4 kỹ năng MC cần có để làm chủ mọi tình huống Kiên thức MC - dẫn chương trình

Master of Ceremonies - Người chủ trì các buổi lễ (còn gọi là Người dẫn chương trình hoặc gọi tắt theo tiếng Anh là MC) là người dẫn dắt sự kiện, chương trình truyền hình hay ngoài trời, trong phim trường... Với nhiệm vụ quan trọng không thể thay thế, áp lực với MC là điều khó tránh khỏi. You can Now xin giới thiệu một số cách được coi là kỹ năng MC cần có để bạn có thể hoàn thành công việc này một cách hiệu quả.

4 kỹ năng MC cần có để làm chủ mọi tình huống

Giữ bình tĩnh
Là một MC, bạn phải chịu rất nhiều áp lực. Sự thành công của sự kiện đôi khi phụ thuộc vào việc MC làm tốt như thế nào. Trong khi sự kiện đang diễn ra, rất có thể mọi thứ trở nên rối ren và mất kiểm soát, điều quan trọng là giữ bình tĩnh và tập trung vào việc duy trì công việc MC của bạn một cách tốt nhất. Để có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân, bạn hãy thử những cách thức sau:

* Hãy tiếp tục nếu bạn nói nhầm. Dừng lại sẽ chỉ làm cho sai lầm của bạn rõ ràng hơn. Cố gắng tiếp tục chương trình với phong thái tự tin , khán giả rất có thể sẽ quên mất sự lúng túng của bạn.
* Tìm một điểm tựa để nhìn. Khi bạn nhìn vào các khán giả đơn lẻ, bạn sẽ chỉ thêm lo lắng trong khi nói. Thay vào đó, hãy thử nhìn lên phần đầu các khán giả để giảm bớt mối đe dọa khi tương tác mắt 1 - 1 với khán giả.
* Hãy nói chậm lại. Không có điều gì cho thấy bạn đang lo lắng khi làm MC hơn là nói chuyện quá nhanh. Nói quá nhanh có thể dẫn tới nói sai và nói lắp, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận thông tin của khán giả. Do đó, hãy kiểm soát thời gian nói của bạn và tạm dừng một chút giữa các câu để lấy lại bình tĩnh.

4 kỹ năng MC cần có để làm chủ mọi tình huống

Kỹ năng tìm kiếm ý tưởng và xử lý kịch bản
Người MC phải có kỹ năng xây dựng và xử lý kịch bản tốt vì nếu như lời dẫn không hợp lý, quá khô khan hoặc nhiều thông tin sai lệch sẽ dễ làm người nghe mất tập trung, mất đi sự quan tâm cho sự kiện hoặc tệ hơn là nghi ngờ về độ xác thực. Bên cạnh đó, những lời dẫn phải phù hợp với tính chất chương trình. Ví dụ, tính chất chương trình phóng sự và chương trình giải trí phải khác nhau nên văn phong nói cũng cần thay đổi. Đây là một kỹ năng MC cần có nếu bạn mong muốn phát triển công việc trong lĩnh vực này.

Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới kịch bản mà bạn cần phải cân nhắc bao gồm: đối tượng khán giả (người lớn hay trẻ nhỏ), tình huống đang diễn ra (tại trường quay, trong thực tế) và phong cách cá nhân của người dẫn chương trình. Kịch bản nên được cập nhật, làm mới, sáng tạo hiệu quả, nắm bắt được những “gu” hoặc thị hiếu của công chúng khán giả trong chương trình mà người dẫn đảm nhiệm.

Tự tin làm chủ sân khấu
Ngay cả với những người lâu năm trong nghề, những MC nổi tiếng, họ vẫn có giây phút hồi hộp, lo lắng mỗi khi bước lên sân khấu để dẫn dắt cho một chương trình. Nhiều người cho rằng khi họ vẫn giữ được "cảm giác" lo lắng ban đầu như khi mới vào nghề, sẽ giúp họ không chủ quan, tìm cách chuẩn bị kỹ càng để giữ vững sự tự tin cho bản thân.

Không ai bẩm sinh đã tự tin vào bản thân, sự tự tin cần được thử thách và luyện tập ngày qua ngày. Điều này đặc biệt đúng với nghề MC, khi có hàng ngàn khán giả đổ dồn chú ý về bạn, khi bạn không được phép mắc lỗi để chương trình diễn ra trơn tru, khi bạn phải kiểm soát cảm xúc và lời nói của mình để khán giả có được trải nghiệm tốt nhất.

Rõ ràng, tự tin làm chủ sân khấu là một kỹ năng MC cần có không thể thiếu. Để là một MC chuyên nghiệp, bạn cần biết cách vượt qua áp lực sân khấu, xây dựng phong thái tự tin, làm chủ những kỹ năng nói trước đám đông như: vị trí ghi hình, cách đi đứng, cách cầm micro, nhìn có điểm rơi, hành vi cử chỉ... và cả cách tạo thiện cảm với khán giả.

4 kỹ năng MC cần có để làm chủ mọi tình huống

Kỹ năng xử lý tình huống
Cuối cùng, một chương trình có thành công hay không, phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng xử lý tình huống của MC. Giới MC hay đùa với nhau: khó có chương trình nào mà không có những sự cố hay tình huống bất ngờ diễn ra, thách thức MC phải "cứu vớt" những tình huống ấy và đảm bảo chương trình vẫn diễn ra tốt đẹp.

Khi gặp những tình huống ngoài kịch bản, người MC phải nhanh chóng lấy lại được phong độ và sự tự tin, biết sử dụng những lời nói, cử chỉ để đánh lạc hướng, tránh cảm giác nhàm chán cho khán giả, ứng biến chuyên nghiệp để tiết mục không có thời gian chết.

Việc nghiên cứu kịch bản, tìm hiểu sự kiện sẽ giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa của sự kiện và đối tượng tham dự để linh động hơn trong khi xử lý sự cố. Bên cạnh bản lĩnh và những kỹ năng MC cần có đã được đề cập, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước khi bắt đầu. Đó là yêu cầu đầu tiên và cơ bản nhất nếu bạn muốn trở thành một MC giỏi. Chúc bạn thành công!

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755