Rùng mình với bộ ảnh “Ô nhiễm ở Trung Quốc” của Lu Guang Thông tin tổng hợp

Nếu một mai – những gì đã trở thành thì không thể tránh khỏi – một lần nữa mua một sản phẩm “ siêu rẻ’ được gắn mác là “Made in China” thì người ta nên nhìn vào các tính năng môi trường. “Thế nào là sản xuất có giá rẻ như vậy, chỉ có thể là các chi phí của con người và thiên nhiên mà thôi!”, nhiếp ảnh gia Trung Quốc Lu Guang nói.

Công nhân trong các nhà máy không có bất cứ phương tiện bảo hộ nào. Họ thường mắc bệnh sau một đến hai năm làm việc. Ảnh chụp tại thành phố Ô Hải, khu tự trị Nội Mông.

Nhà máy sắt thép huyện Thiệp, tỉnh Hà Bắc gây ô nhiễm nghiêm trọng. Quy mô công ty càng phát triển thì cuộc sống của cư dân vùng này càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một gia đình 5 con đã chuyển từ Tây Cát đến Nội Mông Cổ để tìm kiếm việc làm tại khu công nghiệp Hắc Long Quý. Cậu bé lớn nhất mới 9 tuổi đã không được đi học và cũng không làm gì vì bận phải coi sóc những đứa em của mình.

Phần lớn nước thải công nghiệp từ khu công nghiệp Lạp Tăng Miếu, Nội Mông, hàng ngày chảy vào sông Hoàng Hà.

Làng Hổ Đầu thuộc thành phố Tuyên Uy, tỉnh Vân Nam được coi là một làng ung thư. Mỗi năm có đến hơn 20 người chết vì các chứng bệnh ung thư. Trong bức ảnh là Từ Lệ, một học sinh trung học mới 11 tuổi mắc bệnh ung thư xương.

Một nhà máy xử lý nước thải thuộc khu công nghiệp hóa chất Fluorine của thành phố Thường Thục, tỉnh Giang Tô. Tuy nhiên, thay vì xử lý nước thải, nhà máy này đã xả thẳng nước thải ra sông Dương Tử bằng một đường ống thoát nước dài hơn 1.500 mét đặt sâu dưới lòng sông.

Chất thải của nhà máy sắt thép An Dương, tỉnh Hà Nam, chảy vào sông An Dương.

Sông hồ trấn Quý Dư, tỉnh Quảng Đông bị ô nhiễm, người dân này đang rửa ở một cái ao bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bộ ảnh của Lu Guang có sự tương đồng nổi bật với sự tưởng tượng của Kitô giáo là địa ngục …

Lu Guang là một nhiếp ảnh gia tự do người Trung Quốc. Ông bắt đầu cầm máy vào những năm 1980 và say mê nhiếp ảnh từ đó. Vào thập niên 90, sau khi ông hoàn thành việc học tập tại Học viện Mỹ thuật thuộc Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, Lư Quảng bắt đầu chú ý đến những vấn đề môi trường cũng như xã hội Trung Quốc.

Bằng góc nhìn sắc sảo, Lư Quảng mang đến cho người đọc những hình ảnh chân thực và xúc động về tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như những số phận đang phải chịu những hậu quả trực tiếp từ ô nhiễm tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755