Tibor Kalman (1949-1998) Kiến thức chung
Có hai cái tên góp phần thay đổi ngành thiết kế đồ hoạ vào giữa những năm 1980, Macintosh và Tibor Kalman. Một cái tên thay đổi cách chúng ta làm việc, một cái tên thay đổi cách chúng ta suy nghĩ. Một cái là công cụ, cái kia chính là lương tâm của những nhà thiết kế.
Tibor có thể không có ảnh hưởng trực tiếp lên cách thực hiện các thiết kế như MacIntosh, thay vào đó ông ảnh hưởng tới việc người thiết kế suy nghĩ ra sao, làm sao để xác định vai trò của họ trong xã hội và văn hoá – đó là điều không thể chối cãi.
Trong suốt một thập kỷ ông luôn là một kim chỉ nam cho các nhà thiết kế chuyên nghiệp và là một người tạo cảm hứng nhiều nhất trong ngành này.
Kalman là anh cả trong một gia đình 2 người con tại Budapest năm 1949 và định cư với gia đình tại Poughkeepsie, N.Y năm 1957 sau Hungari thuộc về chế độ cộng sản.
Ông trải qua một năm tại trường đại học New York, nơi ông học về tạp chí và là một thành viên của nhóm sinh viên Dân Chủ phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông bỏ học tại NYU và du lịch "chui" tới Cuba để tìm hiểu về văn hoá nước này.
Khi trở lại Mỹ năm 1971, Kalman học thiết kế đồ hoạ thủ công bằng và thiết kế các tiệm trưng bày của Student Book Exchange tại NYU, sở hữu bởi Leonard Riggio, người sau này đã mua lại Barnes & Noble và đưa Kalman lên vị trí giám đốc sáng tạo đầu tiên.
Ông đã gây dựng 20 gian hàng sách cho các trường đại học và những gian hàng của Kalman trở thành lá cờ đầu của một đế chế. Kalman tự nghiên cứu về quảng cáo, thiết kế cửa hàng, túi mua hàng và tạo ra những ý tưởng đầu tiên về bookplate (một tờ in hoặc một thiết kế nhỏ trên sách, thường ở ngay sau trang bìa để in những dòng chữ/ hình tượng tác giả mong muốn)
Năm 1979 ông được bổ nhiệm vào chức danh Giám đốc sáng tạo, chịu trách nhiệm cho hình ảnh và thương hiệu của E.J. Korvettes, một cửa hàng giảm giá.
Không hạnh phúc với công việc này, năm 1980 ông sáng lập M&Co tại căn hộ Greenwich Village của mình. Với chữ M là chữ cái đầu tiên của vợ ông, Maira.
Văn phòng mới của Kalman được thiết kế để tạo ra một sự độc đáo và đặc trưng mà ông cho rằng "ngốc ngếch, cái bàn hình tam giác phù hợp với một phòng họp ngốc nghếch tương tự," cùng với một cái "lỗ" đón khách tạo bởi một cây búa tạ
"Bạn có thể mang một khách hàng ngân hàng hoặc một nhóm nhạc rock tới đó để họp hành. Nó là biểu tượng của cả hai nhóm" Kalman giải thích.
Sự biến hoá của Kalman nằm trong các thiết kế khi M&Co thiết kế an bum cho Talking Head, đặc trưng bởi bốn hình ảnh dùng kỹ thuật số của bốn thành viên (trước cả khi các phần mềm máy tính cá nhân thực hiện việc này) và một tiêu đề với chữ cái bị đảo ngược.
Thiết kế đồng hồ với các số bị đảo trật tự.
Từ lúc này trở về sau, M&Co nhận được sự chú ý của các ấn phẩm thiết kế thương mại dành cho việc thúc đẩy sự phát triển của thiết kế và typography.
Ông cũng là cựu biên tập của tạp chí Colors, tại đây Kalman nhấn mạnh "mục tiêu vào một đối tượng có tinh thần phức tạp, những người trẻ ở độ tuổi 14 và 20, hoặc những người tò mò ở bất kỳ lứa tuổi nào."
Nâng cao tinh thần tránh nhiệm của những người thiết kế
Ông là một mẫu siêu quậy trong ngành thiết kế chuyên nghiệp và một nhà phê bình khắc nghiệt của những gì thuộc về công thức hoặc những gì ông coi là làm xấu đi hình ảnh "chuyên nghiệp" trong thiết kế.
Kalman luôn khuyến khích các nhà thiết kế áp dụng các sản phẩm làm tay và những phương pháp phổ biến sử dụng bởi các thợ in thủ công.
