10 lỗi chụp ảnh chân dung bạn nên tránh Kiến thức chung

Hãy cùng chúng tôi đến với 10 lỗi chụp ảnh các nhiếp ảnh gia thường gặp khi chụp ảnh chân dung và cách phòng tránh chúng nhé!

10 lỗi chụp ảnh chân dung sau đây là những lỗi các bạn có thể nhận ra hoặc không, nhưng rất phổ biến. Mời bạn cùng Designs.vn theo dõi để xem mình có mắc lỗi hay không nhé!

Góc chụp rộng

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

 

Mặc dù bạn có thể tạo ra những shot ảnh cực kỳ hiếu động với góc chụp rộng, nhưng rất ít trong số đó được coi là đẹp. Lens góc rộng làm những chủ thể gần trông sẽ lớn hơn những chủ thể xa và với 1 bức ảnh chân dung, lỗi này đồng nghĩa với mũi to trên 1 khuôn mặt nhỏ với đôi mắt bé tẹo.

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Lens có độ dài tiêu cự 70 – 85 mm được coi là 1 sự lựa chọn tốt để chụp ảnh chân dung và bạn không ở quá gần chủ thể. Những ống kính chụp ảnh từ xa dài hơn cũng có thể hữu dụng, mặc dù như vậy bạn sẽ cần đứng xa hơn để có nhiều không gian chụp. Sử dụng ống kính dài hơn cũng có lợi thế để hạn chế DOF (độ sâu trường ảnh) như vậy, hậu cảnh sẽ được làm mờ nhẹ để làm nổi bật chủ thể của bạn hơn.

 

Đôi mắt không sắc nét

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

1 quy luật chung trong các bức ảnh chân dung là đôi mắt phải được sắc nét. Điều này cực quan trọng nếu bạn đang chụp với khẩu độ rộng mở để hạn chế DOF. DOF nông sẽ thu hút sự chú ý của người xem về chủ thể, và nếu đôi mắt không được chụp sắc nét, có nghĩa là người xem sẽ chú ý vào 1 phần khác của bức ảnh. Và hiển nhiên bạn sẽ không muốn người xem hướng vào mũi của chủ thể chứ?

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Nếu bạn thường để máy ảnh autofocus, đã đến lúc bạn tự mình kiểm soát (manual) và có thể sử dụng chân giá đỡ, đặc biệt khi chủ thể không di chuyển.

 

Quá nhiều DOF

 

 10_loi_chup_anh_chan_dung

 

Chọn khẩu độ nhỏ để tạo DOF dày không phải là 1 ý tưởng hay với 1 bức chân dung. Nếu hậu cảnh hỗn loạn, DOF dày sẽ làm phân tán chú ý khỏi chủ thể. 
 

Kỹ thuật chụp ảnh: Để khắc phục lỗi chụp ảnh chân dung này, bạn chọn khẩu độ lớn (khoảng f/5.6). Ngay cả khi hậu cảnh không được làm mờ quá, hạn chế DOF 1 chút sẽ phân cách chủ thể của bạn ra khỏi xung quanh và làm tập trung hơn vào chủ thể, hoặc đơn giản hơn bạn yêu cầu chủ thể đến 1 nơi khác yên tĩnh hơn. Bạn cũng có thể chuyển sang ống kính có độ dài tiêu cự lớn hơn để làm giảm DOF mà không thay đổi khẩu độ.

Vật thể lạ trên đầu

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

1 trong 10 lỗi chụp ảnh chân dung phổ biến là không chú ý tới hậu cảnh và kết quả là những shot ảnh với cột đèn giao thông, cây hoặc cột cờ đính trên đầu chủ thể.

Kỹ thuật chụp ảnh: Bạn có thể đặt khẩu độ rộng để làm mờ hậu cảnh, hoặc đơn giản là thay đổi vài bước chân để sang 1 góc chụp tạo hậu cảnh khác.

DOF nông

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

Trong khi DOF bị giới hạn trong bức ảnh chân dung có thể là 1 cách hiệu quả, nếu bạn chụp với ống kính 85mm f/1.8, DOF có thể quá nông làm cho chỉ đôi mắt được ở trung tâm bức ảnh, trong khi đôi tai mờ nhạt.

