Trang bị kiến thức khi chọn mua máy ảnh Kiến thức chung

Không có bất kì thông số nào nói lên đâu là một chiếc máy ảnh xuất sắc nhất: Độ phân giải cao, khả năng khử nhiễu (noise) hay dải ISO rộng… chỉ khiến bức ảnh tốt hơn chứ không giúp người dùng sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.


Đừng vội vàng khẳng định máy ảnh mình muốn mua là tốt nhất: Như đã nói ở trên, một máy ảnh “xịn” không đóng vai trò chính trong một bức ảnh đẹp. Một bức hình đẹp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì thế đừng quá kì vọng vào thiết bị khi mắt nhìn của người đứng sau ống ngắm mới là thứ quan trọng nhất.

Hơn thế nữa, định nghĩa cái đẹp thường khá rộng, đôi khi là màu sắc đẹp, đôi khi là nội dung đẹp, cũng có thể là một bức ảnh trừu tượng gợi mở cảm giác… (bokeh, hoa lá…). Do đó, chạy đua công nghệ, luôn muốn sở hữu chiếc máy ảnh “tốt nhất” là một điều dại dột với những người thực sự quan tâm đến ảnh (chứ không phải thiết bị).

Thử trước khi mua: Quảng cáo bao giờ cũng hấp dẫn nhưng trải nghiệm thực tế đôi khi lại rất phũ phàng. Do đó, nếu không muốn mua phải “hàng hớ” hay không phù hợp với nhu cầu sử dụng, tốt nhất người dùng nên tham khảo và dùng thử mẫu máy ảnh đang trong tầm ngắm của bản thân trước khi quyết định có “hốt” nó hay không. Có những loại máy ảnh phổ biến sau:

Point and Shoot (PnS)
 



Thực tế, camera của smartphone ngày nay đang thực hiện khá tốt nhiệm vụ “trỏ và chụp” (PnS), tuy nhiên, nếu có yêu cầu cao hơn một chút, người dùng có thể tìm đến với máy ảnh PnS. Rõ ràng, thiết bị chuyên biệt bao giờ chẳng tốt hơn so với đồ tích hợp? Vả lại, nhiều máy ảnh PnS ngày nay cũng được trang bị những ống kính loại tốt chẳng thua kém gì những “thiết bị vẽ ánh sáng” chuyên nghiệp.

Điểm yếu của PnS chính là cảm biến cỡ nhỏ (thực tế cũng đã có vài mẫu PnS dùng cảm biếm full-frame. Nhưng giá thì…) và chất lượng zoom quang học không tốt. Song, bù lại, máy PnS thường có giá tương đối mềm trên thị trường.

Compact megazoom



Điểm khác biệt duy nhất của dòng sản phẩm này so với PnS thông thường chính là khả năng zoom quang học tốt hơn. Nhìn chung, nó phù hợp với những người không thể vừa lòng với các thiết bị có tích hợp chụp hình và thường không thể lại gần chủ thể mà họ muốn chụp.

Giống với PnS thông thường, compact “siêu zoom” có mức giá tương đối mềm và sử dụng cảm biến cỡ nhỏ. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến độ sâu của trường ảnh, chi tiết, độ nổi khối ảnh hay độ khử nhiễu…

Máy ảnh “siêu zoom”
 



Không giống với những máy ảnh sử dụng chế độ zoom quang học, dòng sản phẩm này sử dụng ống kính zoom cơ học. Nó phù hợp với những người khá kĩ tính trong việc thực hiện những bức ảnh nhưng vẫn đề cao sự tiện dụng khi có thể đứng yên một vị trí để thực hiện những bức ảnh lấy cảnh toàn hay bố cục chặt.

Đây có thể coi là dòng sản phẩm “cầu nối” giữa một thiết bị chụp ảnh compact với một mẫu máy ảnh SLR chuyên nghiệp nếu xét về mặt chất lượng. Tuy nhiên, về bản chất, nó chính xác vẫn là một chiếc PnS.

Máy ảnh không gương lật với cảm biến lớn
 



Sử dụng cảm biến cỡ lớn nhưng lại không có gương lật như những mẫu máy ảnh chuyên nghiệp thông thường, những mẫu sản phẩm mirrorless thực sự đã mở ra một phân khúc thị trường máy ảnh hoàn toàn mới. Điểm hút khách của dòng sản phẩm này chính là sự nhỏ gọn mà nó mang lại. Đồng thời, việc không có gương lật cũng giảm thiểu tình trạng rung khi chụp ở tốc chậm.

Chưa hết, ngày nay nhiều dòng máy ảnh mirrorless còn hỗ trợ mount (thiết bị chuyển ngàm) để người dùng có thể sử dụng thân máy với nhiều hệ thấu kính của các thương hiệu nổi tiếng khác như Carl Zeiss, Nikon, Canon… giúp chất lượng của bức ảnh đầu ra tăng cường đáng kể.

Nhìn chung, dòng sản phẩm này phù hợp với những nhiếp ảnh gia nghiệp dư hoặc bán chuyên. Thậm chí, những người ham mê môn nghệ thuật thứ 7 nhưng đề cao yếu tố nhỏ gọn cũng có thể suy nghĩ tới vấn đề sở hữu một chiếc máy ảnh không gương lật với cảm biến lớn.

Máy ảnh chuyên nghiệp
 



Cảm biến lớn, dải ISO rộng, khả năng khử nhiễu mượt mà cùng hệ thống ống kính tháo rời chất lượng, máy ảnh chuyên nghiệp luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các nhiếp ảnh gia trong kỉ nguyên số.

Ngay trong bản thân của dòng sản phẩm này cũng phân chia thành những phân khúc rõ rệt như Entry Level (Nghiệp dư), Semi Pro (bán chuyên) hay Pro (chuyên nghiệp) với những tính năng tuỳ thuộc vào trình độ và nhu cầu sử dụng của nhiếp ảnh gia.

 

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755