Lời tâm sự của một sát thủ làm freelance Kiến thức chung
Làm freelance là từ đã trở nên vô cùng quen thuộc. Chúng ta cùng tìm hiểu freelance thì được gì và mất gì…. Sự phân hóa phức tạp và nhanh chóng mặt của nền công nghiệp giúp các bạn trẻ năng động có cơ hội làm ngoài, làm tự do nhiều hơn bao giờ hết, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Từ thợ Photoshop hay cuder tới bây giờ còn có hiếp ảnh gia, phóng tin viên, ai cũng có thể làm freelance.
Theo nhiều freelancer lâu năm, đằng sau viễn cảnh tươi sáng về thu nhập và phong cách làm việc tự do, làm freelance không đơn giản như bạn trẻ tưởng tượng. Bài viết này Ntuts xin được trích dẫn những chia sẻ cốt tử của một freelancer với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ. Anh đồng thời là quản trị viên của cộng đồng rockpassion.vn và sáng lập viên của IWork Team.
Trước tiên đừng hiểu là làm nghề tự do hoàn toàn là giống kiểu freelancer outsource hoàn toàn, hành nghệ tự do của cá nhân tôi là – cái gì cũng làm nếu kiếm được miếng ăn, kể cả đánh giày mà được vài miếng cơm thì cũng sẵn sàng làm, miễn là sắp xếp được thời gian cho cái gì đó đổi đời được. (Vì nếu xác định không làm thuê chỉ để đi đánh giầy thì làm thuê tốt hơn)
Còn đây là vài note cho vui:
- Làm sếp của chính mình không phải là dễ, ít nhất phải biết mình có thể đánh trận nào và trận nào nên nằm nhà đắp chăn ngủ.
- Không phải cứ ko có việc làm thuê là chết đói, nếu đói thì có thể đói nhưng không chết đói. Cụ thể là sau 4-5 tháng thất nghiệp tôi vẫn sống nhăn răng, ngày 3 bữa cơm, cafe cả ngày.
- Không phải cứ có tiền mới có thể đầu tư, tiền ko phải là thứ duy nhất ta có để đầu tư.
- Cố gắng có kế hoạch lấy ngắn nuôi dài, ví dụ đêm đi trộm chó để nuôi quân chẳng hạn.
- Tự nhiên phát hiện ra mình có thêm nhiều tài lẻ
- Phải biết chơi trò lắp ghép, tìm miếng A lắp được vào miếng B đôi khi giải quyết được vấn đề C của mình.
- Thương hiệu cá nhân và chữ tín trở nên vô cùng quan trọng. (Hãy cố gắng làm “đại hiệp oánh giày” nếu hành nghề oánh giày)
- Các mối quan hệ đã tích lũy được giờ mới là lúc phát huy tác dụng, và là tài sản vô cùng quan trọng.
- Lúc nào cũng phải tỏ ra hoành tráng và nguy hiểm kể cả đầu bã đậu cũng ít nhất phải ăn mặc cho tươm tất.
- Không phải cái gì rẻ cũng dễ bán. Thời buổi này cái gì rẻ là dễ bị khinh lắm.
- Thà cho không hoặc lấy đúng giá, chứ không bán rẻ sản phẩm của mình.
- Hiểu rõ hơn giá trị của “nhân lực” trong một tổ chức như thế nào,
- 1 mình ta không thể làm tất cả, và 1 mình ta cũng không phải làm tất cả, nếu không hiểu điều này có thể dẫn đến mệt mỏi và thất bại,
- Có những thứ đạt được không phải mua bằng tiền, đánh đổi bằng công sức, mà đôi khi chỉ bằng lời nói.
- Có những con người luôn sát cánh bên ta không phải vì lợi nhuận mà là vì chung 1 con đường.
- Có thể kéo được người khác tham gia cùng mình bằng tình cảm, nhưng để giữ được chân người ta lâu thì phải bằng quyền lợi lâu dài.
- Người ta có câu “Mọi thăng trầm đều do lãnh đạo mà ra”, hồi xưa đi làm thuê công nhận câu ấy đúng, giờ là lúc tự mình cố gắng mà nắm lấy thăng trầm của mình.
- Làm tự do nhưng việc lúc nào cũng có, cả ngày và đêm.
- Rất tốn tiền điện thoại và phải viết lắm email
- Phải luôn áp đảo đối tác nếu nó là người khác giới
- Cố gắng đừng ăn trưa và cafe 1 mình, buồn lắm.
- Đừng nghĩ hết giờ hành chính mò về nhà là có thể yên tâm vứt lại công việc ở văn phòng như hồi làm thuê.
- Thỉnh thoảng vào ngày làm việc, tự dành cho mình 1 hôm tắt điện thoại ngủ ở nhà cả ngày cũng éo chết ai.
- Câu chốt: hồi xưa đi làm thuê biết mai phải cắm đầu làm việc gì, giờ thì ngày mai éo biết cái gì sẽ đến với mình, có thể là cơ hội chẳng hạn.
PS: Đây hoàn toàn là từ cá nhân tôi mà ra, không hẳn phù hợp với tất cả người khác.
Vậy bạn đã dám dấn thân vào con đường freelace chưa?
Nguồn: Ntuts
Xem thêm:
10 cách đơn giản để nâng cao kỹ năng thiết kế đồ họa
Sắp xếp nơi làm việc với một designer
6 cách giúp bạn cải thiện cuộc sống sáng tạo
Giúp bạn nâng cao kĩ năng thiết kế đồ họa
29 điều những nhà thiết kế trẻ nên biết
Làm thế nào để trở thành Designer thành công
Viết bình luận