Những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt ‘đỉnh” nhất năm 2015 Tác phẩm nghệ thuật

Nghệ thuật sắp đặt có khả năng biến đổi, không chỉ là không gian sống mà còn là nhận thức của chúng ta về không gian, màu sắc, hình thức và nhiều hơn nữa. Những tác phẩm hiện lên sống động qua bàn tay tài hoa và khả năng sáng tạo không giới hạn của mỗi nghệ sĩ. Cùng chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất trên thế giới trong năm 2015.

The Key in the Hand - Chiharu Shiota
Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt The Key in the Hand của nghệ sĩ Nhật Bản Chiharu Shiota được trưng bày tại Triển lãm Venice Biennale 2015 ở Italia. Tác giả đã sử dụng hai chiếc thuyền, sợi chỉ đỏ đan xen chằng chịt cùng hơn 50 nghìn chìa khóa treo lủng lẳng. Tác phẩm được treo lạ mắt với ngụ ý nhắc nhở con người về sự kết nối với vạn vật, sự đan xen khó lường của số phận, tầm quan trọng của những ký ức được lưu giữ trong trái tim mỗi con người. Hàng chục nghìn chìa khóa được thu thập từ khắp nơi trên thế giới, giúp gắn kết mọi người trong dự án chung. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo cảm giác huyền ảo và ma mị.


Heartbeat - Charles Pétillon
Tác phẩm này được trưng bày tại khu chợ vườn Convent tại thủ đô London (nước Anh) có chiều dài 54m, rộng 12m. 100 nghìn bóng bay trắng khổng lồ phủ kín trần nhà của khu South Hall. Những quá bóng bay trắng kết hợp với đèn trắng rung động nhẹ trên trần như những đám mây bồng bềnh, tượng trưng cho nhịp đập trái tim.


 
Flower house - Lisa Waud
Trong 48 giờ, Lisa Waud đã sử dụng 4.000 bông hoa để biến ngôi nhà hoang thành thiên đường hoa đầy màu sắc. Căn nhà này nằm ở Detroit, tiểu bang Michigan (Hoa Kỳ). Việc tạo hình khu vườn trên tường, bố trí hoa trên sàn nhà, ghế, khung tranh… không theo quy tắc cứng nhắc giúp cho ngôi nhà hoa khoác lên mình vẻ đẹp tự nhiên, giản dị. Bước vào nhà, bạn sẽ cảm thấy như đang lạc giữa rừng hoa tươi với đủ chủng loại, màu sắc, kể cả những bông hoa dại cũng tự tin khoe sắc. Ban đầu Lisa dự kiến dùng 4.000 bông hoa, nhưng sau đó cô quyết định dùng 100 nghìn bông hoa để tiếp tục cải tạo toàn bộ những khu vực còn lại của ngôi nhà.

 
The Dance - Benjamin Shine
Nghệ sĩ Benjamin Shine đã đưa kỹ năng khả năng sử dụng những nếp gấp của mảnh vải để sáng tạo ra tác phẩm chế tạo từ các tấm vải tuyn. Hai tác phẩm khắc họa khuôn mặt của con người một cách chân thực được tạo nên từ hơn 2.000m vải tuyn. Benjamin Shine đã gấp, xếp li, là và khâu tay những tấm vải tuyn này. Sau đó, Benjamin Shine tạo ra sự tương phản bằng cách sử dụng đèn nền để làm nổi bật các chi tiết phức tạp.


 
Crystal Universe - teamLab
Nhóm nghệ sĩ teamLab đã dùng hơn 60 nghìn đèn LED đặt lơ lửng trong không gian ba chiều và sử dụng công nghệ 4D Vision để tạo cho căng phòng khung cảnh của vũ trụ thu nhỏ. Tác phẩm nghệ thuật độc đáo này mang đến người xem cảm giác đang lơ lửng trong không gian vô định và thời gian cũng dường như đang ngưng đọng.

 
JumpIn - Pearlfisher
Ai bảo bóng chỉ dành cho trẻ em? Công ty sáng tạo Pearlfisher đã tạo ra sân chơi cho người lớn với 81 nghìn quả bóng nhựa. Pearlfisher hy vọng JumpIn sẽ giúp du khách vui chơi thoải mái sau một ngày làm việc căng thẳng để thúc đẩy tư duy sáng tạo. Nó mang lại cho họ cảm giác tự do, giúp mọi người cân bằng công việc và cuộc sống.


 
Projecting Change: Tòa nhà Empire State Building - Louie Psihoyos và Fisher Steven
Empire State Building - toà nhà mang tính biểu tượng của nước Mỹ - đã được thắp sáng với những màn biểu diễn ánh sáng như một phần trong dự án nhằm tuyên truyền bảo vệ những loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa. Đạo diễn Louie Psihoyos và nhà sản xuất Fisher Stevens của phim tài liệu đoạt giải Oscar “The Cove” đã cùng nhau tạo ra tác phẩm độc đáo này.