Ông muốn các nhà thiết kế có trách nhiện lớn hơn cho những sản phẩm của họ khi chúng ảnh hưởng tới văn hoá xung quanh. Như cách mà Milton Glaser nói "Ông ấy xuất hiện rất ngắn nhưng gây ảnh hưởng lớn lên các thế hệ trẻ".
Kalman thích mô tả mình giống một nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực thiết kế hơn là một nhà thiết kế và liên tục tìm cách sử dụng công việc để đề cao sự quan trọng của môi trường và bất bình đẳng kinh tế.
Ông phản đối các sản phẩm mà ông cho rằng nó gây hại tới người lao động những người trực tiếp làm ra nó, gây hại tới môi trường hoặc khách hàng và không bao giờ ngần ngại nói với khách hàng những gì mình nghĩ.
Kalman từng đứng ra phát tờ rơi trong lễ trao giải tại Hội nghị thiết kế quốc gia, phản đối công ty Esprit khi bóc lột công sức người lao động tại Châu Á. Ông cho rằng thiết nào được giải thưởng phải không được tách rời đạo đức công ty, và "rất nhiều công ty tồi tệ có thiết kế tốt".
Năm 1989, khi cùng ngồi với Milton Glaser tại hội thảo "Những ý tưởng nguy hiểm", Kalman kêu gọi các nhà thiết kế nên đặt câu hỏi về sự ảnh hưởng của họ tới môi trường và từ chối bất cứ đề nghị nào đi ngược giá trị này."
Kalman cho rằng các nhà thiết kế cần đạt được hai khía cạnh: Thiết kế đẹp và trách nhiệm xã hội.
- Thiết kế đẹp đối với ông là "Ngoài mong đợi và chưa từng xuất hiện", tạo thêm sự thú vị vì thế tăng thêm lợi ích với cuộc sống hàng ngày.
- Thứ hai, kể từ khi các nhà thiết kế gánh vác vai trò truyền tải thông điệp, Kalman tin rằng họ phải nhận thức được các vấn đề về xã hội và môi trường.
Ông từng lên tiếng ngay tại công ty của mình "Chúng tôi ở đây không phải để đưa mọi điều hấp dẫn vào từ mọi thứ trên trái đất. Chúng tôi ở đây để khiến họ nghĩ về thiết kế là nguy hiểm và khó đoán. Chúng tôi đưa nghệ thuật vào thương mại.
Năm 1997, căn bệnh ung thư tấn công Tibor Kalman buộc ông quay lại New York, dù trải qua các đợt hoá trị và xạ trị, ông tái hoạt động M&Co với nhiệm vụ tạo ra một cách tiếp cận chủ động với thiết kế và dẫn dắt nghệ thuật.
Biết đây là cơ hội cuối cùng của mình để thực hiện việc gì đó có ý nghĩa, Tibor Kalman chỉ chấp nhận những dự án có ấn tượng tốt nhất. Ông bắt đầu viết những bài OpArrt cho OpEd Page của New York Times, tấn công sự ô nhiễm của khói bụi, ô nhiễm và các vấn đề khác.
Ông thiết kế một tác phẩm sắp đặt ngoài trời bằng các hình ảnh của những người bình luận về các mối quan hệ của họ tại Quảng trường Thời đại. Ông dạy các lớp hàng tuần tại chương trình MFA/Design tại trường Nghệ thuật thị giác cho đến những tuần cuối cùng của đời mình.
Lời kết
Chúng ta những người thiết kế ở Việt Nam đang trải qua giai đoạn trước khi Tibor Kalman xuất hiện. Nhiều người thiết kế đang tự hạ thấp bản thân và hạ thấp những người cùng nghề, khi không đem lại chút giá trị về thẩm mỹ lẫn tính đương đại của thiết kế trong mỗi sản phẩm của mình.
Nhiều người đang làm công việc thiết kế hoặc tự nhận mình là thiết kế không hề biết bản chất của công việc này và những trách nhiệm nghề nghiệp cần có.
Nghề thiết kế luôn luôn hướng tới giải pháp cải thiện thẩm mỹ người dùng, tạo ý tưởng hoặc cải tiến các ý tưởng phục vụ cuộc sống bên cạnh nhiệm vụ hàng ngày là truyền tải thông điệp. Đồng thời không quên trách nhiện ứng xử với môi trường vì bản thâm góp các hành động tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp việc tạo ra các sản phẩm trong cuộc sống
Theo: Idesign.vn
xem thêm:
11 điều bạn chưa biết về Jony Ive
CHÂU TRỌNG HIẾU - Chàng họa sĩ lãng tử và cây bút chì màu nhiệm
Viết bình luận