Walter Landor: Người tiên phong Kiến thức chung
Walter Landor là con một người kiến trúc sư nổi tiếng người Đức Fritz Landauer. Ông được sinh ra tại Munich vào 9/7/1913. Giống như cha mình, Walter trẻ tuổi đã sớm bị ấn tượng bởi xu hướng thiết kế Bauhaus và Werkbund nở rộ tại Đức thời điểm đó.
Walter rời Munich năm 1931 và hoàn thành việc học của mình tại trường đại học Goldsmiths ở London. Cùng Misha Black và Milner Gray, ông đồng sáp lập Industrial Design Partnership (IDP) năm 1935, một trong những công ty chuyên về lĩnh vực này tại Anh.
Một năm sau đó ở độ tuổi 23, Walter là người trẻ nhất có tên trong hiệp hội Nghệ Thuật Hoàng Gia (Royal Society of Art).
Walter và những người trong nhóm thiết kế của IDP du lịch tới Mỹ vào năm 1939 để chuẩn bị cho hội trợ New York World. Tại đây ông gặp nhà các thiết kế vĩ đại Raymond Loewy, Walter Teague, và Henry Dreyfuss.
Lúc này chiến tranh nhanh chóng lan ra khắp châu Âu vì thế Walter quyết định ở lại Mỹ để nghiên cứu thêm về ngành thiết kế.
Ông muốn tự mình tìm hiểu tại sao ngành thiết kế Mỹ "phát triển nhanh chóng là lùng, kỳ diệu, hơn chúng tôi ở London". Walter tìm tới Bờ Tây và thăm San Francisco, và nhanh chóng quyết định dừng lại ở đây.
"Theo tôi, đây là một thành phố có nhiều điềm chung của các thành phố khác trên thế giới, một thành phố được xây dựng trên văn hoá truyền thống của Đông và Tây… Làm sao tôi có thể sống ở nơi nào khác?"
Một công ty ra đời
Vào tháng 11/1939, Walter được giới thiệu bởi Glenn Wessels của trường Nghệ thuật Thủ Công Clifornia. Wessels đề nghị ông làm giáo viên cho Khoa thiết kế. Chương trình giảng dạy của Wessels tập trung giải quyết các vấn đề thiết thực, cụ thể.
Bên ngoài lớp học, ông tạo các diễn đành để "các học sinh thực tập, giáo viên, kiến trúc và các nhà kinh doanh có thể nghiên cứu và phát triển những điều mới nhất trong lĩnh vực này"
Năm 1945, Walter và Jo chuyển văn phòng của họ tới 556 Commercial Street, gần khu Chinatown ở San Francisco, đồng thời mở rộng số lượng thành viên của nhóm. Walter vẫn tiếp tục dậy kiến thức thiết kế tại trường Mỹ Thuật San Francisco (Ngày nay là Viện Nghệ Thuật San Francisco).
Tại đây ông gặp Rodney McKnew, một sinh viên và là một hoạ sĩ tự do, và cũng kết thân với nhà minh hoạ đồ hoạ Francis Mair và Lillian Sader cùng ở Chicago cũng tham gia WL&A.
Mc Knew, Mair và Sader đã sát cánh cùng với Walter trong suốt 40 năm sau đó và cùng lạp việc trên rất nhiều dự án.
Viết lại các quy tắc
Ngay từ những bước đầu tiên Walter đã ủng hộ việc tìm hiểu cách tiếp cận khách hàng, ông là một trong số những người đầu tiên áp dụng các nghiên cứu về khách hàng đối với thiết kế bao bì.
Trong suốt những năm đầu của thập niên 1950, Wlater, luôn mặc một chiến áo trắng giống như trong phòng thí nghiệm và đưa các thiết kế bao bì và thiết kế nhãn hiệu và các siêu thị để nghiên cứu các phản ứng của khách hàng.
Lewis Lowe, một công ty được thành lập từ 1950 tới 1971, kết hợp cùng với Walter trong các chuyến đi nghiên cứu khách hàng ở siêu thị:
"Chúng tôi tới các siêu thị có các sản phẩm của mình trên kệ, rồi đổi vị trí vài thứ. Và sau đó khách hàng sẽ đi qua và chúng tôi hỏi họ về mọi thứ, tại sao họ chọn thứ này, họ chọn thứ kia… và ghi lại tất cả. Cho đến khi những người quản lý cảm thấy sự có mặt của chúng tôi gây phiền phức thì chúng tôi đi qua siêu thị khác."
