Những bức ảnh trước khi chết của Robert Capa tại Việt Nam năm 1954 Thông tin tổng hợp

Thế giới biết đến Robert Capa là một nhiếp ảnh gia chiến trường nổi tiếng với những bức hình về các cuộc chiến tranh trên thế giới. Bất chấp mọi thay đổi về các quy chuẩn của nhiếp ảnh, những bức ảnh của ông luôn được đánh giá cao trong mọi thời đại và được coi là một trong những nhiếp ảnh gia huyền thoại của thế giới.

Cuối năm 2013, tại Mỹ đã có cuộc triển lãm những tác phẩm của Capa, trong đó Việt Nam chính là điểm dừng chân định mệnh khi ông đã bị trúng mìn trong khi di chuyển từ Nam Định đến Thái Bình năm 1954 .

Những bức ảnh trước khi chết của Robert Capa tại Việt Nam năm 1954

Lính Pháp chờ trẻ em qua đường ở Hà Nội, 23/5/1954.

Những bức ảnh trước khi chết của Robert Capa tại Việt Nam năm 1954

Người dân cưa một thân cây đổ ở Hà Nội, 23/5/1954.

Lính Pháp ngồi xích lô dạo phố phường Nam Định, 5/1954.

Những người nông dân gần thành phố Nam Định, 5/1954.

Tại một đồn của Pháp ở phía Tây Nam Định.

Người phụ nữ và những đứa con đi ngang qua chiếc xe quân sự của Pháp, 25/5/1954.

Những người lính Pháp hành quân từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp vào ngày 25/5/1954

Một đoàn xe quân sự của Pháp trên đường từ Nam Định đến Thái Bình đi hướng về phía bắc Đoài Tân. Ảnh chụp vào ngày 25/5/1954

Một lính Pháp nằm nghỉ. Ảnh chụp vào ngày 24/5/1954

Nam Định. Ảnh chụp tháng 5/1954

Những người lính đi xe máy trên đường từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954

Lính Pháp trên đường từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954

Đội tuần tra quân đội Pháp từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954

Lính Pháp với máy dò mìn. Ảnh chụp ngày 25/5/1954

Lính Việt chạy dọc trên ruộng lúa trên đường từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954.

Lính Việt Nam trên ruộng lúa giữa Nam Định và Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954

Một trong những bức ảnh cuối cùng của Robert Capa, chụp trên đường từ Nam Định đi Thái Bình, ít phút trước khi ông tử nạn vì trúng mìn, 25/5/1954.

Trong suốt sự nghiệp kéo dài hai thập kỷ của mình, Robert Capa đã lăn lộn trong suốt 5 cuộc chiến tranh trên thế giới. Quá nửa quãng đời ngắn ngủi của mình, Capa đã để chiếc máy ảnh kể lại câu chuyện hơn 20 năm tàn khốc nhất của thế kỷ XX. Ông bắt đầu chụp ảnh phóng sự vào khoảng năm 18 tuổi, khi chuyển đến Berlin. Ông ghi dấu ấn của mình lần đầu tiên bằng những bức ảnh chụp chân dung sinh động Leon Trotsky – người lãnh đạo của Hồng Quân trong cuộc diễn thuyết kêu gọi cho cuộc cách mạng Nga tại sân vận động Copenhagen (1932) và trở nên nổi tiếng từ đó. Và cũng chính ông đã trở thành người đầu tiên định hình nên chuẩn mực cho các phóng viên ảnh chiến trường sau này.

Nhiếp ảnh gia chiến trường Robert Capa

Phần lớn những bức ảnh của Capa đều chụp bằng phim đen trắng đặc trưng và cũng chính hai màu đó đã mang đến cái hồn của những bức ảnh chiến tranh mà không một bức ảnh màu nào có thể diễn tả trung thực và sống động bằng. Trong suốt cuộc đời mình, Capa đã không ít lần loay hoay trong chính sự ám ảnh về việc sử dụng phim màu hay phim đen trắng. Việc lựa chọn này từng gây tranh cãi lớn trong giới phóng viên ảnh khi đó. Người bạn thân và đồng nghiệp của Capa là Henri Cartier-Bresson từng tuyên bố: “Chụp ảnh bằng phim màu ư? Đây là thứ 'không thể tiêu hóa được'. Nó giống như sự phủ nhận tất cả các giá trị 3 chiều của nhiếp ảnh”. Tuy nhiên, trên thực tế, những bức ảnh chụp cuộc sống hàng ngày  bằng phim màu của Capa cũng hết sức sống động và trung thực. Từ năm 1947 trở đi, Capa thường dùng phim màu lẫn phim đen trắng. Khi ông tử nạn ở Việt Nam, trong 2 máy ảnh ông mang theo bên người có một máy lắp phim màu và máy kia là phim đen trắng.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755