Logo các hãng xe nổi tiếng và quá trình hình thành Kiến thức chung

Alfa Romeo

 

 

Năm 1910, một quý tộc Milan tên là Cavaliere Ugo Stella đã cộng tác với một công ty ô tô của Pháp là Darracq để mua bán dây chuyền ở Ý. Khi đối tác thất bại, Stella đã chuyển công ty đi và đặt tên là Anonima Lombarda Fabbrica Automobili (A.L.F.A)

 

Biểu tượng của Alfa Romeo được thiết kế năm 1910 bởi Romano Cattaneo. Một hôm, trong lúc đang đợi tàu điện ở ga Piazza Castello, Milan, Romano Cattaneo thấy hình chữ thập đỏ trên cờ Milan và phù hiệu của dòng họ quý tộc Visconti, có nét đặc trưng là một con rắn cùng một người đàn ông ở trong miệng của nó.

 

Năm 1916 khi Nicola Romeo mua công ty, đã thay đổi những nhà máy để sản xuất đạn dược, máy móc phục vụ thế chiến thứ nhất. Sau chiến tranh, công ty trở lại sản xuất ô tô và lấy tên của chủ nhân cuối cùng của nó là Alfa Romeo.

 

Aston Martin

 

 

Năm 1913, Lionel Martin và Robert Bamford đã thành lập một công ty mà sau này trở thành Aston Martin. Lúc đó, Martin & Bamford là công ty chuyên sản xuất xe đua Singers, nhưng cặp đôi này muốn tạo nên một kiểu mẫu tinh tế hơn cho riêng họ. Họ đã đặt tên cho chiếc xe đầu tiên của họ là Aston Martin.

 

Nói về Aston Martin, không thể không đề cập đến Jame Bond. Vào năm 1959, Ian Fleming đã đặt cho siêu điệp viên của mình – Jame Bond một chiêc Aston Martin DB Mark III.

 

Khi nó đuợc làm thành phim năm 1964, Bond đã lái một chiếc mới nhất, chiếc Aston martin DB5 màu bạc bóng loáng (có thêm súng máy, ghế thoát hiểm, và số đĩa xoay tròn). Có một điều lạ là, Ian Fleming lại không thích lái chiếc Aston Martin. Ông thích lái chiếc Studebaker Avanti sản xuất năm 1963 hơn. 

 

 

Audi

 

 

Kỹ sư người Đức August Horch, từng làm việc cho hãng Karl Benz, đã thành lập công ty ô tô riêng A. Horch & Cie vào năm 1899. Sau đó, ông bị buộc phải ra khỏi công ty và ông đã thành lập một công ty mới nhưng vẫn tiếp tục sử dụng chi nhánh Horch.

 

Những đối tác cũ đã kiện ông, và August Horch buộc phải tìm kiếm một cái tên mới. Khi Horch đang nói chuyện với đối tác của mình là Franz Fikentscher tại văn phòng của Franz’s , con trai của Franz đã đưa ra cái tên Audi:

 

Trong suốt cuộc gặp này, con trai của Franz ngồi ở một góc phòng để học tiếng Latinh. Khi mọi người đang căng thẳng, cậu đột nhiên đưa ra ý kiến: “Bố – audiatur et altera pars …. liệu nó có phải là ý kiến hay nếu ta gọi là audi thay vì horch?" Ý kiến này đã được mọi người tại cuộc họp ghi nhận ngay lập tức.

 

 

 

 

Và như vậy Audiwerke GmbH ra đời năm 1910. Năm 1932, 4 nhà sản xuất ô tô là Audi, Horch , DKW và Wanderer đã hợp nhất thành Auto Union. Biểu tượng của Auto Union là bốn vòng tròn móc vào nhau mà sau này trở thành biểu tượng của xe Audi, được sử dụng dành riêng cho các loại xe đua.

 

Bốn nhà máy tiếp tục sản xuất ô tô dưới những cái tên và biểu tượng riêng của họ. Đến năm 1985, Auto Union đã trở thành Audi mà chúng ta biết đến ngày nay .

