Học Bartender chuyên nghiệp có khó không? Khóa học pha chế Bartender Barista

Nếu như cách đây nhiều năm, nghề bartender (nhân viên pha chế rượu) vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ và là một trong những nghành nghề thuộc vào loại "hiếm" thì những năm gần đây, nghề nghiệp này đã bắt đầu được giới trẻ chú ý nhiều hơn và trở thành một trong những nghề nghiệp "hot" đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn, khi mà “con đường vào đại học không phải là tất cả”.

Nhu cầu về nghề bartender trở nên "nóng" hơn bao giờ hết với con số có khi lên đến hơn 1000 tại các trang web tìm kiếm việc làm. “Nóng” ở đây có 2 lý do:

Thứ nhất là "nóng" do nhu cầu thực sự của các nhà hàng, khách sạn, quán bar. 

Thứ hai là do có quá ít bartender thành thục và chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Con đường nghề rộng mở

Trước đây, đường vào nghề phổ biến nhất của các bartender thường là thông qua các mối quan hệ với người đi trước, do người quen giới thiệu. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nghề bartender được rao tuyển công khai trên rất nhiều trang web giới thiệu việc làm, với mức lương rất "khả quan". “Đó là lý do vì sao 95% học viên của trường có việc làm sau khi kết thúc khóa học về bartender”- ông Trần Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Du lịch và Khách sạn Saigontourist, cho hay. Một số sinh viên tốt nghiệp khoá bartender có thể được chính trung tâm đào tạo giới thiệu việc làm, hoặc có thể tìm việc qua các kênh thông tin báo chí. 
Nghề bartender đang có 2 phân khúc là bartender chuyên nghiệp (lương 10 - 15 triệu đồng/tháng) và bartender bình thường (4 - 6 triệu đồng/tháng). Bên cạnh tiền lương, các bartender còn được nhận tiền TIP (tiền thưởng), đôi khi số tiền này gấp 2-3 lần mức lương. Do vậy, giao tiếp tốt và biết cách khuấy động không khí là một yếu tố giúp bartender thành công.

Thành tài từ khổ luyện

Học xong lớp 12, Đặng Quốc Tuấn quyết định nghỉ học vào TP HCM phục vụ tại quán Bar 008 để kiếm tiền đi học nghề lái xe. Thời gian rảnh, anh phụ người anh họ giao thức uống. Công việc này đem lại cho Tuấn sự đam mê và kiến thức về pha chế các loại thức uống. Vì thế cứ rảnh rỗi, anh lại lân la đến quầy pha chế xem những nhân viên nữ thực hiện và ghi lại các công thức rồi về nhà tập. Anh thường tìm các loại sách, đĩa nước ngoài để tìm hiểu thêm về việc pha chế thức uống. Thấy Tuấn có sự đam mê, một anh bạn bartender làm cùng quán bar đã kêu về nhà và chỉ dẫn tận tình.


Trong một lần, có khách đòi món cocktail do một nhân viên nữ của bar làm. Thế nhưng hôm đó nhân viên này nghỉ và anh xin được làm thay. Kết quả hương vị ly cocktail do anh làm khiến người khách rất thích thú. Anh được đặc cách làm nhân viên pha chế chính thức.
Con đường thành Bartender của Tuần bắt đầu từ ly cocktail học lỏm đầu tiên. Giờ đây anh đã trở thành một Bartender có tiếng và đang dạy môn này tại trường đào tạo nghề tại TPHCM.

Một tấm gương khác là Lê Thị Mai của một quán bar có tiếng ở Hà Nội. Theo nghề pha chế rượu được ba năm, nhưng mãi một năm gần đây chị mới học qua phần biểu diễn (showmanship). Mai kiên trì luyện tập. Giai đoạn đầu là một khổ hình, vì các chai cứ va đập vào các cánh tay, ngón tay, làm các ngón tay bị sưng lên “như những cây xúc xích”. Đau nhất là khi ngón tay bị cảnh “trên đe dưới búa”, vừa định tung chai lên thì bị chai đã tung rơi dập xuống. Phải mất đến cả hai ba tháng trời bóp thuốc mới có thể tập lại. Và kết quả của sự khổ luyện đó là những màn “múa” chai tung hứng với 5,6 chai rượu, gây ấn tượng mạnh cho người xem. 

Pha chế cũng giống như đầu bếp.

Nếu như đầu bếp phải biết cân bằng giữa mặn, ngọt, chua, cay thì người làm nghề pha chế phải cân nhắc sao cho hài hòa các vị ngọt, chua, đắng, chát, chỉ khác nhau ở chỗ một người dùng nhiệt độ để nấu lên những món ăn hấp dẫn còn một người dùng đá và bình lắc. Ngoài ra, một cocktail ngon luôn phải có một đồ ăn phù hợp, một đồ ăn ngon phải có cocktail đi kèm. Nghề đòi hỏi nhiều tính sáng tạo, khéo léo, hiểu biết (về các loại rượu, các nền văn hóa, ẩm thực...) và rất cần sự tinh tế để xoa dịu nỗi buồn của khách khi họ có tâm trạng; khuấy động, khơi gợi cảm xúc khi họ vui qua chính những ly cocktail nhiều màu sắc.


 

Cần một ý chí và niềm tin vững vàng.

Đi cùng với những thuận lời mà nghề mang lại, bartender lại có một môi trường làm việc khá nhạy cảm là các bar, vũ trường và dĩ nhiên là không thể không tiếp xúc với rượu. Và đi kèm với nó là những "cám dỗ" mà không phải ai cũng có đủ nghị lực và ý chí để vượt qua ở những nơi như thế này. Với nam bartender còn dễ thở nhưng với nữ bartender thì lại càng "nguy hiểm" hơn trong môi trường này. Chính vì thế mà dù đang là một nghề "hot" nhưng đây lại không phải là một nghề nghiệp mà có thể dễ dàng trụ lâu được với nghề. Rất nhiều bạn trẻ sau một thời gian học, khi "ra nghề" và tiếp xúc với mối trường của nghề đã phải ngậm ngùi chia tay khi không thể thích nghi được lâu dài. 

Bartender không chỉ là một nghề mà còn là niềm đam mê cháy bỏng. Yếu tố bản thân luôn là nội lực quyết định thành công hàng đầu. Và thành công sẽ đến sớm hơn nếu bạn tìm đúng người thầy dẫn dắt bạn những bước đi đầu tiên.

Bạn có thể thử sức với ngành nghề BARTENDER thú vị này tại YOU CAN NOW !!!!

Hướng dẫn đăng ký học:

+ Đăng ký qua điện thoại: 0906434590

+ Đăng ký trực tiếp tại trung tâm Youcannow 389 Trường Chinh

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755