10 quy luật của bố cục hình ảnh Kiến thức chung

Trong nhiếp ảnh, không chỉ là việc bạn đã chụp bao nhiêu lần - mà cách bạn chụp cũng vô cùng quan trọng. Một bố cục tệ có thể khiến một chủ thể thú vị biến mất. Một tấm hình xử lý bố cục tốt có thể tạo ra một hình ảnh tuyệt đẹp từ những điều kiện tưởng như bình thường.

 

 

Với suy nghĩ vậy, chúng tôi quyết định chọn ra 10 kiểu bố cục phổ biến nhất để giúp bạn chuyển thể vào những tấm hình của mình, tất nhiên bên cạnh đó bạn cần phải biết những kỹ thuật cơ bản về nhiếp ảnh.

 

Đừng nghĩ rằng bạn cần phải nhớ tất cả khi đi chụp. Thay vào đó dành chút thời gian mỗi ngày để luyện tập cho đến khi chúng thành phản xạ tự nhiên. 

 

Bố cục ản không quá phức tạp. Bạn đã từng nghe về Quy luật 1/3 hoặc Quy tắc Vàng. Những nếu bạn để ý quá nhiều tới nó, bức hình của bạn sẽ mất đi sự tự nhiên.

 

Trong thế giới tự nhiên, bạn sẽ làm việc với những chủ thể rộng lớn và nó cần một cách tiếp cận mở. Những gì hiệu quả với tấm ảnh này có thể kém hiệu quả với tấm ảnh khác.

 

1. Đơn giản hoá khung hình.

Photo_composition_tips_2

 

 

Khi bạn nhìn vào khung hình với đôi mắt của mình, bộ não của bạn tự động chọn ra một thứ thú vị nhất. Nhưng máy chụp hình không làm được việc này – nó ghi lại mọi thứ trong tầm ống kính, điều này gây ra sự rối rắm cho bức hình, không có điểm cần tập trung.

 

Bạn cần chọn phải chọn ra một đối tượng chính trong khung hình, sau đó điều chỉnh máy, ống để nó có sự tập trung tốt nhất. Bạn không thể thường xuyên tách chủ thể ra nhữn gì xung quanh, vì vậy hãy cố gắng giữ nó ở nền hoặc khiến nó là một phần của câu truyện.

 

Chụp ngược sáng, chất liệu, pattern là những thứ cần sử dụng để có hiệu quả với những bố cục đơn giản hoá.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

01-dongianhoa

 

2. Làm đầy khung hình

Photo_composition_tips_3

 

 

Khi bạn chụp một khung cảnh lớn, sẽ khó khăn để thấy được chủ thể nào bạn cần hướng tới, và bạn sẽ cần zoom thế nào. Thực tế, để lại quá nhiều không gian trong tấm hình hoá ra lại là một lỗi bố cục phổ biến. Nó sẽ khiến chủ thể của bạn nhỏ hơn và khiến người xem thắc mắc điều gì nhiếp ảnh gia cần hướng tới.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

02-filltheframe

 

3. Tôn trọng tỉ lệ

mist before the dawn

 

 

Rất dễ để mắc kẹt với những khung hình theo chiều ngang. Thay vào đó hãy thử chụp theo chiều dọc, sau đó có thể thử vài vị trí hoặc zoom để thử những style khác. Bạn có thể chọn kiểu ngang hay dọc khi crop tấm hình sau này.

 

Sau cùng, rất hiếm khi những chủ thể trong đời thực nằm vừa vặn với cảm biến của máy ảnh. Hãy thử crop trong tỉ lệ 16:9 để có hiệu ứng màn hình rộng, hoặc hình vuông của những máy ảnh trung bình.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

03-xoaymay

 

4. Tránh những gì ở giữa.

Photo_composition_tips_5

 

 

Khi bạn mới "hành nghề" bạn có sở thích đặt tất cả những gì bạn thích vào giữa khung hình. Đây là cách chọn bố cục sai cơ bản, khiến tấm hình nhàm chán. Một trong những cách để tạo sự tập trung là quy luật 1/3 theo cả chiều dọc và ngang.

 

Hãy cố gắng để chủ thể của bạn ở trên 1 đường 1/3 dọc hoặc ngang. Đừng để chủ thể cần tập trung ở giữa, hãy để lệch qua một bên theo tỉ lệ – bạn có thể thử để kiểm chứng hiệu quả của nguyên tắc đơn giản này.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

04-canbang

 

5. Sử dụng đường dẫn (leading lines)

Photo_composition_tips_6

 

Một bố cục kém sẽ khiến người xem không biết nên nhìn vào đâu, và ánh mắt của họ có thể là xung quanh tấm hình mà không thấy ra nơi cần tập trung. Vì vậy bạn cần có những đường dẫn để làm chủ ánh mắt người xem.

 

Tạo nên những đường dẫn cho phép một cảm giác rõ ràng về góc nhìn và chiều sâu tấm hình, hướng mắt vào chủ thể. Những đường cong có thể dẫn dắt mắt bạn khám phá khung hình, dẫn bạn tới chủ thể.