 

BMW

 

Năm 1913, Karl Friedrich Rapp và Gustav Otto thành lập hai nhà máy chế tạo máy bay mà sau này hợp nhất lại thành BMW (Bayerische Motoren Werke). Tuy nhiên, Josef Popp, Max Friz và Camillo Castiglioni mới thực sự là những người đóng vai trò chủ yếu trong việc sản xuất những chiêc xe BMW hiện đại.

 

Biểu tượng BMW có hình tròn tượng trưng cho cánh quạt máy bay quay tròn của Bavarian Luftwaffe. Lúc đó, các máy bay được sơn bằng màu của các vùng và các màu của cờ Bavarian đều là màu trắng và xanh da trời. Huy hiệu tròn trên máy bay cũng là Logo gốc của Karl Rapp.

 

 

 

 

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất, BMW là nhà cung cấp chính các động cơ máy bay cho chính phủ Đức. Sau thế chiến, nước Đức bị Hiệp định Versailles cấm sản xuất máy bay và BMW bị buộc phải đổi công việc của mình. Sau đó BMW sản xuất phanh xe lửa trước khi sản xuất cơ giới hoá xe đạp, xe máy và ô tô.

 

Buick

 

 

Công ty ô tô Buick được thành lập vào năm 1903 do David Dunbar Buick, một người Mỹ gốc Scotland thành lập. Buick, một học sinh trung học phổ thông đã bỏ học nửa chừng, đã thành lập một công ty mà sau này đã trở thành một công ty ô tô lớn nhất thế giới, General Motor.

 

Năm 15 tuổi, Buick bỏ học để làm việc cho nhà máy sản xuất hệ thống ống nước cố định. Khi công việc thất bại, Buick lên nắm quyền nhưng trong vài năm, rồi bán cổ phần của mình cho công ty.

 

Với số tiền có được, Buick thành lập công ty ô tô Buick nhưng chỉ sau vài năm, ông thua hết vốn. Ông bị William "Billy" Durant đá ra khỏi công ty năm 1906 và ông đã bán cổ phần của mình với giá chỉ 100.000 usd. 

 

Những năm sau đó, Buick làm những công việc lương rất thấp và thậm chí không thể trả nổi tiền điện thoại. Ông chết mà không có một đồng xu dính túi khi ông đang làm giám sát cho trường Detroit School of Trades.

 

Những biểu tượng đầu tiên của Buick là biến thể của chữ “Buick“. Năm 1960, biểu tượng gồm ba phần như những tấm chắn bảo vệ để tượng trưng cho 3 mẫu của Buick rồi xây dựng thành: LeSabre, Invicta và Electra.

 

Năm 1975, Buick đã thay đổi biểu tượng của họ thành 1 con diều hâu được đặt tên là “Happy“ cùng với sự khai trương đường Skyhawk của họ. Tuy nhiên, vào cuối năm 1980, Buick quay trở lại với biểu tượng ba tấm chắn bảo vệ.

 

Cadillac

 

 

Khi Henry Ford rời khỏi công ty ô tô thứ hai của mình – Henry Ford, những người ủng hộ tài chính đã cố gắng thanh lý tài sản của công ty. Một kĩ sư có tên là Henry M. Leland đã thuyết phục họ tiếp tục, và một công ty mới ra đời mang tên Cadillac.

 

Logo đầu tiên của Cadillac dựa trên dấu ấn của một gia đình quý tộc nhỏ mà sau đó công ty đã được đặt tên là Antoine de La Mothe. Năm 1701, de La Mothe thành lập Fort Pontchartrain mà sau đó trở thành Detroit.

 

Sau đó, Cadillac được đổi tên thành de La Mothe vào năm 1902, tiếp sau lễ kỷ niệm 200 năm thành lập thành phố.

 

 

Vào năm 1998, Cadillac đã có logo mới. Đi từ ý tưởng 6 con chim két, vòng hoa đội đầu, và cả khối đã làm ra dấu ấn riêng cho gia đình de La Mothe khi công ty cố gắng giũ bỏ hình ảnh tẻ nhạt trước đó.

