10 việc cần làm để cải thiện kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Kỹ năng giao tiếp cho phép bạn hiểu và được người khác hiểu. Chúng có thể bao gồm nhưng không giới hạn trong việc truyền đạt ý tưởng hiệu quả cho người khác, tích cực lắng nghe trong các cuộc trò chuyện, đưa ra và nhận phản hồi quan trọng, nói trước công chúng. 

Lắng nghe

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện giao tiếp là lắng nghe để thấu hiểu. Lằng nghe là cả một nghệ thuật, nếu bạn chỉ nghe một cách hời hợt và lơ đãng thì đó cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng người nói.

Sự nhiệt tình lắng nghe của bạn có thể sẽ biến thành chất xúc tác giúp người nói có tinh thần để nói tốt hơn. Bạn cũng có thể học hỏi được rất nhiều thứ từ việc lắng nghe và cũng như hiểu hơn về bạn của mình. Cuối cùng thì hi vọng rằng những người khác cũng có thể lắng nghe bạn.

Tập trung vào một việc 

Có vẻ như hơi bất lịch sự khi chỉ chú tâm vào điện thoại trong khi ai đó đang nói hay đi chơi cùng với họ.

Để khắc phục điều này bạn nên tạm dừng những trò tiêu khiển hay tránh xa thiết bị công nghệ để dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện và đó cũng là 1 cách hay để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn.

Ngắn gọn, rõ ràng

Tất nhiên khi diễn đạt ngắn gọn và rõ ràng sẽ giúp người nghe dễ hiểu, tuy nhiên điều này thì đặc biệt không thể thiếu khi bạn viết email. Đầu tiền khi trao đổi qua email bạn nên giới thiệu sơ qua về bản thân (để họ biết bạn là ai), lí do gửi, thông tin cần truyền đạt, phần kết. Làm theo những phần trên bạn sẽ có 1 email khá đầy đủ và rõ ràng.

Đặt ra câu hỏi và nhắc lại ý người nói 

Phải nhìn nhận rằng chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bị lơ đãng hoặc nghe nhầm khi một ai đó đang nói.

Vậy hãy đặt lại những câu hỏi hoặc nhắc lại ý của người nói để thể hiện rằng bạn đang quan tâm, tập trung tới những gì họ nói và cũng giúp bạn xác minh lại chắc chắn và tránh gây hiểu lầm.

Điều này cũng hữu ích đối với một cuộc nói chuyện ngắn và tránh được những khoảnh khắc im lặng do ngại ngùng. Thay vì cố gắng nói chuyện về những chủ đề khô khan như thời tiết thì hãy hỏi bạn của bạn nhưng câu hỏi “Có định đi du lịch ở đâu trong hè này không?”, “Bạn thích xem phim không? thể loại gì?" và xâu chuỗi chúng lại để hiểu thêm về đối phương, vì ngoài những điều thú vị trong khi giao tiếp thì người đối diện có thể sẽ vui hơn khi có được sự quan tâm của người khác.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

Ngôn ngữ cơ thể (body language) là yếu tố được nhắc nhiều nhất khi thể hiện kỹ năng giao tiếp. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Còn theo Giáo sư Đại học Harvard – Amy Cuddy – khẳng định, vị trí các bộ phận trên cơ thể con người có thể gây ra phản ứng hóa học, giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp đồng và tác động mạnh đến người nghe. Chính vì vậy, hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn. Thói quen sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện cũng là cách hữu hiệu giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Học cách thấu hiểu người khác 

Giao tiếp cũng như một con đường 2 chiều, chính vì vậy bạn nên suy nghĩ không chỉ 1 hướng mà bạn cũng nên thử luyện tập suy nghĩ theo hướng ngược lại để có cái nhìn thấu đáo hơn. Điều đó cũng phần nào hiểu hơn về quan điểm của người đối diện.Đồng cảm sẽ giúp bạn tiến rất xa trong giao tiếp, nó sẽ giúp bạn hiểu được đối phương mà thậm chí không cần phải nói ra.Sự đồng cảm cũng tạo nên sự tin tưởng và dễ nhận được sự chia sẻ chân thành.

Học cách kể chuyện hài hước

Những câu chuyện rất có hiệu quả, chúng kích thích não bộ hoạt động, sự diễn đạt được cuốn hút, thuyết phục hơn hoặc nó có thể giúp ta ghi điểm trong một buổi phỏng vấn.

Khám phá những “bí kíp” để trở thành một người kể chuyện ấn tượng với những nguyên tắc được xưởng phin hoạt hình Pixar áp dụng tạo ra những câu chuyện hoặc đơn giản sử dụng thêm nhiều tình huống bất ngờ hơn để tạo khịch tính cho câu chuyện của bạn.

Loại bỏ những từ đệm, từ ngữ dư thừa. 

“Ừm” “à”… chiếm một phần không nhỏ trong cách nói hay cách diễn đạt của bạn hằng ngày. Đó là những từ dư thừa khi thiếu tự tin và làm cho mạch nói của chúng ta ngắt quãng một cách khó chịu.

Hãy loại bỏ chúng để tăng tính thuyết phục hoặc tạo ra sự tự tin hơn.