Việc nghiên cứu thói quen người dùng giúp cho Walter nhận thức rất sâu sắc tầm quan trọng của bao bì trong tiếp thị. Ông biết rằng sản phẩm nào cần giữ lại và sản phẩm nào cần làm mới hoặc cải tiến. Với người tiêu dùng, bao bì giống như một lời cam kết của người sản xuất với người tiêu dùng.
"Bao bì phải cất tiếng nói"
Công việc của Walter xuất phát từ việc kích cầu trong thời hậu chiến II.
"Mười lăm năm trước đây, một nhân viên bán hàng phải tự giới thiệu các sẩn phẩm, xà phòng, đậu Hà Lan, kẹo.. Ngày này, chính món hàng đó phải cất tiếng nói."
Các thiết kế của ông kết hợp phương pháp truyền thống đi kèm các biểu tượng dễ nhận biết, và cũng sử dụng vật liệu công nghệ mới như giấy bóng kính… Cùng với chiến lược tiếp thị mới, Walter đã tạo dấu ấn vô cùng to lớn trong tiếp thị hình ảnh thương mại hiện đại.
Năm 1951, Walter chuyển công ty đang trên đà phát triển tới một văn phòng lớn hơn tại 143 Bush Street, và thu hút được rất nhiều nhân tài xuất sắc trong nghành thiết kế như
Năm 1952, Walter là thành viên sáng lập của Hiệp Hội Thiết Kế Bao Bì (PDC). Thời điểm đó các công ty thiết kế hàng đầu đều nằm tại New York hoặc Chicago. Các thành viên của PDC mong rằng sự có mặt của ông sẽ đưa họ lên tầm cao mới.
Hai năm sau đó, Walter giõng dạc tuyên bố "New York và các thành phố có ngành công nghiệp thiết kế khác đang bị thách thức bởi San Francisco." Ông đã mang lại một cái nhìn tươi trẻ cho Bờ Tây.
Phát súng của Bourbon
Bourbon là tên gọi của một loại Wisky chủ yếu được sản xuất từ bắp (wiki). Trong năm 1955, người chủ sở sữu của Stitzel-Weller Distillery muốn giới thiệu ra thị trường loại rượu Old Frizgerald từ bắp của họ.
Walter đề nghị nhóm thiết kế của mình vượt qua những hình mẫu cơ bản và thiết kế một kiểu dáng chai hoàn toàn mới. Thiết kế cuối cùng được gọi là Candlelight lựa chọn từ 50 mẫu thiết kế.
Mẫu chai Candlelight trở nên phổ biến không chỉ vì tính đương đại của nó mà còn bởi sự sáng tạo tuyệt vời.
Thiết kế giúp nó sau khi sử dụng có thể trở thành một cái kệ đựng Nến đẹp đẽ – điều thường được sử dụng ở thời đó. Thậm chí có báo cáo cho rằng, nhiều phụ nữ mua rượu hoặc vỏ chai Candlelight về để đựng Nến.
Chai nước rực rỡ
Arrowhead và Puritas tại Los Angeles, công ty hàng đầu về nước đóng chai muốn giới thiệu một chai nước nửa lít tới người dùng tại nhà và các nhà hàng.
Lúc đầu nó là một lọ thuỷ tinh công kềnh và nặng nề, đặc biệt khi được chứa đầy nước, khó khăn cho người nâng khi ngồi. Thiết kế mới được yêu cầu vượt qua bài toán này.
Các nhà thiết kế đã nghiên cứu rất sâu vào việc sản phẩm được sử dụng thế nào, nó được làm ra sao và khách hàng sẽ dùng nó như thế nào. "Tilt Botle" của Landor thiết kế, có hai mặt phẳng, không cần phải nâng lên để đổ đầy khi hết, nó không cần một tay nắm để chuyển từ người này qua người kia.
Kiểu dáng cong truyền thống được giữ lại nhưng mặt phẳng được thêm vào giúp người sử dụng chỉ cần nghiêng nhẹ chai là có thể rót nước khi nước gần hết.
Người dùng cũng có thể giữ lại vỏ chai để sử dụng cho các việc khác như một sự tiết kiệm. Thiết kế của đội ngũ thiên tài này khiến doanh số bán hàng của Arrowhead & Puritas tăng vọt.
Mở rộng
Năm 1956, với danh tiếng tuyệt đối cùng với đội ngũ khách hàng và thiết kế tăng vọt, Walter chuyển văn phòng tới toà nhà tại Pier 5. Văn phòng gồm các phòng ban, studios và phòng họp, nghiên cứu cho khác hàng.