 

Những đường nét tồn tại ở mọi nơi, những bức tường, hàng rào, con đường, toà nhà và cả đường dây điện. Chúng có thể tạo ảnh hưởng bằng cách hướng tới chủ thể mà bạn cần nhấn mạnh.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

6-lines

 

6. Sử dụng đường chéo

Photo_composition_tips_7

 

 

Đường chân trời nằm ngang thường tĩnh tạo cảm giác bình yên, còn các đường đứng tạo cảm giác ổn định cân bằng. Để tạo hiệu ứng của phim ảnh, của sự chuyển động hoặc sự không chắc chắn, hãy tìm kiếm những đường chéo.

 

Bạn có thể không cần làm gì nhiều với việc dịch chuyển vị trí cần tập trung của máy để có một góc nhìn rộng và tạo ra một đường xéo. Với ống góc rộng bạn có thể đưa máy xuống thấp để có góc độ này.

 

Bạn cũng có thể tạo ra đường xéo giả bằng cách sử dụng kỹ thuật "Dutch Tilt", đơn giản là nghiêng máy ảnh khi chụp. Điều này có hiệu quả rất tốt, cho dù nó không phải lúc nào cũng phù hợp và là cách sử dụng phổ biến.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

10-diagonal

 

 

7. Không gian để di chuyển

Photo_composition_tips_8

 

 

Cho dù ảnh là tĩnh, chúng vẫn có thể tạo ra một cảm giác chuyển động mạnh mẽ. Khi bạn nhìn vào những tấm hình, chúng ta thấy điều sắp xảy ra và có xu hướng nhìn về phía trước – nó tạo ra cảm giác mất cân bằng, khó chịu nếu chủ thể của bạn không có nơi nào để di chuyển ngoại trừ khung hình.

 

Bạn không cần phải tạo hiệu ứng này với những chủ thể di chuyển. Ví dụ, bạn nhìn vào một tấm chân dung, bạn sẽ có xu hướng nhìn vào hướng nhìn của ánh mắt, và chúng cần một khu vực để ánh mắt hướng tới.

 

Cho cả hai loại (tĩnh và động) luôn cần không giản phía trước chủ thể hơn là để không gian đằng sau.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

7-moving

 

8. Nền background

Photo_composition_tips_9

 

 

Không chỉ là tập trung vào chủ thể – bạn cũng cần nhìn vào điều gì xuất hiện ở phía sau nền nữa. Điều này gắn với việc đơn giản hoá và làm đầy khung hình. Bạn không thể thường xuyên loại trừ nền một cách hoàn hảo, những dĩ nhiên bạn có thể làm chủ nó.

 

Bạn cần thường xuyên tìm cách thay đổi vị trí đủ để thay thế những nền rối rắm với một góc độ khác giúp cho chủ thể đẹp hơn. Hoặc bạn có thể sử dụng kỹ thuật tăng tốc màn chập và tối đa độ mở của ống để xoá nhoà nền.

 

Điều này dựa vào việc nền phía sau có phải là một phần câu chuyện bạn đang cố gắng truyền đạt thông qua bức ảnh. Trong tấm hình trên, nền phía sau là một thứ gì đó cần xoá nhoà.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

8-background

 

9. Sáng tạo với màu sắc

Photo_composition_tips_11

 

 

Những màu nguyên thuỷ (xanh, đỏ, vàng) luôn thu hút con mắt, đặc biệt khi chúng có sự tương phản mạnh. Nhưng có những  cách khác nhau để tạo tương phẩn – bao gồm cả việc lấy màu tươi sáng trên một nền đơn sắc, ví dụ; Bạn không cần màu mạnh tương phản mạnh để tạo một tấm hình nổi bật.

 

Hình ảnh bao gồm toàn một tông màu cũng gây hiệu ứng tốt. Điều quan trọng là phải tìm cách loại đi những màu mà bạn không muốn có trong hình.

 

Tại sao nó hiệu quả:

 

 

9-colors

 

10. Phá vỡ các quy tắc

Photo_composition_tips_10

 

 

Bố cục hình ảnh như là một ngôn ngữ hình ảnh – bạn cần sử dụng nó để khiến tấm hình nói lên thông điệp. Trong trường hợp nào, chúng ta cũng cố sử dụng vài từ để nói lên thông điệp của mình - hình ảnh cũng vậy. Và chúng ta có thể bỏ qua các quy tắc để hoàn thành mụch đích.

 

Thực hiện nó một cách tình cờ, không cân nhắc. Thực hiện nó khi bạn hiểu về các quy tắc bố cục và sau đó phá vỡ nó với mục đích tạo những thứ tươi mới. Không phải lúc nào phá vỡ quy tắc cũng tốt, nhưng đôi khi nó tạo nên những hiệu quả tuyệt vời.

 

Nên nhớ rằng: Những quy luật chúng tôi giới thiệu, có thể không có trên những tấm hình tuyệt vời nào đó, chứng minh rằng bạn có thể không áp dụng nhưng vẫn có những tấm hình đẹp.

 

 

10-breaking

 

 

Theo digitalcameraworld

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755