Hiểu về phông chữ của bạn: Verlag Kiến thức chung

Cùng đồng hành với loạt bài "Know Your Type" tại trang idsgn.org. Bài tiếp theo là phông chữ có cái tên khá lạ lẫm với chúng ta; Verlag của Hoefler & Frere-Jones.

 

 

Ảnh hưởng bởi những chữ trên bảo tàng nghệ thuật Guggenheim.

Bảo tàng Salomon R. Guggenheim – Đặt tên theo nhà sáng lập là một doanh nhân, và cũng là nhà sưu tập tranh nổi tiếng – Đã tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập tại New York.

 

 

kyt_verlag__full_1

 

 

Bảo tàng được thiết kế bởi Frank Lloyd Wright trong những năm 50s, The Guggeheim là một trong những bảo tàng kiến trúc quan trọng bậc nhất của thế kỷ 20. Nó là một ngôi nhà vĩnh cửu đối với các tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại được sưu tầm – tuy vậy thứ chung ta cần quan tâm chính là những chữ cái nằm ở mặt trước của bảo tàng.

 

Frank Lloyd Wright đã chọn một kiểu phông chữ nghệ thật trang trí ở mặt trước bảo tàng Guggenheim, nó là những gì cơ bản nhất của phông chữ mà chúng ta biết đến ngày nay với cái tên Verlag.

 

Trong năm 1966, khi thiết kế tạp chí Guggenheim, Abbott Miller (từ Pentagram) đã đề nghị với Jonathan Hoefler tạo ra một mặt chữ tương tự để dành cho việc ấn bản. Hoefler tham khảo những chữ của Wright và thiết kế thêm nhiều chữ với các chiều rộng, độ đậm và nghiêng để có thể sử dụng cho tạp chí.

 

Gugg_Mag

 

 

verlag_type

 

Từ bảo tàng Guggenheim trở nên nổi tiếng

Qua nhiều năm, kiểu chữ trở thành đại diện cho những gì thuộc về Guggenheim. Ban đầu nó là phông chữ độc quyền, nhưng sau đó Hoefler & Frere-Jones đã bán nó rộng rãi với cái tên Verlag (có nghĩa là xuất bản trong tiếng Đức) năm 2006, và số lượng kiểu dáng của nó lên tới 30 kiểu (bắt đầu từ Extra Light cho tới Black, cùng nhiều độ rộng từ Condensed tới Compressed-rất hẹp), chưa dừng ở đó, nó hỗ trợ tới 100 ngôn ngữ.

 

Veglag đã xuất hiện trên nhiều logo, ấn bản và trang web trên khắp thế giới – kể cả tạp chí nổi tiếng People Magazine.

 

Lời từ Hoefler & Frere-Jones:

 

Chính vì chữ đại diện cho một loạt tiếng nói của các nghệ sĩ nổi tiếng – từ Cézanne tới Kandinsky tới Matthew Barney – Verlag được tính toán kỹ lưỡng để tạo nên các tính riêng, có thể nhận thấy bằng cảm tính khánh quan.

 

Từ những thiết kế hình học của trường Bauhaus, như Futura (1927) tới Erbar (1929) Verlag với các nét được chăm chút tỉ mỉ phù hợp cả những máy cắt chữ, như Ludlow Tempo và Intertype Vogue (1930) – những máy in chủ lực của miền Tây trong nhiều thế kỷ.

 

Nhưng không như những bậc tiền bối, Verlag có cả sự toàn diện và đầy đủ kiểu dáng: 5 trọng lượng, với 3 độ rộng khác nhau, và các kiểu đều đi kèm các thiết kế nghiêng (thường bị bỏ qua).

 

Verlag lưu giữ một phần của Guggenheim ngày nay. Gần đây, khi Quỹ Guggenheim tiếp tục đề nghị Abbot Miller thiết kế một bộ nhận diện mới cho công ty mẹ, Miller một lần nữa sử dụng Verlag.

 

Lần này một kiểu chữ viết hoa "nhằm nhấn mạnh ý nghĩa cấp bậc của tổ chức". Để hiểu hơn về điều này hãy đọc bài viết trên Pentagram, cũng là bài tạo cảm hứng cho loạt bài "Know Your type" này.

 

 

verlag_weights

 

 

 

Sử dụng 

 

kyt_verlag_usage

 

 Nguồn: Idesign

Xem thêm:
Hiểu phông chữ của bạn: Baskerville
Cảm hứng Typography: Sức sống từ chữ
5 công cụ Typography mà các nhà thiết kế cần
4 xu hướng Typography cho năm 2014
5 sai lầm cần tránh về Typography trong thiết kế


 

 

 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755