 

Logo mới đã ra mắt chính thức đầu tiên sau vài năm, trông nó hoàn toàn giống với cái được tạo ra từ Piet Mondrian!

 

Fiat

 

Fiat (Fabbrica Italiana Automobili Torino) được sáng lập vào năm 1899 bởi 1 nhóm các nhà đầu tư, bao gồm Fort Pontchartrain người trở thành giám đốc điều hành sau đó.

 

Agnelli đã mua cổ phần công ty với giá là 400 đô la (tương đương khoảng 10.000 đô la vào năm 2007). Bây giờ nó đáng giá cả tỷ đô và dường như kể từ đó Agnelli trở thành nhà quản lý Fiat.

 

Logo “scrabble tiles” nổi tiếng của Fiat vào những năm 1960 đã được thiết kế bởi trưởng nhóm thiết kế của công ty, người đã chèo lái Fiat trong suốt thời kỳ thiếu năng lượng.

 

Ford

 

Ford được sáng lập bởi Henry Ford. Nhưng đó là công ty thứ ba của ông. Ford đã thử nghiệm những chiếc xe hơi khi còn làm việc cho Thomas Edison, và sau đó bỏ dở để thành lập công ty xe hơi đầu tiên của mình – Detroit.  Công ty bị phá sản chỉ trong 2 năm.

 

Sau đó, ông xây dựng 1 trường đua xe hơi và thành lập Công ty Henry Ford, và Ford cũng bỏ công ty đó chỉ sau 1 năm (sau đó công ty trở thành Cadillac). Vào năm 1902, Ford tiếp tục tạo dựng nên công ty ô tô thứ 3 – Ford & Malcomson, và gần như bị mất nó khi việc kinh doanh đi xuống.

 

Thành viên của Ford đã nhóm lại thành 1 nhóm các nhà đầu tư và thậm chí đã thuyết phục anh em nhà Dodge chấp nhận cho góp cổ phần vào công ty, công ty đã được đặt tên lại là Công ty Motor Ford. Sau đó, anh em nhà Dodge tiếp tục thành lập công ty xe hơi riêng của họ.

 

Vào năm 1909, Childe Harold Wills, thiết kế và là kỹ sư trưởng đầu tiên của Ford (người cũng hỗ trợ thiết kế ra mô hình T), đã lấy phông chữ nguyên bản trên danh thiếp kinh doanh của mình vào việc tạo ra logo cho Ford.

 

Sau đó, hình oval màu xanh nổi tiếng được thêm vào khoảng năm 1927 mô hình chữ A – nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

 

Mercedes-Benz

 

Chúng ta vẫn thường bắt gặp những chiếc ôtô sang trọng mang trên mũi xe biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh hiên ngang. Hẳn cũng không ít người có ấn tượng hết sức mạnh mẽ về nét thẩm mỹ mà logo đó mang lại. Đơn giản, thanh thoát, mang tính đối xứng cao và rất dễ nhớ.

 

Biểu tượng đó tự nó đã làm tròn vai trò là hình ảnh, là lời giới thiệu trân trọng nhất đến cộng đồng của một trong những hãng xe hơi danh tiếng trên thế giới, Mercedes-Benz.

 

Trở về lịch sử với những năm cuối thế kỷ 19, khi gửi cho người vợ thân yêu tấm bưu thiếp mang hình ngôi sao bao quanh ngôi nhà mà hai người sinh sống, Gottlieb Daimler, người đồng sáng lập nên hãng Mercedes-Benz, đã ghi vào đó dòng chữ "một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ toả sáng sự nghiệp của anh".

 

Và mọi chuyện đã đến đúng như những gì ông hy vọng. Năm 1909, hai người con trai của Gottlieb Daimler đã thiết kế logo mang hình ảnh ngôi sao 3 cánh cho công ty của cha mình, Daimler – Motoren – Gesellschaft.