Để không còn mắc phải cách nói như vây khi diễn đạt thì hãy để ý kĩ khi nào bạn định dùng những từ như “ừm”, “như là”…thì hãy tạm ngưng lại trước khi bắt đầu nói tiếp. Đôi khi từ dư thừa đó xuất hiện nhiều do bạn mất bình tĩnh hoặc thiếu tự tin . Bạn cũng có thể lấy lại tinh thần bằng cách bỏ tay ra khỏi túi quần hoặc đơn giản là thư giãn.

Sự tạm ngưng này có thể tạo ra 1 chút khó chịu cho bạn nhưng vẫn hơn là bạn tạo cảm giác đó cho người nghe.

Xây dựng trước một kịch bản

Một cuộc nói chuyện nhỏ là một đề tài mà không phải ai cũng có thể làm tốt được. Chắc chắn không thể tránh khỏi xảy ra sự im lặng do ngại ngùng với những người bạn mới quen. Như vậy thì cần có trước một kế hoạch hay một kịch bản được chuẩn bị để việc giao tiếp của bạn được thuận lợi hơn.

Tắc kè đổi màu”

Mỗi thông điệp khi muốn truyền tới một đối tượng nào đó thì sẽ có những cách diễn đạt khác nhau (cũng giống như loại tắc kè đổi màu theo từng môi trường).
Bạn sẽ không thể trò chuyện với một đứa trẻ giống như bạn đang bàn bạc với đối tác được và có thể cách nói chuyện với đồng nghiệp sẽ cũng khác khi nói chuyện với sếp. Vậy nên khi nói bạn cần biết mình đang nói với ai để có 1 cách trò chuyện phù hợp, hiệu quả nhất và cũng để đảm bảo được họ hiểu bạn đang nói gì.

 

GIÁO TRÌNH HỌC BỘ MÔN GIAO TIẾP - THUYẾT TRÌNH TẠI YOUCANNOW (06 BUỔI)

I. KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP

- Khái niệm về giao tiếp

- Tại sao phải học giao tiếp

- Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả

- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

2. KỸ NĂNG LẮNG NGHE

- Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

- Nghệ thuật lắng nghe chủ động

- Các phương pháp lắng nghe hiệu quả

- Các thói quen xấu trong lắng nghe và cách khắc phục

- Nghệ thuật và phương pháp đặt câu hỏi

- Nghệ thuật và phương pháp trả lời hiệu quả

3. GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ

- Khái niệm, tầm quan trọng và đặc điểm của giao tiếp phi ngôn từ

- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ: giọng nói, dáng điệu, cử chỉ, trang phục, nét mặt, mắt, tay, động chạm, di chuyển, khoảng cách, mùi cơ thể.

II. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

- Test kiểm tra trình độ học viên thông qua việc các học viên sẽ giới thiệu về bản thân. 
- Kỹ năng giới thiệu bản thân 
- Công thức giao tiếp giới thiệu mở màn bài thuyết trình. 
- Những biểu hiện của người thiếu tự tin thường hay mắc phải và cách khắc phục. 
- Những yếu tố tạo nên sự tự tin của bạn. 
- Nghệ thuật kể truyện trong thuyết trình.

1. LUYỆN GIỌNG TRONG THUYẾT TRÌNH

- Luyện giọng. 
- Kỹ năng đọc và luyện giọng lưu loát.
- Cách nhấn nhịp theo nghĩa từ. 
- Âm lượng. 
- Kỹ năng đọc chuyên nghiệp và cách nắm bắt nội dung chính. 
- Luyện tập đọc
- Kỹ năng kể truyện luyện cảm xúc
- Phong thái thuyết trình rèn luyện tự tin
- Thuyết trình theo chủ đề.

2. NGÔN NGỮ HÌNH THỂ - TỰ TIN SÂN KHẤU

- 10 phi ngôn từ trong giao tiếp
- Ứng dụng phi ngôn từ tay trong thuyết trình và giao tiếp hàng ngày. 
- Luyện tập kỹ năng thuyết trình và sử dụng  ngôn ngữ hình thể.
- Phong thái thuyết trình. 
+ Tư thế
+ Cử chỉ
+ Giọng điệu 
+ Biểu cảm.

3. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO BÀI THUYẾT TRÌNH

- Bố cục bài thuyết trình
- Các bước xây dựng một bài thuyết trình đẩy đủ
- Nghệ thuật chào hỏi trong thuyết trình. 
- Thuyết trình theo chủ đề ngẫu hứng 

4. XÂY DỰNG KỊCH BẢN CHUYÊN NGHIỆP, ẤN TƯỢNG DẪN DẮT NGƯỜI NGHE

- Mở đầu ấn tượng:
+ Mở đầu bằng câu hỏi
+ Mở đầu bằng tình huống tưởng tượng/nếu như
+ Mở đầu bằng phát biểu gây sốc

- Thuyết trình bằng kỹ thuật kể chuyện
+ Tại sao lại là kỹ thuật kể chuyện
+ Công thức 5W1H

- Kết thúc cô đọng
+ Kêu gọi hành động
+ Nhắc lại thông điệp mở màn
+ Tóm tắt ngắn gọn

 
zalo
Gọi ngay 0985349755