10 Lưu Ý Khi Làm Social Media Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Facebook Marketing

 

Phải chăng doanh nghiệp của bạn đang gặp chút vấn đề trong việc tăng khả năng kết nối với khách hàng trên mạng xã hội. Dưới đây là một số gợi ý làm Social Media cho các doanh nghiệp nhỏ, có thể sẽ trả lời được những vấn đề mà bạn đang quan tâm:

1. Được ăn cả ngã về 0:

Nếu bạn đã đặt bước chân vào chốn thương trường, thì việc đặt cược chắc không xa lạ gì. Tuy nhiên trước khi đặt tiền vào cửa nào, ít nhất bạn cũng có nhận thức và niềm tin không chỉ thu được tiền về mà còn thắng lớn. Làm Social Media Marketing cũng vậy, kế hoạch sẽ là bạn sử dụng 100% phương tiện truyền thông xã hội, làm vậy có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, hãy liều lĩnh đi vì mỗi ngày mở mắt ra bạn có thể nhận được tin nhắn tiền chuyển về tài khoản ngân hàng hoặc tiền bị trừ đi, tất cả phụ thuộc vào thái độ bạn. Xây dựng kế hoạch truyền thông một cách tỉnh táo, huy động tất cả các phương tiện truyền thông xã hội mà bạn có thể sử dụng, kết quả sẽ khác 180o so với việc áp dụng lẻ tẻ, hay hời hợt.

2. Cập nhật thường xuyên

Đừng quên cập nhật profile của bạn thường xuyên và kịp thời. Đừng từ bỏ nó hoặc để nó không có bất kỳ hoạt động nào trong thời gian dài. Những khách hàng trung thành của bạn, tín đồ và khách hàng tiềm năng có thể nghĩ rằng doanh nghiệp bạn không có ý định chăm sóc họ nữa, hoặc tệ hơn, họ sẽ cho rằng doanh nghiệp của bạn không còn hoạt động, việc họ chia sẻ các thông tin này sẽ ảnh hưởng lớn tới hình ảnh mà bạn đã nhọc công gây dựng.

3. Nghiên cứu

Hãy cố gắng nghiên cứu thêm về lĩnh vực kinh doanh của bạn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội như thế nào, cập nhật những thay đổi hay biến động trong ngành trong khu vực và quốc tế, để cung cấp cho người xem những thông tin quan trọng, thiết thực và có giá trị. Chia sẻ các thông tin hữu ích có thể thu hút nhiều người theo dõi, họ cũng như du khách đến thăm và nếu thu được giá trị gì đó, họ sẽ đón chờ các bài viết tiếp theo của bạn. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn nữa lượt thích, bình luận và chia sẻ, đặc biệt là những đánh giá tốt từ công chúng.

4. Ngắn gọn và súc tích

Giữa vô vàn các bài viết hiển thị trên các phương tiện truyền thông xã hội, mắt người có một sự chọn lọc khác rạch ròi, từ đối tượng họ quan tâm tới ít quan tâm, từ ngắn gọn, đẹp đẽ tới dài dòng hoa mắt. Thời gian nghỉ trưa chỉ vẻn vẹn 1h30’ trong lúc ấy họ tranh thủ vừa ăn vừa check tin tức trên các trang mạng xã hội, nhưng bài viết của doanh nghiệp bạn quá nhiều chữ, nếu ai kiên nhẫn đọc thì thấy toàn thông tin cứng nhắc, giới thiệu chung chung, và bạn mất một khách hàng tiềm năng.

Hãy giải quyết vấn đề này bằng cách rút ngắn nội dung các bài viết, nếu có thể kết hợp hình ảnh miêu tả thì càng tốt. Tối đa 4 dòng chữ hay 90 ký tự sẽ là hạn mức phù hợp để bạn bật lên những keyword, những câu khẩu hiệu kêu gọi hành động cho khách hàng như: Click ngay! Xem ngày; hay Mua ngay kẻo lỡ,…

5. Visuals cho hình ảnh

Sử dụng hình ảnh trên trang mạng xã hội của bạn cho phép tăng khả năng thể hiện sáng tạo của bạn để tiếp cận với người xem. Hình ảnh có thể tác động nhiều hơn vào bộ nhớ của con người , thậm chí đặt các đoạn text trên ảnh còn tạo ấn tượng lâu hơn với công chúng.

Từ việc tạo ra một trang hình ảnh và video, một bức ảnh bìa tuyệt vời mà cho đến hình ảnh các dự án kinh doanh và profile của công ty bạn , tất cả nhắc người xem rằng đây là page của chính doanh nghiệp bạn.

10-luu-y-khi-lam-social-media-cho-doanh-nghiep-nho-3

6. Hãy học cách lắng nghe và phản hồi

Hãy tìm hiểu giá trị của việc lắng nghe. Lắng nghe những gì khách hàng của bạn nói, mong muốn. Họ hy vọng sẽ có thể trao đổi thông tin với doanh nghiệp của bạn, đó là một cơ hội để bạn phát triển một mối quan hệ với họ. Đừng né tránh những câu hỏi khó hoặc phản hồi của khách hàng.

Trả lời nhanh nhất bạn có thể. Họ mong đợi bạn trả lời câu hỏi của họ về sản phẩm của bạn ngay lúc đó. Nhưng nếu bạn làm cho họ chờ đợi quá lâu hoặc bạn thậm chí không bận tâm để trả lời cho họ, họ sẽ tự đi tìm kiếm câu trả lời sau đó đặt sự quan tâm và lòng trung thành của họ ở một nơi khác.

7. Thông tin liên lạc

Hãy chắc chắn rằng thông tin liên lạc của bạn được hiển thị chính xác, cung cấp đúng địa chỉ, số điện thoại, và giờ làm việc trên trang của bạn.

8. Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Một số tính năng quảng cáo có sẵn trong Facebook, cung cấp cho bạn các tùy chọn và giúp bạn chọn đối tượng người xem theo độ tuổi, giới tính, sở thích và quan tâm, trình độ học vấn, tình trạng mối quan hệ, nơi làm việc và nơi sinh sống,từ đó giúp phân khúc thị trường. Biết được điều này, bạn sẽ có thể điều hướng hình ảnh và nội dung bài đăng của doanh nghiệp bạn để tập trung vào đối tượng mục tiêu.

9. Mobile Search

Những doanh nghiệp nhỏ cần phải đồng bộ hóa việc tìm kiếm của người dùng thông qua các thiết bị di động. Lý do là ngày càng có nhiều lượng người truy cập vào fanpage và tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp bằng các thiết bị di động, chính vì vậy đây sẽ là một điều quan trọng, cần lưu ý đối với các doanh nghiệp nhỏ.

10. Đúng thời điểm

Thời gian để bạn cập nhật các bài viết trên trang doanh nghiệp của mình phụ thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn hoạt động, và đồng hồ online trên các phương tiện truyền thông xã hội của khách hàng mà bạn muốn hướng tới. Chọn đúng thời điểm, bạn sẽ giúp thông tin của doanh nghiệp mình tiếp cận được nhiều người xem hơn, đặc biệt là đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Nguồn: Mix Digital

Xem thêm:
6 tính cách của một quản lý truyền thông xã hội thành công
5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014
Để quảng cáo truyền thông xã hội hiệu quả
Những nội dung nào được chia sẻ nhiều nhất trên Socal meadia
10 quy luật bất biến trong social media
Những bước cơ bản cho một kế hoạch digital marketing

 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755