 

Cái tên “Mercedes” xuất hiện vào khoảng năm 1900. Emil Jellinek – một doanh nhân giàu có người Châu Âu đã bắt đầu việc bán những chiếc xe của Daimler. Ông muốn chiếc xe chạy nhanh hơn và được đặt theo tên hiệu của cháu gái 10 tuổi của mình, Mercédès hay theo tiếng Tây Ban Nha là “Mercy”

 

Năm 1916, logo của Daimler – Motoren – Gesellschaft được thiết kế lại, bổ sung thêm 4 ngôi sao nhỏ và dòng chữ Mercedes, tất cả đặt trong một hình tròn và 4 ngôi sao nhỏ nằm trên 4 tiếp tuyến của một hình tròn khác.

 

Năm 1923, logo này chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Tuy nhiên, tài liệu về ý nghĩa của logo, về việc đặt 4 ngôi sao nhỏ chia đều thành các góc 40 độ gần như không còn. Trên thực tế, logo này chỉ tồn tại được 3 năm, trước khi Daimler – Motoren – Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập.

 

Để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng những năm 20 của thế kỷ trước, Daimler – Motoren – Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập thành công ty Daimler – Benz AG (AG viết tắt của Aktiengesellschaft) chuyên sản xuất ôtô.

 

Logo của Daimler – Benz AG được thiết kế bằng cách kết hợp những đặc điểm nổi bật của hai logo Daimler – Motoren – Gesellschaft và logo Benz&Cie. Hình ngôi sao 3 cánh được giữ nguyên, tên của Mercedes và Benz được ghi ở trên đỉnh và đáy của hình tròn, hai cành lá đặc trưng của logo Benz&Cie và hình tròn màu đỏ máu của logo Daimler – Motoren – Gesellschaft không thay đổi.

 

Năm 1926, Daimler – Benz AG đăng ký bản quyền thương mại và sau khi đổi tên công ty thành Mercedes – Benz, họ vẫn dùng logo này cho đến tận những năm 1990.

 

Năm 1996, Mercedes – Benz thiết kế lại logo sao đơn giản hơn, từ bỏ kiểu thiết kế hình ảnh kết hợp với tên công ty từ những năm 1920. Logo của Mercedes giờ đây chỉ còn hình ngôi sao 3 cánh nội tiếp trong một đường tròn.

 

Trải qua gần 100 năm, ngôi sao 3 cánh đó vẫn tượng trưng cho những khát khao chinh phục của Gottlieb Daimler.

 

Mitstubishi

 

Năm 1854 ở Nhật Bản, Yataro Iwasaki, con trai trong một gia đình nông thôn đã bắt đầu sự nghịêp của mình trong một hoàn cảnh vô cùng éo le: anh bị gọi về nhà năm 19 tuổi khi cha của anh bị thương trong một cuộc đụng độ với trưởng làng. Iwasaki đã yêu cầu quan toà địa phương giải quyết vụ kiện của mình và, khi bị từ chối, đã tố cáo viên quan tội tham nhũng. Ngay lập tức Iwasaki bị bỏ tù trong 7 tháng.

 

Mãi tới năm 1868: khi Iwasaki đang phục vụ cho gia tộc Tosa thì cuộc cải cách Minh Trị đã đập tan chế độ phong kiến ở Nhật. Nhờ đó mà anh ta đã giành được Tsukumo Shokai, một công ty chuyên kinh doanh tàu biển của gia tộc Tosa và vào năm 1873 đổi tên nó thành Mitsubishi.

 

Đó là thế hệ thứ tư của dòng học Iwasaki, Kayota Iwasaki, người đã biến Mitsubishi thành một tập đoàn khổng lồ bao gồm cả công ty sản xuất xe máy, Mitsubishi Motors.

 

Cái tên Mitsubishi là kết hợp giữa 2 từ “mitsu” có nghĩa là ba và “hishi” có nghĩa là hạt dẻ (trong Tiếng Nhật có nghĩa là hình thoi hay hình kim cương). Bản dịch chính thức của tên Mitsubishi là “ba viên kim cương”.

