10 kiến thức bỏ túi trong nhiếp ảnh Kiến thức chung

Bạn muốn chụp những bức ảnh đẹp nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, 10 mười bí quyết nhỏ nhỏ dưới đây sẽ rất hữu ích, giúp bạn có được những bức ảnh như ý và chuyên nghiệp.

1. Nguyên tắc một phần ba

 

 

Nguyên tắc một phần ba là nguyên tắc cơ bản đầu tiên bạn cần nắm được khi chụp một tấm hình. Nguyên tắc này khá đơn giản và dễ nhớ, bạn hãy tưởng tượng khung hình sẽ được chia làm 9 phần bằng nhau bởi 2 đường nằm ngang và 2 đường thẳng đứng. Chúng ta sẽ có 4 giao điểm giữa các đường thẳng, đó là vị trí vàng cho chủ thể của bức ảnh. Việc đặt chủ thể ở những vị trí đó sẽ giúp bức ảnh về toàn cục sẽ có phần nghệ thuật hơn và dễ nhìn hơn với mắt của chúng ta.

2. Tránh để máy ảnh bị rung

Máy ảnh bị rung sẽ gây ra hậu quả rất tệ hại với bức ảnh của bạn. Vì thế bạn cần chú ý một số cách sau để có thể tránh làm máy ảnh bị rung trong quá trình chụp hình. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu rõ làm thế nào để giữ máy ảnh của bạn đúng cách. Thứ hai, khi chụp phải cầm máy bằng hai tay, một tay cầm thân máy, tay kia cầm xung quanh ống kính. Thứ ba, bạn nên cầm máy sát người khi chụp để giữ cân bằng máy tốt nhất với sự hỗ trợ từ cơ thể. Ngoài ra bạn cần kiểm tra lại tốc độ màn trập cho phù hợp với tiêu cự của ống kính. Nếu bạn đang sử dụng ống kính 100mm, thì tốc độ màn trập không được thấp hơn 1/100 giây. Bạn có thể sử dụng chân máy hoặc monopod bất cứ khi nào có thể, nếu không bạn cũng có thể tận dụng những bức tường hoặc một cái cây để ổn định máy.

3. Quy tắc "sunny 16"

Quy tắc này giúp bạn điều chỉnh độ phơi sáng cho bức ảnh phù hợp dựa vào các tính toán có sẵn và bạn chỉ việc điều chỉnh các thông số cho phù hợp với độ sáng ngoài trời lúc đó. Ví dụ trong một ngày trời nắng to, bạn cần chọn khẩu độ f/16, tốc độ màn trập (tốc độ chụp) là 1/100 giây và chỉ số ISO gần nhất với nghịch đảo của tốc độ chụp (tức là nếu tốc độ chụp là 1/100 giây thì ISO lí tưởng nhất là 100 nếu không thì chọn giá trị gần 100 nhất). Quy tắc này giúp bạn giảm bớt thời gian hiệu chỉnh cho phù hợp với môi trường bên ngoài để có được một bức hình như mong muốn, khi bạn không có đồng hồ đo sáng hoặc máy ảnh của bạn không có màn hình LCD để xem lại các bức hình.

4. Sử dụng bộ lọc phân cực

 

Bạn có thể trang bị thêm cho chiếc máy ảnh của mình một bộ lọc phân cực. Bộ lọc này sẽ giúp làm giảm phản xạ từ nước cũng cũng như kim loại vào ống kính, nó cải thiện màu sắc của bầu trời, đồng thời bảo vệ ống kính của bạn. Bạn nên chọn mua bộ lọc tròn bởi vì chúng cho phép máy ảnh của bạn sử dụng kiểu đo sáng TTL (xuyên qua ống kính).

5. Tạo một bức ảnh có độ sâu

Khi chụp ảnh phong cảnh, bức hình thực sự tạo cho bạn cảm giác về chiều sâu như thể bạn đang ngắm nhìn nó thực sự. Với việc sử dụng một ống kính có góc chụp rộng và khẩu độ f/16 hoặc nhỏ hơn để giữ cho tiền cảnh và hậu cảnh được sắc nét. Đặt một đối tượng hoặc người ở phía trước tạo cảm giác về quy mô và nhấn mạnh khoảng cách giữa các đối tượng.