Tại một khu vực, Walter còn cho xây dựng một môi trường bán lẻ ảo, giúp cho các nhà thiết kế và các khách hàng có thể xem trực tiếp các sản phẩm của mình trong bối cảnh như thật. Đồng thời cũng có những người dùng để thử nghiệm phản ứng của họ với thiết kế sản phẩm.
Landor cũng thâm nhập thị trường Châu Á vào cuối năm 1950. Sản phẩm nổi tiếng nhất ông từng tham gia là thương hiệu bia Sapporo, thương hiệu lâu đời và bán chạy nhất tại Nhật Bản.
Lần đầu tiên sau 83 năm, Sapporo bắt đầu đóng chai những gì mình bán. Biểu tượng của họ là một ngôi sao đỏ gợi lên hình ảnh trên lá cờ Nhật Bản. Thay thế vòng tròn màu trắng giống như màu cờ, biểu tượng xác định sản phẩm Nhật Bản rõ ràng.
Cho bao bì Sapporo ở thị trường khác – như Hồng Kông – ông dùng màu đồng trên nền kem để giảm những phản ứng nhạy cảm của Nhật Bản.
Tất cả ra khơi
Năm 1964 Landor mua lại một con tàu trị giá 12.000$ và sửa chữa nó thành văn phòng thiết kế, rồi đưa cả công ty trên đó. Điều này tạo một ấn tượng về sự sáng tạo và bay bổng, nó còn cung cấp thêm các phòng để phát triển các ngành thiết kế khác, bao gồm cả lĩnh vực được biết tới với cái tên Thiết Kế Nhận Diện Thương Hiệu.
Mặc dù sau này công ty cũng chuyển lại về văn phòng hiện tại ở 1001 mặt tiền đường San Francisco, nhưng con tàu Klamath vẫn là biểu tượng đặc biệt tại công ty này.
Năm 1970 công ty đổi tên là Landor Associates, thành lập văn phòng tại khắp nơi ở Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ, thu hút sự hưởng ứng trên toàn thế giới. Công ty thực hiện các sản phẩm cho các công ty hàng đầu, đặc biệt là một số hãng hàng không.
Vào thời gian này, có một làn sóng thâu tóm, sát nhập các công ty trên toàn thế giới và thế là nhu cầu làm mới, thiết kế mới, hình ảnh mới càng lên cao. Với uy tín của mình Walter ở rộng các dịnh vụ tư vấn như, đặt tên công ty, biển báo, thiết kế của hàng, thiết kế nội thất… tất cả đều dựa trên những nghiên cứu về khách hàng đầy thuyết phục.
Năm 1989, Walter nghỉ hưu ở độ tuổi 76, giữ lại chức danh người sáng lập như là sự ghi danh với các đóng góp của ông. Mặc dù vậy ông vẫn tiếp tục đóng vai trò tích cực với tổ chức bằng cách giữ liên lạc với khách hàng và ghé thăm thường xuyên tại trụ sở ơ San Francisco.
Một biểu tượng vĩnh cửu
Walter có thể không phải là người vẽ ra các thiết kế kinh điển thường được sử dụng cho các bài học thiết kế. Nhưng cách thức ông tiên phong tiếp cận khách hàng một cách khoa học và chặt chẽ và thẫm đẫm tư tưởng Bauhaus, kết hợp giữa các hoạ sĩ thiết kế với nhu cầu thị trường tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiết kế.
Fedex được Lindon Leader thiết kế khi là Giám đốc thiết kế cấp cao tại The Landor Associates.
Các thiết kế kinh điển ra đời từ The Landor Associates là minh chứng mạnh mẽ của việc đưa nghệ thuật tiếp cận công chúng, và dùng các phương pháp khoa học để nghiên cứu người dùng.
Một năm trước khi mất, năm 1984, Viện bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ đã trưng bày bộ sưu tầm các thiết kế của The Walter Landor như các di sản mà Landor đã đóng góp cho nền thiết kế Mỹ trong thế kỷ 20.
iDesign sưu tầm
xem thêm:
11 điều bạn chưa biết về Jony Ive
CHÂU TRỌNG HIẾU - Chàng họa sĩ lãng tử và cây bút chì màu nhiệm
Paul Rand nhà thiết kế đồ họa vĩ đại
Adrian Frutiger và ảnh hưởng của nghệ thuật chữ số
Viết bình luận