 

Biểu tượng của Mitsubishi chính là sự kết hợp giữa gia huy của dòng họ Iwasaki, ba viên kim cương xếp lại với nhau và biểu tượng ba chiếc lá của gia tộc Tosan.

 

Ferrari

 

Logo của Ferrari gồm biểu tượng tuấn mã tung vó (Prancing Horse) trên nền màu vàng tươi và thường có hai chữ cái SF ở dưới. SF là viết tắt của Scuderia Ferrari, tên đội đua lừng danh của hãng.

 

Sau này, có lúc hai chữ SF trên logo của Ferrari được thay thế bằng dòng chữ Ferrari. Viền trên của logo là 3 màu xanh-trắng-đỏ của quốc kỳ Ý.

 

Tuấn mã tung vó là biểu tượng ban đầu được sử dụng bởi bá tước Francesco Baracca, một phi công lái máy bay chiến đấu huyền thoại của Không quân Ý trong Thế chiến thứ 1.

 

Vào ngày 17/6/1923, Enzo Ferrari, người sáng lập đội đua Scuderia Ferrari và khai sinh mác xe thể thao danh tiếng Ferrari, đã có cuộc gặp với mẹ của bá tước Baracca. Nữ bá tước Paolina đã gợi ý Enzo sử dụng biểu tượng ‘Tuấn mã tung vó’ vì cho rằng nó sẽ mang lại may mắn.

 

Tuy nhiên, mãi đến năm 1940, Enzo Ferrari mới bắt đầu sử dụng biểu tượng này, sau đó nó trở thành một phần trong logo nổi tiếng của Ferrari, được dùng cho tới ngày nay.

 

Khi sử dụng biểu tượng này trên các xe của mình, Enzo Ferrari bổ sung thêm nền màu vàng và hai chữ cái SF để tạo thành logo Ferrari. Enzo Ferrari chọn màu hoàng yến vì đó là màu sắc biểu tượng của thành phố Modena quê hương ông.

 

Riêng với hình tuấn mã tung vó, ông không dùng màu đỏ như nguyên bản mà thay bằng màu đen để tưởng nhớ bá tước Baracca.

 

Lamborghini

 

Lamborghini là tên họ của người đã sáng lập ra nhãn hiệu “con bò vàng” – Ferrucio Lamborghini. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, ông là kỹ sư cho Lực lượng Không quân Italia, chuyên trách về động cơ. Chiến tranh kết thúc, nhu cầu tiêu thụ máy cày ở Ý tăng cao.

 

Nắm bắt thời cơ, Lamborghini đã mua lại máy móc thừa của quân đội và cải tiến thành các loại máy cày, máy kéo. Nhờ đó, việc kinh doanh của Lamborghini phát triển. Ông nhanh chóng trở thành một doanh nhân trẻ giàu có.

 

Với niềm đam mê xe hơi thể thao mãnh liệt, Lamborghini luôn muốn chế tạo ra những chiếc xe tốt nhất. Khi đã có tiềm lực về kinh tế, vào năm 1963 Lamborghini quyết định xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi mang tên Automobili Lamborghini SpA tại một ngôi làng nhỏ vùng Sant’Agata.

 

Lamborghini được hình thành từ sở thích đấu bò tót của chính Ferrucio Lamborghini. Đây cũng là sự lý giải cho việc tại sao hình ảnh chú bò tót đang húc lại trở thành logo của hãng xe này.

 

Hầu hết xe của hãng này đều được đặt tên theo tên của những giống bò tót dùng để thi đấu hoặc tên của loài bò tót nào đó tượng trưng cho sức mạnh dũng mãnh của những chú bò.

 

 

Theo Genk

Xem thêm:
21 logo có thiết kế thất bại và tệ nhất
truyện ngắn về những logo giống nhau
10 xu hướng thiết kế logo năm 2014
10 logo nổi tiếng và ý nghĩa đằng sau chúng
quá trình phác thảo của 11 logo nổi tiếng nhất thế giới

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755