 
Pexis A1 - Gabriel Dawe
Lại một lần nữa nghệ sĩ Gabriel Dawe dùng những cuộn chỉ nhiều màu để tạo hiệu ứng quang phổ ánh sáng như những “vệt cầu vồng” trong không gian của Viện bảo tàng Smithsonian với tác phẩm Plexus A1. Để tạo ra hình ảnh và không gian tác phẩm nghệ thuật lớn, các nghệ sĩ đã sử dụng cây kim lớn tự làm và dùng các sợi mạch quang kết nối với nhau trải dài 60 dặm với các dải quang nhiều màu trong 15 màu sắc khác nhau và trải dài đến trần nhà đến 5,7m.


Lucent - Wolf Buttress
Nghệ sĩ Wolf tạo ra tác phẩm điêu khắc trông giống như cây bồ công anh khổng lồ phảng phất trong gió. Quả cầu được treo trên nền tối nhằm phản chiếu ánh sáng rực rỡ và tăng gấp đôi hiện diện tuyệt đẹp của nó. Tên tác phẩm có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có nghĩa là “tỏa sáng” và với 3.115 cầu thủy tinh. Nó đại diện cho mỗi ngôi sao trên bản đồ mà ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ bán cầu Bắc.

In Infinity - Yayoi Kusama
Trong nhiều năm qua, nghệ sĩ Nhật Bản Yayoi Kusama đã say mê với công việc đầy màu sắc rực rỡ. Tác phẩm này được trưng bày trong Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Louisiana tại Đan Mạch. Theo Yayoi, các dấu chấm bi sẽ mang đến mọi người cơ hội được sống trong thế giới mộng mơ, tuyệt đẹp. Với Infinity, tác phẩm nắm bắt được bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật và niềm đam mê với không gian vũ trụ.

 
Love Mondays - Gemma Cairney và Spark Your City

Vào tháng 6/2015, các cầu của London đã biến thành con đường cầu vồng trải dài 300m bắc qua sông Thames. Theo tác giả Gemma Cairney và Spark Your City, đây là phong trào toàn cầu “dành để châm ngòi cho niềm vui trong cuộc sống thành phố hàng ngày”. Cairney và cộng tác viên đã dậy rất sớm để thực hiện con đường cầu vồng và cho khách tham quan chiêm ngưỡng tác phẩm.

 
Mirrored Room - Lucas Samaras

Nghệ sĩ Lucas Samaras được biết đến với các phòng bao phủ toàn bộ bằng gương để biến đổi không gian sáng chói. Mọi người như bước vào thế giới của sự phản xạ và khúc xạ vô tận. Trải dài vô tận trong mọi hướng, không gian được nhân đôi cho người xem những trải nghiệm siêu thực nổi trong một vực thẳm không có bất kỳ ý nghĩa của thời gian hay địa điểm. Phòng gương được trưng bày tại Pace Gallery NYC vào tháng 8/2015.

 
Dear World... Yours, Cambridge - Miguel Chevalier
Tại sự kiện từ thiện tổ chức tại đại học Cambridge, họa sĩ người Pháp Miguel Chevalier đã biến nhà thờ thế kỷ XVI thành phông nền cho màn trình diễn ánh sáng đầy mê hoặc. Mỗi bài phát biểu của một dịch giả sẽ được minh họa bằng nhiều hình chiếu, mô tả đúng với những chủ đề họ đưa ra. Các hình chiếu được thiết kế riêng cho không gian bên trong nhà nguyện, vừa làm nổi bật mà vừa ẩn giấu được kiến trúc đặc biệt của nhà nguyện này.
 

 
Installation Arnhem - Suzan Drummen

Nghệ sĩ Hà Lan Suzan Drummen đã tạo ra nghệ thuật sắp đặt tuyệt đẹp từ những kim loại mạ pha lê, crôm, đá quý, gương và kính quang học để tạo nên những tấm thảm vạn hoa tuyệt đẹp trên những bức tường hoặc sàn nhà. Cô đã lắp đặt sàn vạn hoa rực rỡ trên không gian ba chiều với độ phức tạp cao, mang đến người xem nhiều trải nghiệp mới lạ.


 
When My Father Died It Was Like a Whole Library Had Burned Down - Susanna Hesselberg

Nghệ sĩ Thụy Điển Susanna Hesselberg đã xây dựng thư viện không đáy. Căn hầm kỳ lạ này được tạo nên bởi hơn 3.000 cuốn sách. Tất cả được sắp xếp cẩn thận, xếp chồng và dính liền nhau, sau đó được dán vào lòng đất. Những cuốn sách dường như bị nhốt lại, mà người xem chỉ có thể nhìn chứ không thể sờ. Cấu trúc nhỏ gọn của thư viện giống như giếng khoan không đáy.

 

Tổng hợp
 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755