Kỹ thuật chụp ảnh lia máy – panning Thông tin tổng hợp

Trong nhiếp ảnh, để tấm ảnh chụp được hấp dẫn và ấn tượng người xem, người ta hay đề nghị ý tưởng tạo sự tương phản trong tấm ảnh. Có thể là sự tương phản về nội dung như giàu nghèo, nhỏ và to, cao và thấp, xa và gần, thanh bình và vực thẳm; hoặc tương phản về ánh sáng, vùng sáng vùng tối, hoặc tương phản về màu sắc để nhấn mạnh chủ đề…; và có một sự tương phản khác mà nhiều anh em thích, đó là động và tĩnh. Để ghi nhận một khung ảnh động và tĩnh, có nhiều cách và nhiều hoàn cảnh chụp, nhưng cách thông dụng đó là kỹ thuật chụp ảnh lia máy(panning). Đó là bắt dính một chủ thể đang chuyển động trong nền ảnh động.

Tính toán chọn tốc độ màn trập (Speed) thích hợp khi chụp vật thể chuyển động . Cách thực hiện thế nào? Ban đầu, để thử nghiệm, bạn lấy tốc độ mà với tốc độ này, bạn bắt dính tức khắc vật thể đang di chuyển, sau đó bạn giảm 1/2 – 4/5 tốc độ đó thì vật thể sẽ chao mờ tạo cảm xúc chuyển động. Ví dụ xe oto chạy ngang qua trục ngắm với tốc độ 120km/h. Nếu chụp tốc 1/1000 sẽ bắt dính chiếc xe, muốn ô tô mờ nhẹ ta giảm tốc độ xuống 1/500. Nhưng ở thể loại panning, tốc độ phải giảm xuống rất thấp và lia máy theo chiếc xe. Thường với tốc độ xe chạy 48km/h thì có thể chụp ở tốc độ lia máy là 1/15s. Nếu tốc độ vật chuyển động là 80km/h thì tốc độ máy ảnh là 1/30s. Tay lia theo trục song song với hướng vật thể chuyển động, và góc quay cùng tốc độ vật thể.

Thiết bị máy ảnh cho phép bắt giữ chủ thể chuyển động tại thời điểm tức thì. Ngay khoảnh khắc chuyển động đó, quyết định sai có thể mang đến kết quả làm mờ nhòe một sự di chuyển sinh động. Ngược lại, sử dụng kỹ thuật phù hợp có thể tạo ra bức ảnh chứa đựng khoảnh khắc như đang thở hơi sống động. Panning là kỹ thuật bắt giữ vật thể tại thời điểm nhưng người xem vẫn cảm nhận được sự chuyển động.

Thể hiện chuyển động này được thực hiện bằng quá trình phơi sáng nhẹ, tạo ra một trạng thái mờ ảo gây cảm giác vật đang chuyển động. Ta lia máy ảnh di chuyển theo chiều vật chuyển động, vật thể đó sẽ nét rõ còn cảnh bất động sẽ nhòe theo chuyển động, tạo khung ảnh có cảm xúc hơn. Nếu chụp vật thể càng gần máy ảnh, lia máy càng nhanh và đường di chuyển càng dài. Ngược lại, càng xa máy ảnh, tốc độ chuyển động càng chậm. Như vậy tốc độ chuyển động của vật nhanh chậm phụ thuộc vào góc chuyển động đối với máy và phụ t

huộc vào khoảng cách từ vật chuyển động đến máy. Nắm vững nguyên lý này thì mới chọn tốc độ và khẩu độ phù hợp nhất.

Phân tích vài tấm ảnh để minh họa cùng các bạn:

ISO speed:200 – F-stop:f1/13 – Exposure time:1/10s
Tốc độ thường chụp thể loại này chậm hơn bình thường, khoảng 1/30 – 1/8. Tùy theo ánh sáng thực tế để chọn cho phù hợp. tuan_lionsg chụp với tốc độ 1/10s, tốc độ lia máy hơi nhanh so với hoàn cảnh ánh sáng nên ảnh chưa đạt. Tuy nhiên ảnh đã phần nào phản ảnh sự vội vã của buổi sáng sớm trên đường phố Saigon.

ISO speed:200 – F-stop:f1/13 – Exposure time:1/10s + Flash
Cũng như tấm trên, nhưng tấm này tuan_lionsg đánh đèn sẽ tạo độ lệch sáng giữa cận cảnh và hậu cảnh. Ảnh sẽ được nhấn mạnh hơn. Ảnh khá đạt, nhưng màu sắc và độ lòe mờ của hậu cảnh thiếu sáng nên chưa thể hiện tốt nhất của thể loại panning, đó là nền đầy màu sắc tạo vệt như bức họa.

ISO speed:200 – F-stop:f1/10 – Exposure time:1/15s

Chuẩn bị bấm máy thì có người chở bắp luộc đi ngang qua. Chụp trong vội vã nên góc chụp và bố cục chưa hay, nhưng ảnh tạo được tương phản ảnh giữa người đi bộ đẩy xe đạp chở bắp rất vội vàng và song hành là hàng xe máy lao rất nhanh.

ISO speed:200 – F-stop:f1/9 – Exposure time:1/20s

Nếu bạn chụp nhanh hơn 1 chút, tốc độ lia máy nhanh hơn và kéo dài, đôi khi hậu cảnh sẽ tạo thành mảng tô màu tuyệt đẹp. Có người nói rằng chụp thể loại này, hoặc là kỹ thuật vững và quen tay, hoặc là may mắn. Có những tấm ảnh chụp thể loại lia máy này tạo được cảm xúc rất nhiều cho người xem. Cũng có người nói rằng để chơi thể loại này, cần một sự nhẫn nại tập luyện và khoảnh khắc sẽ đến để có những tác phẩm quý hiếm.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755