Mẹo tự chế phụ kiện máy ảnh rất đơn giản Thiết bị và máy móc

Phụ kiện máy ảnh từ lâu đã là những công cụ không thể thiếu để hỗ trợ chụp được những bức ảnh ưng ý. Một số phụ kiện máy ảnh phổ thông như chân máy, phông nền… Hãy cùng chúng tôi tự chế phụ kiện máy ảnh đơn giản để đỡ một khoản chi phí kha khá nhé.

1. Chân đỡ máy ảnh

Chân máy ảnh, hay còn gọi là tripod là một công cụ có 3 chân, có tác dụng nâng đỡ cho máy ảnh không bị tác dụng của ngoại lực và môi trường làm rung, mờ ảnh. Dù tay máy của bạn có cứng đến đâu thì vẫn có độ rung nhất định ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Ngoài ra chân máy ảnh còn là phụ kiện không thể thiếu khi chụp ảnh với ống kính lớn, chụp mặt nước, chụp ảnh toàn cảnh, chụp khi ánh sáng yếu, chụp phơi sáng hay chụp sát mặt đất…
Cách tự chế chân máy ảnh rất đơn giản. Chuẩn bị một vài sợi dây thun, hai sợi dây dài và một chiếc móc nhỏ.

– Gắn một cái móc nhỏ vào dưới thân máy ảnh (bạn có thể dùng dây thun hoặc dây dù để thực hiện bước này).
– Đo chiều dài hai sợi dây bằng nhau và dài gấp hai lần chiều dài từ điểm cầm máy ảnh tới chân bạn.
– Cắt và móc dây (như hình).
– Dùng hai bàn chân giữ căng sợi dây là bạn có thể có những tấm ảnh không rung, nhòe.

2. Giảm độ sáng của đèn flash

Nếu không có nguồn ánh sáng mặt trời tuyệt vời nhất cho một bức ảnh thì người dùng thường nhờ cậy đến chế độ đèn flash của máy ảnh. Tuy nhiên, có đôi khi đèn flash quá sáng hoặc ánh sáng không tập trung vào một khoảng nhất định, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ảnh. Chính vì vậy mới cần đến các công cụ giảm sáng cho máy ảnh.

Chuẩn bị những miếng bìa các tông hoặc các vỏ lon, hộp và một chiếc bát (bằng vật liệu nhẹ). Cắt và dán các miếng bìa các tông thành một hình có dạng phễu (như hình 1). Hoặc từ những vỏ lon hộp cắt hai đầu, dính liền với một miệng bát, bát này cũng phải được cắt bỏ đáy (như hình 2).

3. Làm dịu ánh sáng đèn flash

Làm dịu ánh sáng đèn flash khác với làm giảm độ sáng đèn flash. Đôi khi một bức ảnh chụp hơi trầm màu, thiếu sáng một chút lại đem lại kết quả khá thú vị. Muốn làm giảm độ gắt sáng của đèn flash, bạn chỉ cần cắt một tấm nhựa trong, mỏng, gắn trước đèn flash. Tấm nhựa này sẽ làm dịu bớt ánh sáng từ đèn flash làm cho bức ảnh dịu hơn, độ sáng giảm. Nếu có điều kiện, hãy thử với những miếng nhựa màu khác nhau.

4. Giảm hiệu ứng Lens flare

Khi góc chụp ngược sáng, những tia sáng từ mặt trời đi vào ống kính làm nhiễu sáng. Nếu nhiếp ảnh gia biết tận dụng hiệu ứng này thì sẽ thu được những bức ảnh lung linh, rất hấp dẫn. Nhưng trong một số trường hợp thì không cần thiết và nếu tay máy không chuẩn thì ảnh sẽ bị mất đi độ tương phản và độ trong của hình ảnh. Khi đó người ta dùng đến những miếng chắn sáng.

Làm miếng hắn sáng thì cực kỳ đơn giản, chỉ cần dùng một tấm bìa, cuốn quanh ống kính để tránh ánh sáng tự nhiên rọi vào ống kính máy ảnh.

5. Màn phông trắng

Màn phông trắng là công cụ chụp ảnh chân dung hoặc các bức ảnh cần ánh sáng, độ tương phản cao, thường được sử dụng trong các studio. Tuy nhiên, để mua được một bộ phông màn chuẩn thì rất đắt tiền.

Bạn có thể sử dụng chính bức tường trắng nhà mình. Dưới ánh đèn rọi chuẩn, bức tường cũng tạo hiệu ứng ánh sáng khá tốt, không khác phông màn trắng là bao. Dĩ nhiên là tường nhà bạn cần phải sơn bằng màu trắng, có độ nhẵn nhất định và không được có vết bẩn trên tường.

6. Gương phản quang

Để tạo hiệu ứng ánh sáng mạnh cho chủ thể trong ảnh, người dùng có thể sử dụng đến gương phản quang để tạo ra những khu vực ánh sáng khác nhau. Khi chụp ảnh chủ thể mà muốn một nửa mặt tối, một nửa mặt sáng, hãy đặt chênh chếch một tấm gương bên cạnh, điều chỉnh tấm gương để nó hắt ánh sáng lên một nửa chủ thể, một nửa còn lại không được hắt sáng sẽ tối hơn.

7. Túi chống nước

Lang thang chụp ảnh đôi khi khiến bạn thường xuyên phải dầm mưa, dãi nắng, bụi bẩn hay muối biển. Nắng thì rất tốt để chụp ảnh nhưng mưa, bụi bẩn hay muối biển thì có thể khiến máy ảnh của bạn bị hỏng hóc. Để bảo vệ máy ảnh của mình, bạn nên mang theo những chiếc túi nilon. Đục một lỗ trên túi, vừa đủ để thò ống kính ra ngoài. Thế là đã an toàn để chụp ảnh dưới những điều kiện khác nhau.
Lưu ý: Những phụ kiện máy ảnh trên phù hợp hơn với những người chụp ảnh không chuyên hoặc không muốn tốn quá nhiều tiền đầu tư vào phụ kiện máy ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc cần độ chính xác cao trong góc máy, ánh sáng… thì vẫn nên trang bị cho mình những phụ kiện máy ảnh chuyên nghiệp để tạo ra những bức ảnh hoàn hảo nhất.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755