Điều gì tạo nên một người thiết kế tốt Kiến thức chung
Thiết kế là gì? Thiết kế là tạo nền tảng của việc tạo ra một đối tượng hoặc một tác phẩm. Thiết kế trong một nghĩa nào đó là truyền tải một thông điệp tới số đông vì chúng được dành cho việc phục vụ mục đích tạo ra nó.
Thiết kế, đôi khi được định nghĩa là cả quá trình tiến hành và sản phẩm cuối cùng của một nỗ lực để thoả mãn cá nhân hoặc của sự chuyên nghiệp. Thiết kế cũng là để chứng minh một cái gì đó đẹp thế nào và đôi khi, nó là về sự thay đổi của cuộc sống và ảnh hưởng tới tương lai.
Trong các lĩnh vực khác nhau, Thiết kế có thể có những mô tả khác nhau, nhưng nguyên tắc cơ bản thì tương tự. Cho dù bạn tạo ra một tác phẩm in ấn, website, thiết kế sản phẩm mới, hoặc thậm chí là một kế hoặch cho toà nhà 100 tầng, điều quan trọng là quá trình sáng tạo là tất cả.
Thiết kế là một thuộc tính có sẵn và nó không phải là kỹ năng có từ khi sinh ra. Nó là một đặc điểm có được từ sự cống hiến liên tục từ những gì bạn làm và từ những việc cực kỳ khó khăn đặt trong sự hiểu biết và học tập những nguyên tắc cơ bản của thiết kế và sử dụng nó hiệu quả.
Không phải nhà thiết kế nào cũng thành công khi anh ấy/ cô ấy tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc bẩm sinh.
"Thiết kế không đơn giản chỉ là tập hợp rồi sắp xếp, hoặc thậm chí chỉnh sửa;
Nó là việc thêm các giá trị và ý nghĩa, để minh họa, để đơn giản hóa, để làm rõ, để thay đổi , để làm cho đẹp đẽ, để kịch tính hóa, để thuyết phục và thậm chí để giải trí."
- Paul Rand -
Nhà thiết kế là ai?
Một nhà thiết kế là ngươì có thể sử dụng kỹ năng thiết kế để áp dụng vào công việc của mình. Công việc của anh ta là, không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng sẽ nhìn ra sao, mà còn tạo ra một cái nhìn rõ ràng dựa trên cách nó sử dụng và cách nó tạo ra.
Người thiết kế trong các lĩnh vực khác nhau, có các kỹ năng khác nhau, nhưng nền tảng cơ bản thì tương tự.
Thiết kế thường xuyên đòi hỏi Người thiết kế cân nhắc thẩm mỹ, tính năng, và rất nhiều khía cạnh của một đối tượng hoặc một quá trình, nó thường xuyên đòi hỏi sự nghiên cưú, suy nghĩ, mô phỏng, tương tác và thiết kế lại.
Với định nghĩa rộng lớn như vậy, không có ngôn ngữ phổ quát nào, hoặc một khái niệm thống nhất cho các thiết kế của tất cả các lĩnh vực. Điều này cho phép nhiều triết lý khác nhau và phương pháp tiếp cận tới chủ đề. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thiết kế nghiêm túc đòi hỏi tập trung vào quá trình thiết kế.
Thiết kế tồi có thể tới từ nhiều lỗi như, không áp dụng nguyên tắc thiết kế cơ bản, lên kế hoạch kém, kỹ thuật kém, bỏ qua những quy định bắt buộc của mỗi ngành, truyền thông kém…
Vậy làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế tốt hơn? Tôi vẫn đang cố gắng theo đuổi những điều dưới đây và sẵn sàng chia sẻ với bạn.
Những điều dưới đây dựa trên quan điểm của tôi và có thể nó khác với những gì bạn biết. Tôi chân thành đề nghị bạn chia sẻ những kinh nghiệm để trở thành một nhà thiết kế tốt của bạn, và những ý kiến mà bạn cho rằng có ích cho cộng đồng thiết kế.
Những điểm dưới đây được sắp xếp ngẫu nhiên. Mỗi điều đều quan trọng như nhau và đều phải nâng cao hàng ngày.
