Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên khi chụp ảnh Kiến thức - Kỹ thuật nhiếp ảnh

Chú ý nhiều hơn với ánh sáng có lẽ là bước quan trọng nhất để chúng ta cải thiện trình độ chụp ảnh. Với nhiều ảnh phong cảnh, khi có ánh sáng tự nhiên tốt có thể là yếu tố quan trọng hơn việc lựa chọn chủ thể/đối tượng chụp.
 
ác kiểu ánh sáng tự nhiên khác nhau có thể làm cho đối tượng có những hình ảnh rất khác nhau, mặc dù tất cả đều có chung một nguồn sáng. Tìm hiểu làm sao để đạt được ánh sáng phù hợp cho đối tượng bằng cách lựa chọn thời điểm phù hợp trong ngày và điều kiện thời tiết là nội dung của bài viết này.
 
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên khi chụp ảnh
 
Ánh sáng tự nhiên nhưng ảnh flat[/TD]
 
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên khi chụp ảnh
 
Ánh sáng tự nhiên nhưng ảnh đẹp hơn[/TD]
 
Ba yếu tố ảnh hưởng đến ánh sáng tự nhiên tác động lên đối tượng đó là: Thời gian, hướng ngắm của máy ảnh và thời tiết. Trong bài này chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu các khoảng thời gian trong ngày với điều kiện trời quang mây, và tìm hiểu thêm một số điều kiện thời tiết đặc biệt khác. Hướng ngắm sẽ được bàn trong một bài viết khác trong tương lai.
Tổng quan
Mặc dù mọi ánh sáng tự nhiên đều có nguồn gốc từ mặt trời, nhưng đối tượng được chiếu sáng bởi tổng hợp các thành phần sau: Ánh sáng trực tiếp, ánh sáng khuếch tán, ánh sáng bounce (ai tìm hiểu về chứng khoán/tài chính hiểu nghĩa của từ bounce này nhất!).
 
 
Ánh sáng mặt trời trực tiếp
 
 
Ánh sáng mặt trời khuếch tán
 
 
Ánh sáng bounce
 
 
Tổng hợp của các nguồn sáng
Phụ thuộc vào thời gian trong ngày mà lượng ánh sáng tương đối của mỗi thành phần thay đổi, kết quả là đối tượng được chiếu sáng với cân bằng trắng và độ tương phản khác nhau. Chúng ta sẽ bắt đầu tại thời điểm giữa trưa (khi mặt trời ở mức cao nhất), sau đó xem xét những gì sẽ xảy ra tiếp theo đến khi mặt trời lặn (hoặc theo chiều ngược lại: khi mặt trời mọc).
 
 
[TABLE="class: grid, width: 600, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"]Thời gian trong ngày[/TD]
[TD="align: center"]Độ tương phản[/TD]
[TD="align: center"]Màu sắc[/TD]
[TD="align: center"]Hướng mặt trời[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]1. Giữa trưa[/TD]
[TD="align: center"]Cao nhất[/TD]
[TD="align: center"]Trắng sáng tự nhiên[/TD]
[TD="align: center"]Gần như thẳng đứng[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]2. Chiều & Sáng[/TD]
[TD="align: center"]Cao[/TD]
[TD="align: center"]Hơi ấm[/TD]
[TD="align: center"]Nhỏ hơn 45 độ[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]3. Giờ vàng & Bình minh/Hoàng hôn[/TD]
[TD="align: center"]Trung bình[/TD]
[TD="align: center"]Âm ấm (nhẹ hơn)[/TD]
[TD="align: center"]Gần như nằm ngang[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]4. Chạng vạng, tờ mờ sáng, lờ mờ tối[/TD]
[TD="align: center"]Thấp[/TD]
[TD="align: center"]Lạnh[/TD]
[TD="align: center"]Dưới đường chân trời[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Thời gian trong ngày. Từ giữa trưa, mặt trời dần hạ thấp xuống đường chân trời. Kết quả là khiến độ tượng phản thấp dần, vì ánh sáng phải đi qua bầu khí quyển nhiều hơn, và do đó dễ dàng bounce đối tượng do phản xạ với mặt đất. Ngoài ra, bầu không khí cũng lọc bớt các ánh sáng Blue (gam màu lạnh), nên ánh sáng trở nên ấm hơn.