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Hãy chắc chắn kiểm tra bức ảnh gần hoặc với size mà bạn muốn sử dụng chúng, hoặc phóng to bức ảnh trên màn hình máy ảnh khi bạn review để kiểm tra tiêu cự và DOF.  

Chụp sai độ cao

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

Khái niệm “sai độ cao” có thể hiểu theo nhiều cách tùy thuộc vào chủ thể và nội dung bức ảnh, nhưng thường thì 1 bức ảnh đẹp sẽ được chụp ngang với tầm mắt chủ thể

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Với trẻ em, bạn nên quỳ hoặc chống khuỷu tay trên sàn nhà để chụp. Hoặc nếu bạn muốn nhấn mạnh sự nhỏ bé của chúng, hãy chụp từ trên xuống. Nhiều nhiếp ảnh gia chân dung khuyên bạn tránh chụp dưới tầm mắt chủ thể để tránh hiện tượng cằm đôi và lỗ mũi trong ảnh. Trước đây, trẻ em và phụ nữ luôn được chụp từ cao xuống để tập trung vào đôi mắt và làm họ trông cuốn hút hơn, nhưng ngày nay kỹ thuật này ít phù hợp hơn.  

Bóng nặng

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ muốn hạn chế ánh sáng và giảm ảnh hưởng của phần bóng.

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Nếu bạn đang chụp với nguồn sáng mạnh như ánh sáng mặt trời chẳng hạn, hãy tìm 1 vị trí râm mát hơn cho chủ thể. Hoặc bạn cũng có thể dùng 1 bộ khuếch tán trên chủ thể để giảm bớt ánh sáng. 1 chút flash cũng có thể giúp bạn khắc phục lỗi chụp ảnh chân dung này 

Mắt đỏ

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

1 trong những “nguy cơ” khi sử dụng flash là ánh sáng rất gần với ống kính và dẫn đến ánh sáng phản chiếu trong võng mạc của chủ thể và gần máy ảnh dẫn đến hiện tượng mắt đỏ.

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Tùy chỉnh flash tránh mắt đỏ có thể giải quyết lỗi chụp ảnh chân dung này bằng cách hạ tròng mắt của chủ thể xuống để ít ánh sáng có thể vào mắt hơn và phản chiếu lại, nhưng cách tốt nhất là chuyển flash ra khỏi ống kính. 

Quá nhiều chi tiết

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

Nếu bạn muốn đôi mắt được nhấn sắc nét, bạn sẽ cần chú ý không để bất kỳ vết trên làn da nào là điều đầu tiên được để ý trong bức ảnh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Nếu bạn chỉ chụp ảnh JPEG, nên đặt chế độ màu Natural hoặc Neutral hơn là Standard hay Vibrant, có thể làm bão hòa màu, đặc biệt là màu đỏ và hướng chú ý tới những nốt sưng trên mặt. Hãy chú ý đặc biệt tới tông màu da và giữ saturation thấp (nhưng không quá thấp bởi sẽ khiến chủ thể nhợt nhạt). Bạn cũng cần retouch bức chân dung để giải quyết những nhược điểm trên khuôn mặt.  

Quá xa

 

10_loi_chup_anh_chan_dung

 

1 trong những lỗi chụp ảnh chân dung thường gặp nhất với những nhiếp ảnh gia tập sự là đứng quá xa chủ thể và không zoom in đủ với ống kính. Điều này có thể dẫn tới 1 khoảng không lớn quanh chủ thể với bầu trời bao la phía trên và cả khoảng đất rộng lớn phía dưới, nơi mà đáng ra với 1 bức ảnh chân dung là vị trí của đầu và vai chủ thể.

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Dù đến gần hơn giúp bạn có những bức ảnh chân dung đẹp hơn, nhưng hãy cẩn thận ảnh của bạn sẽ có khả năng giống ảnh hồ sơ.  

Nguồn :DESIGNS.VN

 

 

Xem thêm:
Những thói quen cần bỏ khi chụp ảnh

8 kỹ thuật chụp ảnh nên biết

3 tác dụng ít biết của việc đặt iso cao
5 mẹo chụp ảnh thực phẩm tươi ngon
Top 11 tiêu chuẩn tạo nên bức ảnh mẫu mực
10 quy tắc của bố cục hình ảnh

10 lỗi chụp ảnh chân dung bạn nên tránh

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755