1. Thiết kế, thiết kế, thiết kế
Tôi nghĩ không có lời khuyên nào tốt hơn điều này. Để thành một nhà thiết kế thành công, tất cả các bạn phải luôn làm việc, luôn thiết kế đến khi …chết.
Sự kiên trì là chìa khóa trong bất cứ việc gì bạn làm; Liên tục cống hiến và làm việc chăm chỉ sẽ đem lại kết quả tốt và nó là sự thật chung.
Với lợi thế của thời đại kỹ thuật số, những người thiết kế có nhiều cách hơn để học hỏi và cả kiếm tiền.
2. Chuyển hóa ý tưởng của bạn vào phác thảo
Đôi khi, tất cả chúng ta quên rằng một quá trình thiết kế thực sự sẽ bắt đầu từ trong bộ não và sau đó chúng ta chuyển hóa chúng lên giấy. Tất cả chúng ta đang bị chìm trong vô số công cụ kỹ thuật số, nó khiến chúng ta quên việc vẽ bằng tay của mình.
Nếu bạn hỏi bất cứ người thiết kế giỏi nào, người đấy đều xác nhận rằng phác thảo là cách tốt nhất để thành nhà thiết kế giỏi. Khi bạn đã có phác thảo trong tay, bạn có thể dùng Photoshop hoặc bất kỳ công cụ nào để làm nó tốt hơn và đem nó tới đời sống.
Vì vậy luôn giữ một cuốn sổ ghi chép (có thể vẽ lên) ở bên người. Đơn giản là lấy bút ra và vẽ lúc bạn ăn sáng, uống cà phê, hay ngồi trong công viên… Chúng sẽ giúp bạn nhắc bản thân về điều bạn cần làm.
3. Thể hiện tình yêu, cảm xúc và trân trọng những gì bạn làm.
Đây là một trong những bước quan trọng, không những với các nhà thiết kế để trở thành một con người tuyệt vời. Nó áp dụng cho tất cả lĩnh vực khoa học, máy móc và cuộc sống. Bạn phải yêu những gì bạn làm và nó sẽ giúp bạn nhiều vô cùng khi tạo ra một sản phẩm tuyệt hảo.
Có cảm xúc để trở thành một nhà thiết kế giỏi và tạo những sản phẩm nghệ thuật ấn tượng là thực sự hữu ích, nó giữ bạn có động cơ và thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn, tốt hơn và tạo ra những sảm phẩm để đời.
Trân trọng sự thật rằng bạn rất may mắn khi làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, lĩnh vực có nhiều điều để học và để sáng tạo những điều mới và cố gắng thâm nhập sâu vào một số lĩnh vực bạn thấy yêu thích nhất.
Bạn sẽ có rất nhiều bạn và cộng đồng thiết kế thường có sự chia sẻ để giúp bạn nâng cao bản thân với những nền tảng thú vị.
4. Mạo hiểm và học từ những sai lầm của mình.
Muốn thành công thì không thể thiếu sự mạo hiểm. Những sai lầm là một phần của quá trình đạt được những kết quả vĩ đại. Người thiết kế tốt sẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình.
Biến sai lầm thành những kinh nghiệm quý giá của bạn thân. Điều quan trọng là nhìn các lỗi lầm một cách thận trọng và rút ra những điều thực sự bổ ích để tiếp tục đi lên.
5. Học điều gì đó mới mỗi ngày
Một nhà thiết kế tuyệt vời có thể khác với số còn lại khi họ thường xuyên học những điều mới. Có rất nhiều thông tin, kỹ thuật mới, xu hướng mới đang đợi bạn khám phá và nghiên cứu để có thể áp dụng.
Cảm hứng tới từ khắp nới, kiến trúc, công nghiệp, thiết kế, nghệ thuật, điêu khắc và rất nhiều trong nền công nghiệp sáng tạo này. Thậm chí chúng ta có thể lấy cảm hứng từ khoa học, hóa học, chuỗi Fibonacci và rất nhiều thứ khác.