Thời tiết. Cùng với thời gian trong ngày, loại mây và mức độ che phủ của mây là nguyên nhân khác ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến đổi của ánh sáng. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến ánh sáng vì nó thay đổi sự cân bằng giữa ánh sáng trực tiếp và ánh sáng bị phân tán, do đó ảnh hưởng đến độ tương phản và nhiệt độ màu. Chúng ta sẽ thảo luận ở phần cuối về thời tiết.
 
Giữa trưa và quang mây
 
 
Ánh sáng buổi trưa chủ yếu là ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xuống. Ánh sáng đó có rất ít cơ hội để phân tán và lan toả qua bầu khí quyển, hoặc để gián tiếp bounce lên đối tượng. Kết quả là ánh sáng có màu trắng tự nhiên nhất và cũng cứng (hard) nhất trong ngày, và thời điểm này là thời điểm ít được sử dụng nhất trong nhiếp ảnh.
Do những hạn chế đó, nên người chụp ít khi chụp vào thời điểm giữa trưa, nhưng có thể mất đi một số cơ hội đặc biệt. Ví dụ: nước trở nên trong hơn, khi ánh sáng xuyên vào sâu hơn, và ít bị phản xạ hơn. Ngoài ra, một số kiểu chụp khác ở các sự kiện đặc biệt như ngược sáng để đạt được một hình ảnh với ánh sáng tối ưu.
 
 
 
Các khó khăn tại điều kiện chụp này: Cần lưu ý rằng vùng có màu sắc bão hoà (saturation) thường ở dưới thấp, và các bóng đổ xuống khiến ảnh khó tạo cảm giác nổi bật hoặc cảm giác ba chiều. Rất nhiều nhiếp ảnh gia khuyến khích sử dụng các bộ lọc (filter) phân cực để điều chỉnh độ tương phản, vì loại filter này có tác dụng khá lớn, nhưng cũng có thể khiến cho bầu trời nhìn không được tối tự nhiên và blue. Nếu các vùng tối xuất hiện quá rõ rệt và màu sắc không đủ bão hoà, hãy thử chuyển sang ảnh đen trắng, do chế độ này sẽ tận dụng được tối đa độ tương phản cao tại thời điểm giữa trưa.
 
Chiều & Sáng
 
 
 
Ánh sáng buổi chiều và giữa buổi sáng trở nên ấm hơn, và bắt đầu tạo bóng đổ rất đáng chú ý. Do ánh sáng mặt trời từ trên chiếu nghiêng xuống, nên đối tượng xuất hiện có tính ba chiều hơn. Ánh sáng như vậy thường dễ dự đoán hơn khi bình minh hoặc hoàng hôn, chủ yếu là vì thời gian này ít phụ thuộc vào các đối tượng khác như núi non xung quanh, hay những đám mây.
 
 
 
Các khó khăn tại điều kiện chụp này: Chiều và giữa buổi sáng có lẽ là thời gian khiến ánh sáng bị tổn hại nhiều nhất: Ánh sáng không có màu trắng tự nhiên, nhưng cũng không đủ ấm hay có cường độ như hoàng hôn. Nó cũng ít khắc nghiệt hơn và có góc độ tốt hơn thời điểm giữa trưa, nhưng cũng không phải mềm và phân tán như lúc chạng vạng, ánh sáng u ám. Những đặc điểm này làm cho thời gian này đủ tốt để chụp ảnh, nhưng cũng có nguy cơ khiến ảnh trở nên quá bình thường, do không thể sử dụng những đặc điểm độc đáo phóng đại ánh sáng để nhấn mạnh những điểm đặc biệt của đối tượng chụp.
 
