.
 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755