Những điểm cần lưu ý khi mua chân máy quay Kiến thức về phim, quay dựng - kỹ xảo
Điểm quan trọng nhất khi mua chân máy đó chính là cân nặng mà chân máy đáp ứng được. Chân máy, đầu quay và khoảng cân nặng đáp ứng phù hợp nhất sẽ đem lại khả năng vận hành tốt nhất.
Một chiếc máy quay quá nặng so với chân máy hoặc đầu quay có thể làm hỏng đầu quay, tạo ra các cảnh quay bị giật hoặc làm gãy chân máy. Lựa chọn một chiếc chân máy có khả năng chịu sức nặng lớn hơn máy quay của bạn có lẽ là một ý tốt, tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc chân máy sẽ nặng nề và cồng kềnh hơn.
Tốt nhất hãy chọn chân máy có khoảng hỗ trợ cân nặng phù hợp nhất và đừng quên tính cả những phụ kiện sẽ lắp trên máy quay.
Đầu quay
Đầu quay cho phép máy quay có một bề mặt phẳng để thực hiện các cảnh quay lia và nghiêng máy mượt mà. Hầu hết người sử dụng đều muốn có một đầu quay có thể quay liên tục 360 độ và nghiêng ít nhất 75 độ về phía trước và sau, cùng hệ thống đảm bảo sự mượt mà cho các cảnh quay.
Về cơ bản, các chất nhớt trong đầu quay cho phép bạn có thể làm giảm giật máy khi bạn bắt đầu lia hoặc dừng lia máy. Sự hỗ trợ này giúp máy quay đạt được chuyển động mượt mà ở nhiều tốc độ lia máy và nghiêng máy khác nhau.
Một tính năng quan trọng nữa là khả năng cân bằng đầu quay. Nếu không có bộ cân bằng, khi bạn nghiêng máy về phía trước hoặc sau, sức nặng của máy quay sẽ làm cho nó có quán tính tiếp tục chạy theo hướng nghiêng.
Bộ cân bằng sẽ giúp lực luôn được điều phối ở mức cân bằng trong lúc lia hay nghiêng máy. Bạn sẽ rất vất vả khi nghiêng máy vì phải chống lại sức nặng của máy quay khi không có bộ cân bằng, ngược lại nếu bộ cần bằng quá chặt máy sẽ giữ nguyên vị trí và bạn sẽ phải mất rất nhiều sức để nghiêng hoặc lia máy quay.
Chân Tripod được làm từ nhôm hoặc sợi carbon, mỗi loại đều có ưu điểm riêng. Chân nhôm có trọng lượng nhẹ và khỏe, vật liệu nhôm đã trở thành tiêu chuẩn trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên ngày nay sự xuất hiện của sợi carbon đem lại tính hấp dẫn thuyết phục hơn. Chúng có trọng lượng nhẹ hơn nhôm và hỗ trợ tải trọng lượng nhẹ hơn một chút so với nhôm. Các chân máy này thường có giá khá đắt so với chân nhôm, tuy nhiêu cả hai loại đều có khả năng làm việc tốt và nhiều loại chân máy có cả hai phiên bản nhôm và sợi carbon.
Các chân tripod có nhiều loại khác nhau, nhiều chân máy nhẹ sử dụng ống chân đơn. Các chân máy có sức tải tầm trung và nặng sử dụng chân máy kép với hai ống chân máy. Tuy nhiên ngày nay, số lượng chân máy tầm trung sử dụng chân máy đơn ngày càng gia tăng và những người sử dụng các máy quay có trọng lượng trung bình ngày càng có nhiều lựa chọn hơn.
Tripod có chân máy đơn thường sử dụng các gờ giúp bạn đặt được chân máy ở một góc cố định. Các chân máy đơn thường sử dụng khóa lật hoặc khóa vặn, khóa lật cho phép mở chân máy nhanh hơn còn khóa vặn lại có độ ổn định cao hơn.
Các chân máy đơn còn cho phép bạn có thể tăng thêm chiều cao nhờ vào một ống ở chính giữa, tuy nhiên càng tăng chiều cao của chân máy thì độ ổn định càng giảm xuống.
Tất cả các chân máy đều sử dụng một số loại đế khác nhau, bao gồm cả đế đinh và đế cao su. Một số chân máy có thiết kế nối các chân lại với nhau, thiết kế này có ưu điểm giúp chân máy ổn định hơn, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của thiết kế này là không thể mở rộng các chân ra hết cỡ để thực hiện các cảnh quay ở góc thấp.
Viết bình luận