Leica - tại sao lại là đẳng cấp Thiết bị và máy móc

Leica - Một cái tên đã thành huyền thoại trong làng nhiếp ảnh?? Hãy cùng bàn luận xem tại sao Leica lại có thể đạt được đến tầm đẳng cấp như vậy??

 

 

Máy ảnh Leica

Có bạn hỏi tại sao Leica lại mắc.
 Leica mắc là bởi độ bền, độ chuẩn xác, kỹ thuật và sự tinh tế. Mỗi chiếc máy ảnh luôn được chế tạo bằng thủ công, máy móc chỉ đóng vai trò phụ trợ trong các tác vụ như là mài kính, kiểm tra kính, máy ảnh... Nếu bạn nói chỉ vì làm bằng thủ công mà Leica lại mắc như thế, thì bạn chưa thật sự biết nhiều về hãng này, có thể bạn mua một ống kính từ các hãng như Nikon, Canon, hai thương hiệu mạnh nhất nhì hiện tại đó, với số tiền khoảng một đến vài ngàn USD - đủ làm bạn "choáng". Vậy với cùng thông số, nhưng ống kính Leica lại được bán với giá chưa bao giờ dưới con số 5.000 USD, hay chính xác là chưa có ống kính mới nào được bán với giá dưới 4 con số tính theo USD. Có thể bạn sẽ càng choáng hơn. Nhưng nếu nhìn lại, bạn sẽ thấy giá trị đó là hoàn toàn xứng đáng.

 

Này nhé, ở Canon, để sản xuất một ống kính trung bình, thời gian hạ nhiệt (là giai đoạn quan trọng quyết định đến độ bền và độ trong của ống kính) chỉ khoảng vài ngày đến một năm là lâu nhất, theo mình được biết. Nhưng với ống kính Leica, trung bình hạ nhiệt trong khoảng từ 2 năm trở lên, cá biệt có một số loại như ống kính có độ F0.95 mới nhất có thời gian hạ nhiệt là khoảng 10 năm. Vậy trong khoảng thời gian đó, giá thành về năng lượng, giá thành về nhân công quản lý cũng như là xác suất hư hỏng xảy ra trong quá trình gia công sản phẩm, các bạn thử làm phép tính đi nhé.
 

Để bảo đảm chất lượng ống kính của mình, Leica không hề bước chân theo các đại gia trong ngành ảnh khác như là Canon, Nikon trong việc cải tiến giảm thời gian sản xuất sản phẩm. Có thể nói, đây là niềm tự hào và cũng là sự bảo thủ của nhà sản xuất thiết bị quang học huyền thoại này. Việc lựa chọn các vật liệu mang tính chất quyết định đến độ bền của sản phẩm, do đó, thiết bị của Leica đa phần là bằng kim loại.
 

Tại sao Leica không áp dụng nguyên lý lấy nét tự động? Thực ra, nguyên lý này lại là do chính Leica phát triển. Điều nghịch lý là tại sao Leica lại không áp dụng cho mình? Đơn giản là vì hãng có hướng đi và lựa chọn riêng của mình, có thể gọi là bảo thủ. Nếu các bạn tinh ý sẽ thấy rằng, hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường lấy nét tay. Leica tin rằng việc lấy nét bằng tay, sẽ nhanh hơn cả lấy nét tự động và nhất là sẽ làm cho bức ảnh có hồn hơn.
 

Có bạn nói rằng Leica không tích hợp các thiết bị như đo sáng, thậm chí một sản phẩm giá cả chục ngàn USD, lại không có cả đèn flash, trong khi đó một sản phẩm giá chỉ có vài chục lại có. Thật ra nếu tinh ý, các bạn sẽ nhận ra rằng Leica có chủ ý riêng trong việc đó. Nếu như các bạn sử dụng đèn flash có thể sẽ khiến cho việc chụp hình dễ dàng hơn, còn Leica lại đi ngược lại, họ nghĩ rằng việc chụp ảnh cốt không phải chỉ cần đến ánh sáng, mà mỗi bức ảnh, mỗi lần chụp đều là nghệ thuật, và nghệ thuật thì không nên có sự can thiệp quá nhiều kỹ thuật.
 

Ngoài ra, có bạn còn thắc mắc rằng sao không có thể áp dụng ống tele cho máy ảnh Leica? Bởi vì đơn giản, máy ảnh Leica là rangerfinger tức là lấy nét tay theo kiểu nhìn trực tiếp.
 

Phương châm của Leica: "chất lượng chính là yếu tố tối quan trọng". Giá thành của một thương hiệu xứng đáng với người sở hữu nó.
 

(st) Đông Phong Ngọc Lãng Tử

 

Xem thêm:
Cho người mới cầm máy DSLR
Nên và không nên trong việc bảo quản máy ảnh
10 lý do để mua máy ảnh DSLR
Kinh nghiệm "chuẩn" khi chọn mua DSLR
Kinh nghiệm mua máy DSLR cũ
ý nghĩa các thông số ống kính DSLR

 


 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755