Sự thật rằng thiết kế của bạn sẽ ngày càng tốt hơn khi bạn mở rộng kho tàng kiến thức của mình
6. Trải nghiệm
Tôi tin rằng một trong những cách để trở thành nhà thiết kế giỏi là luôn cố gắng thử những kỹ thuật mới, ý tưởng mới trong quá trình sáng tạo của bạn. Đừng sợ một kết quả xấu sẽ tới, hay bạn không thấy có gì liên quan giữa sản phẩm này với điều đó. Sức mạnh của bộ não là bị hấp dẫn bởi những ý tưởng mà nó không lường trước được.
Trải nghiệm cho phép bạn thấy những ý tưởng và khái niệm khác lạ, bộ não của bạn sẽ không ngừng hình dung. Nó cho phép bạn chuyển những suy nghĩ thực tế và những công việc tuyệt vời.
Nên nhớ rằng, phần lớn các phát minh vĩ đại đều là kết quả của trải nghiệm. Tôi cũng tin rằng thiết kế kinh điển là kết quả của một lỗi ngẫu nhiên và kết quả được giữ lại.
Không nên phá vỡ quy luật, những OK nếu bạn bẻ cong nó.
7. Đánh giá và kiểm tra công việc của bạn
Đừng bao giờ quên đánh giá lại sản phẩm của mình. Khi bạn trong quá trình thiết kế điều gì đó, dành chút thời gian nhìn vào sản phẩm của mình và hỏi chính mình những câu hỏi sau:
- Tôi sẽ trả lời thế nào nếu ai đó hỏi tôi về quan điểm thực sự của thiết kế này
- Tôi sẽ đề nghị gì để làm nó tốt hơn?
- Có thể sử dụng những yếu tố khác với cách sử dụng hiệu quả hơn không?
- Tôi có thể làm nó đơn giản hơn không? LESS IS MORE.
Khi bạn đã có thể xác định các câu hỏi trên, bạn đang đi đúng hướng để trở thành 1 nhà thiết kế tốt hơn.
Và khi dự án hoàn thành, bạn không nên bỏ nó vào quên lãng, hãy nhìn chúng lần nữa và xem liệu bạn có thể làm tốt hơn không. Bỏ qua những thói quen thiết kế hàng ngày và nghĩ khác và hỏi bản thân "Điều gì xảy ra nếu tôi bỏ thói quen với thiết kế này".
Cố gắng, cố gắng bỏ qua cách giải quyết vấn đề mà bạn hay dùng và thúc đẩy bản thân để thiết kế theo một cách khác thường.
8. Hiểu rõ các nguyên tắc và yếu tố của thiết kế.
Thiết kế có thể được coi là sắp xếp có tổ chức một hay nhiều yếu tố với các nguyên tắc có mục đích. Mục đích ở đây là chắc chắn khiến người dùng nhận được thông điệp mạnh mẽ của điều mà nhà thiết kế đang cố gắng diễn giải.
Một điều cần hiểu là không có gì ngẫu nhiên trên thế giới này. Mọi thứ đều được xác định và có một lý do đằng sau sự tồn tại và sử dụng chúng. Thậm chí cả vũ trụ, dù ai đó cho rằng nó hoàn toàn ngẫu nhiên, thì đối với tôi không có gì tồn tại mà không có lý do.
Khái niệm đó tương tự với thiết kế, khi chúng ta thiết kế, chúng ta có một mục đích và đó là đưa ra thông điệp cho người xem. Cho dù nó là một quảng cáo, một bức tranh, nó được làm để quảng bá sản phẩm hoặc để truyền tải cảm xúc của người nghệ sĩ.
Các yếu tố của thiết kế xuất hiện trong mọi thứ bạn tạo ra, dù muốn hay không. Nó như những lực vô hình ở phía trên thẩm mỹ thị giác của người xem. Có nhiều điều khiến cuộc sống thành những tấm hình. Một trong số đó là những yếu tố như Đường Nét, Hình dạng, Chất liệu, Hình khối, Không Gian và Hướng.
Các nguyên tắc của thiết kế cũng đa dạng. Chúng khác nhau giữa các trường phái tư tưởng có ảnh hưởng tới thiết kế và giữa sự thực hành các nhân các nhà thiết kế.
Nhận thức về các yếu tố và các nguyên tắc trong thiết kế là bước đầu tiên trong việc tạo dựng một tác phẩm thị giác thành công.