Giờ vàng & Bình minh/Hoàng hôn
 
 
Thời điểm trước khi mặt trời lặn hoặc ngay sau khi mặt trời mọc được gọi là giờ vàng, là thời điểm được mong chờ nhất cho nhiếp ảnh. Đó là đặc tính của nguồn sáng gần như nằm ngang khiến bóng được đổ dài và cung cấp cho đối tượng nguồn sáng ấm áp.
Hoàng hôn và bình minh làm cho ánh sáng rất thú vị và mang tính thay đổi cao, chủ yếu bởi vì ánh sáng bị ảnh hưởng nặng vì điều kiện thời tiết. Những đám mây xuất hiện với ánh sáng phản xạ từ bên dưới kết hợp với ánh sáng được khuếch tán qua chúng khiến bầu trời trở nên sáng lên một cách nhẹ nhàng và ánh sáng ấm áp.
 
 
 
Các khó khăn tại điều kiện chụp này: Hoàng hôn và bình minh thường là khoảng thời gian được mong đợi nhất nhưng nó thường không phải luôn luôn tốt như ý. Phải bảo đảm rằng cài đặt cân bằng trắng trên máy ảnh không chống lại hình ảnh, hoặc độ bão hoà màu sắc không quá bảo thủ để giảm thiểu nguy cơ ảnh bị clipping. Trớ trêu là khi ánh sáng ấn tượng nhất thì phơi sáng của máy ảnh lại hay lỗi nhất, do đó cần chụp nhiều ảnh hoặc sử dụng đo sáng từng phần hoặc đo sáng điểm trong trường hợp này.
Bình minh & Hoàng hôn. Mặc dù hoàng hôn và bình minh về lý thuyết là như nhua, nhưng thời tiết có thể khiến chúng khác nhau hoàn toàn, rất nhiều nhiếp ảnh gia chỉ thích một trong hai thời điểm trên. Nhiều người thích chuẩn bị để chụp ảnh vào lúc hoàng hôn hơn là vào lúc bình minh, bởi vì chất lượng ánh sáng ổn định và hướng đến thời điểm tốt nhất, trong khi bình minh thì ánh sáng bắt đầu bằng thời điểm tốt nhất và càng về sau càng tệ. Ngoài ra, thức dậy và có mặt tại địa điểm chụp vào lúc mặt trời mọc thường khó thực hiện hơn do một số điều kiện. Mặt khác, chụp ảnh khi mặt trời mọc thường xuyên có một màn sương ở tầng thấp, trong khi hoàng hôn thì không có.
 
Chạng vạng, tờ mờ sáng, lờ mờ tối
 
 
Thời điểm này được mô tả là nửa giờ trước khi bắt đầu bình minh và sau nửa giờ sau khi kết thúc hooàng hôn, khi bầu trời vẫn sáng nhưng chưa có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nguồn sáng chính là toàn bộ bầu trời, với một nửa bầu trời ấm đỏ, trong khi nửa còn lại có màu blue lạnh hoặc màu tím. Điều này có thể tạo một nguồn sáng mềm tuyệt vời, nguồn sáng nhiều màu sắc làm cho đối tượng nhìn tĩnh mượt.
 
 
 
Các khó khăn tại điều kiện chụp này: Có lẽ nhược điểm lớn nhất đó là thiếu độ tương phản và ánh sáng môi trường xung quanh. Chụp bằng cách giữ máy trên tay sẽ ít khi đạt được mục đích. Máy ảnh cũng thường phơi sáng quá mức khi đặt chế độ phơi sáng tự động, nen sẽ khiến ảnh loại bỏ những màu sắc chi tiết khác, do lúc chạng vạng hầu như không có đối tượng nào hoàn toàn trắng.
Nếu may mắn, người chụp có thể gặp trường hợp bầu trời trở nên đỏ hoặc hồng hơn (gọi là alpenglow), trong trường hợp này sẽ rất hữu ích vì bầu trời được giữ ấm và sáng đặc biệt sau khi hoàng hôn.
 