 6. Sử dụng nền hậu cảnh đơn giản

Chọn một phông hậu cảnh đơn giản là lựa chọn tốt nhất khi chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số, và bạn phải biết trong bức ảnh đó cần có những chủ thể nào. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên chọn một hậu cảnh với gam màu trung tính và các chi tiết đơn giản. Điều này sẽ giúp người xem chú ý nhiều hơn tới chủ thể trong bức hình của bạn chứ không phải là một chi tiết trong phông nền bạn chọn.

 7. Không sử dụng flash trong nhà

 

Flash có thể làm bức ảnh thiếu tự nhiên và có phần giả tạo, đặc biệt khi chụp chân dung trong nhà. Vì vậy bạn nên sử dụng các phương pháp khác để có được bức ảnh chân dung chân thực và đẹp mắt mà không cần dùng flash. Thứ nhất, thử đẩy ISO lên - thường là từ 800-1600, sử dụng khẩu độ rộng nhất có thể - theo cách này các cảm biến sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn, và bạn sẽ có một bức ảnh đẹp với nền mờ. Sử dụng một chân máy hoặc một ống kính có chế độ ổn định hình ảnh I.S (image stablization) cũng sẽ giúp bức ảnh của bạn đẹp và sáng sủa hơn.

8. Chọn ISO phù hợp

 

ISO quyết định độ nhạy sáng của máy ảnh và mức độ xuất hiện nhiễu của hình ảnh. Việc lựa chọn mức ISO nào tùy thuộc vào tình hình ánh sáng của môi trường xung quanh. Khi trời càng tối thì ISO cần được đẩy lên số càng cao hơn trong khoảng từ 400 – 3200, máy ảnh của bạn sẽ "nhạy cảm" hơn với ánh sáng từ môi trường, tránh cho các bức ảnh bị mờ. Vào những ngày trời nắng, chúng ta chỉ nên chọn ISO 100 hoặc thiết lập tự động điều chỉnh.

 9. Lia máy để tạo hiệu ứng chuyển động

 

 

Nếu bạn muốn chụp một vật thể đang chuyển động, hãy sử dụng kĩ thuật panning để tạo hiệu ứng mờ chuyển động. Bạn cần chọn tốc độ màn trập thấp hơn khoảng 2 stop so với thông thường, ví dụ thay vì chọn tốc độ 1/250, bạn chỉ nên chọn 1/60. Giữ máy ảnh của bạn hướng về phía đối tượng trong khi ngón tay nhấn giữ một nửa nút chụp để khóa lấy nét, khi nào thấy sẵn sàng thì chụp nhưng nhớ rằng phải di chuyển theo đối tượng khi họ đang di chuyển. Bạn nên sử dụng chân máy hoặc monopod để tránh máy ảnh bị rung và nhận được các vệt chuyển động rõ ràng.

 10. Thử nghiệm với tốc độ màn trập

 




Đừng ngại thay đổi các tốc độ màn trập khác nhau để tạo ra các hiệu ứng thú vị. Bạn hãy thử chụp hình ảnh đường phố ban đêm với tốc độ 4s một khung hình, bạn sẽ nhận thấy sự chuyển động của đối tượng theo những vệt sáng. Nếu bạn chọn tốc độ chụp là 1/125 giây thì những vệt sáng sẽ biến mất, thay vào đó hành động sẽ bị đóng băng (không có cảm giác về tốc độ di chuyển). Bạn sẽ có những bức ảnh đẹp nếu sử dụng chân máy khi sử dụng kĩ thuật này để chụp một đối tượng đang di chuyển.


Nguồn: Idesign.vn

Xem thêm:
28 bài tập cần biết của nhiếp ảnh
10 mẹo nhiếp ảnh kỹ thuật số
8 kỹ thuật chụp ảnh nên biết
5 điều khiến khả năng nhiếp ảnh của bạn chưa được cải thiện

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755