Một số trong số đó là: Hài hòa, Tương Phản, Nhịp điệu, Nhấn mạnh, Lặp lại, Cân bằng, Phân cấp. Các nguyên tắc sẽ chẳng là gì nếu như nhà thiết kế không biết cách kết hợp các yếu tố với nhau.
9. Dõi theo một nhà thiết kế mà bạn hâm mộ
Bạn chắc hẳng có một người nghệ sĩ, nhà thiết kế nào đó, người mà gây cảm hứng về nghề nghiệp cho bạn. Nếu không có, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về một người có ảnh hưởng trong nghề này. Sau đó hãy nghiên cứu các tác phẩm của họ, dành thời gian xem các thiết kế chuyên nghiệp của họ.
Hãy đặt các câu hỏi như "Điều gì thật sự cuốn hút bạn?, Điều gì khiến bạn phải WOW"? Cố gắng xác định các yếu tố khiến tác phẩm trở nên kiệt xuất.
Ghé thăm các Portfolio của các nhà thiết kế yêu thích và hỏi họ những câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm; Làm sao để làm vậy? Anh/chị đã học thế nào? Tại sao anh chị lại làm vậy?… Những nhà thiết kế giỏi thường không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm của mình.
10. Làm việc thông minh hơn (smarter, not harder)
Bạn thử lướt vài vòng trên Behance, DevianArt, bạn sẽ phát hiện ra vô số những nhà thiết kế giỏi đang cập nhật sản phẩm của họ. Một trong những cách trở thành nhà thiết kế giỏi là làm việc thông minh.
Đừng đơn giản chỉ là Thiết kế, bạn cần trưng bày những tắc phẩm có chọn lọc để chỉ ra tài năng của mình. Ngày nay, tạo một online porfolio và upload chúng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Là một nhà thiết kế, bạn nên biết cách để sử dụng kỹ năng thuần thục và đúng chỗ. Hãy học Typography và sử dụng trong tác phẩm của mình. Nhiều nhà thiết kế đưa ra các thông điệp mạnh mẽ chỉ bằng vài dòng chữ và đôi khi nó rất hiệu quả.
11. Tổ chức và lên lịch công việc của bạn
Đây là một trong những điều quan trọng nhất để theo đuổi nếu bạn muốn trở thành nhà thiết kế tốt hơn. Có gắng tổ chức thông tin tự do để bạn có thể xem một cách dễ dàng. Nếu bạn đang bị tấn công dồn dập vởi công việc, hãy lên lịch cho chúng và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều.
Nếu bạn đang tìm cách để nâng cao khả năng tổ chức của mình, không cần tìm kiếm đâu xa. Hãy thử đọc bài viết của Brian Behoff từ Design Cubicle, với chia sẻ các cách để thành một nhà thiết kế hiệu quả hơn, nổi bật hơn.
12. Trì hoãn đường dẫn tới… tương lai
Đừng bao giờ trì hoãn công việc của bạn. Thường xuyên tìm cách kết thúc nó trong thời gian định trước. Loại bỏ sự phân tâm và những thứ gây ảnh hưởng tới công việc.
Thỏa hiệp là một thói quen cực xấu và kết quả là bạn có 1 dự án dang dở. Vì vậy có gắng duy trì thói quen làm việc chuyện nghiệp, nghiêm chỉnh.
Vâng, đó là những suy nghĩ của tôi về việc trở thành một nhà thiết kế tốt hơn, bạn có thể thêm vài điều bạn biết và bạn cho rằng nó rất hiệu quả. Tất cả chúng ta sẵn sàng đón nhận những ý kiến, những kiến thức mới. Vậy nên thoải mái để lại bình luận của bạn.
iDesign.vn dịch từ Richworks
Xem thêm:
Những thói quen của người thiết kế web thành công
10 ưu điểm khi yêu 1 chàng designer
29 điều những nhà thiết kế trẻ nên biết
6 cách giúp bạn cải thiện cuộc sống sáng tạo
8 bí quyết thành công cho desiger và developer trẻ tuổi
10 thói quen sáng tạo bạn nên biết
Viết bình luận