U ám
 
 
 
Ánh sáng u ám thường có diện mạo mềm và lạnh, do nguồn gốc của ánh sáng từ bầu trời và không có bất cứ ánh sáng mặt trời trực tiếp nào. Nên bề mặt đối tượng thường xuất hiện mượt mà và nhẹ nhàng hơn. Màu sắc của ánh sáng như vậy cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi ánh sáng bounce xung quanh, và bóng đổ của đối tượng có màu gam màu green.
Rất nhiều người không chụp với kiểu ánh sáng như thế này, nhưng có thể như thế là sai lầm. Ví dụ, tuỳ thuộc vào mực độ che phủ của mấy, ánh sáng u ám có thể là lý tưởng để chụp chân dung ngoài trời hoặc chụp động vật hoang dã (miễn là phải điều chỉnh lại cân bằng trắng), do không đổ bóng mạnh trên bề mặt của đối tượng. Ánh sáng u ám cũng có thể thuận lợi cho chụp ảnh close-up, như chụp hoa do hình ảnh và độ bão hoà của màu sắc được cải thiện. Ngoài ra, độ tương phản thấp cũng có thể tốt khi chính đối tượng có tính tương phản cao, chẳng hạn đối tượng có cả màu tối và sáng.
 
 
 
Các khó khăn tại điều kiện chụp này: Một thủ thuật thông thường là không lấy bầu trời vào trong ảnh, trừ khi những đám mây đặc biệt ủ rũ và tạo kết cấu ảnh cao. Do bóng rất ít, nên khó tạo được chiều sâu của ảnh, giống như tại thời điểm chạng vạng, nhưng thời điểm này không có ánh sáng để bù sáng. Ảnh chụp được thường xuất hiện nhiều màu xanh hơn mong muốn, do đó nên chụp ở chế độ RAW và điều chỉnh được cân bằng trắng sau khi chụp. Sử dụng thoải mái công cụ curves và levels trong xử lý ảnh để làm tăng cường độ tương phản hơn.
Các điều kiện thời tiết đặc biệt
Thời tiết là một bộ lọc (filter) khổng lồ nằm giữa mặt trời và chủ thể. Một bên, ánh sáng có thể tương đối ấm và có tính cục bộ cao do ánh sáng xuyên qua bầu trời trong sáng; một bên, ánh sáng lại tương đối lạnh hơn và bao quanh đối tượng, do ánh sáng khuếch tán bên trong đám mây u ám. Độ dày và mức độ che phủ của mây chính là điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến ánh sáng và thay đổi liên tục.
Khi bầu trời có mây, người chụp có thể sử dụng điều kiện này để sơn lên cảnh chụp với các ánh sáng khác biệt, nhưng cần phải chờ đúng thời điểm. Đây là một cơ hội tuyệt vời nhưng thường bị bỏ lỡ, đặc biệt là khi giữa trưa.
Ngoài ra, thời tiết bão tố có thể tạo một cảnh có ánh sáng tương phản cao do mưa làm sạch không khí, mây mù và bụi bẩn. Hoàng hôn sau một cơn bão cũng thường tạo được sự ấn tượng, vì bầu trời có thể trở nên tối hơn mặt đất, cung cấp một bối cảnh có độ tương phản cao cho các đối tượng được chiếu sáng ở phía trước (hậu cảnh tối). Đây cũng là lúc mà cầu vồng có nhiều khả năng xuất hiện.
 
 
Các trường hợp chụp ảnh trong sương mù không chỉ bị giảm độ tương phản, giống như khi trời u ám, mà còn ảnh hưởng đến các đối tượng ở xa. Chụp trong sương mù sẽ được bàn luận trong một chủ đề riêng.
Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!
Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755