10 bài tập nhiếp ảnh kích thích sự sáng tạo Kiến thức chung
Đối với những anh em chơi nhiếp ảnh đã lâu. Sẽ không không ít anh em bị mất cảm hứng chụp vì không biết mình chụp cái gì. Tôi đã biết một đàn anh chơi nhiếp ảnh lâu năm từ hồi máy phim cho đến máy số. Không phải là do anh ấy không có máy ảnh xịn mà chụp không ra đâu. Hồi năm 2008 anh ấy đã sở hữu nikon D3 và dàn nano khủng rồi. Nhiều anh em lại động viên nhưng không giúp được gì nhiều cho việc khơi gợi lại cảm hứng nhiếp ảnh từ anh. Vì anh ta đã chụp rất nhiều rồi, anh ta chẳng biết chụp gì nữa để có những bức ảnh sáng tạo hơn. Có thể bạn cũng gặp trường hợp tương tự với bản thân mình. Hi vọng 10 bài tập nhiếp ảnh sau sẽ kích thích sự sáng tạo để bạn có cảm hứng đi chụp lại.
1. Ghế đá công viên. Mang máy ảnh và một cái tripod đến một băng ghế nhiều người ngồi trong công viên. Chọn một góc chụp từ xa với cái len tiêu cự dài, hướng về băng ghế đó về thiết lập chế độ “pre-focused”. Chụp ảnh trong khoản thời gian cố định mỗi 10 phút. Đây thực sự là một bài tập về “time lapse” trong nhiếp ảnh. Những bức ảnh sẽ tạo một câu chuyện vui. Giữ nguyên việc cài đặt nhưng các đối tượng thay đổi ngẫu nhiên.
2. Sự phát triển của công trình xây dựng. Tìm một khu vực đang xây dựng và chụp ảnh mỗi ngày. Nếu bạn chọn một điểm giống nhau mỗi ngày, bạn sẽ có được một chuỗi hình ảnh minh họa sự hoàn thiện từng ngày của một công trình.
3. Qua các mùa. Bài tập này tương tự bài số hai, nhưng tốt nhất nên chụp ở một nơi ít bị đô thị hóa, và thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Tìm một khung cảnh mà bạn có thể chụp được trong các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đặc biệt là những nơi có tuyết vào mùa đông và lá đổi màu vào mùa thu.
4. Tự chụp chân dung của mình. Concept rất là đơn giản. Chụp ảnh về bạn mỗi ngày. Bạn nên sử dụng chân máy để chụp hơn là giới hạn chính bản thân mình khi chụp bằng cánh tay dài. Bạn là đối tượng duy nhất để chụp, hãy tận dụng điều này. Hãy sáng tạo, cường điệu hóa, hóa trang và sử dụng các đạo cụ. Bạn hãy quyết định bạn sẽ thể hiện mình ra thế giới như thế nào! Bạn có thể lập nhóm để chia sẻ những bức ảnh trên Flickr và Twitter.
5. Một ngày trong đời của… Chụp một nghề nghiệp cụ thể thực sự là một dự án tuyệt vời. Ví dụ như bạn có thể chụp ảnh một y tá tại nơi làm việc thể hiện tất cả các khía cạnh của công việc cô ấy làm. Bạn có thể chụp ảnh nhiều hơn một ngày để làm một bộ ảnh tiêu biểu.
6. Biết hàng xóm của mình. Chúng ta thường không có ấn tượng tốt về khu vực xung quanh nhà. Hãy đi lòng lòng và chụp 10 bức ảnh trong khu vực bạn sống. Nếu bạn thực sự hứng thú, hãy chụp mỗi tháng, mỗi tuần.
7. Trò chơi với màu sắc. Đây thực sự là trò chơi vui trong môi trường đô thị. Mang theo máy ảnh và dành ra vài tiếng để chụp ảnh. Để một người bạn chọn màu để chụp, bạn chỉ chụp các đối tượng có màu đó. Cuối cùng, bạn sẽ ngạc nhiên màu sắc nhảy múa như thế nào! Khi hoàn tất, bạn có thể có những bức ảnh tuyệt vời bằng cách ghép chúng lại trong một bức tranh hoặc tấm khảm bằng Photoshop.
8. Một bộ sưu tập cái gì đó. Khi bạn ra ngoài, hãy mang theo máy ảnh, tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn chọn. Nó có thể là chân bàn, thùng rác, rau củ mà trông giống như các khuôn mặt, xe đạp… bạn đặt tên cho nó! Hãy sáng tạo và làm một chủ đề mà bạn không thường thấy trong các bức ảnh.
9. Nhìn theo con mắt của vật cưng. Giả vờ bạn là một con thú cưng nào đó. Bạn sẽ nhìn thế giới như thế nào nếu bạn là một con chó? Một con chuột? Hãy chụp những bộ ảnh theo cái nhìn của con vật cưng của bạn.
10. Khi trời tối. Chúng ta thường không mang theo máy ảnh ra ngoài khi trời tối.Bạn hãy thử chụp khi trời tối. Nếu bạn ở vùng quê, hãy chụp ánh trăng hoặc các vệt sao. Trong thành phố, bạn có thể chụp các vệt sáng của đèn xe hoặc tòa nhà trung tâm. Bất cứ nơi nào bạn đến, bạn có thể vẽ những vệt sáng – sử dụng chế độ phơi sáng ( long exposure) và di chuyển đèn trên những phần khác nhau của khung cảnh.
Hy vọng những ý tưởng này sẽ giúp bạn thoát ra khỏi nơi nào đó và bắt đầu chụp trở lại.
Nguồn: Vietnamphotography
Xem thêm:
9 Kiến thức chụp ảnh chân dung cho bạn
10 lỗi chụp ảnh chân dung bạn nên tránh
Bí quyết chụp ảnh vật nuôi
Chụp ảnh macro thế nào cho đẹp?
Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
5 bước nhỏ để tối ưu ảnh “tự sướng”
Bí quyết chụp ảnh đẹp cho bà bầu
Viết bình luận