Philip Jones Griffiths với những tác phẩm nhiếp ảnh nơi chiến trường Tác phẩm nghệ thuật

"Điều duy nhất mà các phóng viên ảnh chúng tôi thực sự mong muốn hơn cả sự sống, hơn cả sex và hơn mọi thứ khác đó là được trở thành vô hình" - Philip Jones Griffiths, phóng viên ảnh người xứ Wales nổi tiếng khắp thế giới với những bức ảnh chụp về cuộc chiến tranh tại Việt Nam. phóng viên ảnh người xứ Wales nổi tiếng khắp thế giới với những bức ảnh chụp về cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
 
Phần 1: Cuộc đời xê dịch Nhà báo Philip Jones Griffiths sinh tại Rhuddlan, thuộc vùng Denbighshire ở bắc xứ Wales năm 1936. Năm 16 tuổi, ông rời quê nhà nhưng luôn khẳng định rằng, gốc gác của một người con của xứ Wales là điều cơ bản trong mọi việc ông làm. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã làm quen với việc chụp hình bằng chiếc máy ảnh Kodak Brownie. Tuy nhiên, nghiệp cầm máy chưa đến sớm với ông vì sau khi học hóa chất tại Đại học Liverpool, ông đã trải qua 10 năm làm việc trong ngành khoa học. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là phóng viên ảnh tự do cho tờ Observer vào năm 1961. Sau đó một năm thì phụ trách đưa tin về cuộc chiến tranh Algeria, trước khi bắt đầu chuyến rong ruổi khắp miền trung châu Phi. Nghiệp cầm máy đã đưa Griffiths đến với hơn 120 quốc gia trên khắp thế giới, chụp ảnh về mọi thứ từ Phật giáo ở Campuchia, hạn hán tại Ấn Độ, đói nghèo ở Texas đến di sản của cuộc chiến vùng Vịnh tại Kuwait.
 
 
 
 
Từ năm 1966 đến 1971, Griffiths tới Việt Nam đưa tin cho hãng thông tấn Magnum và kết quả của những năm tháng lăn lộn trên chiến trường này là cuốn Vietnam Inc, xuất bản năm 1971 tập trung mô tả những nỗi đau mà thường dân phải gánh chịu. Bộ ảnh này làm dấy lên phong trào phản chiến tại Mỹ, trở thành nhân tố chủ yếu dẫn đến các quan điểm đòi chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa này tại nước Mỹ. Cho đến nay đây vẫn được coi là một bộ sách ảnh kinh điển và trở thành thứ được nhiều người sưu tầm.
 
 
Cuốn Vietnam Inc gồm 266 bức ảnh đen trắng khắc họa tình cảnh của người dân Việt Nam trong chiến tranh do ông chụp trong thời gian 3 năm. Bộ ảnh tập hợp những tác phẩm gây sốc cho công chúng Mỹ và thế giới thời đó đã được tái bản vào năm 2001.
 
 
 
 
Kể từ đó, ông cho xuất bản thêm 3 cuốn sách ảnh khác gồm: Agent Orange nói về những tác động kinh khủng đối với con người mà chất độc da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gây ra.
 
 
 
Cuốn Vietnam At Peace như biên niên sử bằng hình ảnh về Việt Nam sau cuộc chiến.
 
 
 
Cuốn Dark Odyssey gồm tập hợp những bức ảnh xuất sắc nhất của ông.
 
 
Sau chiến trường Việt Nam, năm 1973 Griffiths đi đưa tin về cuộc chiến tranh Ảrập -Israel (còn gọi là cuộc chiến tranh Yom Kippur) và làm việc tại Campuchia từ năm 1973 đến 1975. Ngoài ra ông còn có mặt tại nhiều điểm nóng khác như các cuộc xung đột ở Bắc Ireland, Iraq và Bosnia.
 
 
Ngoài nghiệp phóng viên, ông cũng có thời gian 5 năm làm giám đốc cơ quan thông tấn ảnh Magnum nổi tiếng từ năm 1980. Giám đốc Magnum giai đoạn 2006 - 2009, ông Stuart Franklin bày tỏ: "Philip đã làm phong phú cuộc sống của chúng ta bằng sự can đảm, sự thấu cảm, niềm đam mê, tính hóm hỉnh và sự hiểu biết của mình". Trong một lần trả lời phỏng vấn của BBC năm 2005, nhà báo Philip Jones Griffiths đúc kết: "Điều duy nhất mà các phóng viên ảnh chúng tôi thực sự mong muốn hơn cả sự sống, hơn cả sex và hơn mọi thứ khác đó là được trở thành vô hình". Ông qua đời năm 2008 bởi căn bệnh ung thư.
 
Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755