Vào những năm 1968, chùm ảnh về cô bé người Việt bị cụt chân do bom đạn từ máy bay lính Mỹ rơi trúng, đã khiến cả thế giới cảm động, đặc biệt là người Mỹ bị ám ảnh đến cùng cực khi chứng kiến từng cảnh tượng trong bộ ảnh.
Nhân vật chính tên là Nguyễn Thị Tròn, 12 tuổi. Khi đó Tròn đi tản cư cùng bố mẹ của mình đến sống tại làng An Diên, gần căn cứ Khai Khê (thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương hiện nay). Trong ngày định mệnh, Tròn quyết định đi hái rau rừng để mang ra chợ bán. Trước khi đi, Tròn còn hứa với em trai và em gái của mình rằng sẽ mua quà sau khi bán được rau. Không ngờ lúc vào rừng, Tròn vô tình đến phải khu "Free-fire-zone" - nơi lính Mỹ thời đấy cho rằng tất cả những vật thể di chuyển qua đó đều có thể là địch và hoàn toàn có quyền khai hỏa để tiêu diệt ngay lập tức. Ngay lúc đó, đội trực thăng của Mỹ phát hiện vật thể di chuyển quanh khu vực này nên liền bắn một cách xối xả, khiến đạn găm thẳng vào chân của Tròn. Sau khi nã súng liên hồi, một lát sau đội lính Mỹ tiến đến gần khu vực kiểm tra. Đến đây, họ mới ngỡ ngàng và sững sờ bởi đây không phải là kẻ địch, mà chỉ là một cô bé bình thường. Để sửa sai kịp thời, cả đội liền đưa Tròn vào trực thăng chở đến bệnh viện ở Củ Chi cứu chữa.
Tròn thể hiện nét mặt đau đớn khi các bác sĩ tiến hành khám và đo đạc khung chân.
Đến bệnh viện, Tròn được các bác sĩ tại đây tận tình chăm sóc và giúp em lắp một chân giả. Sĩ quan Mỹ còn đưa khoản tiền tương đương 35USD để bồi thường cho Tròn sau tai nạn. Nhưng đến gần 1/3 số tiền đó đã được Tròn dùng để trả cho việc truyền máu ở bệnh viện.
Về bản thân Tròn, hàng ngày em vẫn cứ tập đi trên đôi chân không vững ấy, với từng bước từng bước một. Dần dần Tròn học được cách đứng, cách đi, cách chạy và cả đạp xe trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Đặc biệt y học và các dụng cụ y tế, kiến thức y khoa thời đó tại Việt Nam thật sự vẫn chưa được tốt, nên đối với Tròn, đó là một kỳ tích, một điều gì đó rất diệu kỳ. Hơn nữa, với một đứa trẻ như em từng chạm ngõ chết trở về, trải qua những cuộc phẫu thuật đầy đau đớn mà cuối cùng vẫn có thể tiếp tục sống một cách vui vẻ là một điều hết sức khâm phục.
Để có thể đi lại được một cách bình thường, Tròn phải bắt đầu tập luyện lại từ những bước đi đầu tiên
Những cú té ngã vẫn không khiến Tròn cảm thấy nản chí.
Thậm chí cô bé còn có thể đạp xe quanh làng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người
Ngày Tròn cùng mẹ quay về nhà sau vụ tai nạn suýt chết
Tròn vẫn cứ vô tư, hồn nhiên sống, đi học, chơi đùa như chưa hề có chuyện gì xảy ra
Tròn còn mua hai con búp bê để tặng cho 2 đứa em đúng như lời hứa trước đó.
Toàn bộ quá trình đó của Tròn đã được một phóng viên người Mỹ tên Larry Burrows ghi nhận lại một cách cận cảnh và chi tiết. Bộ ảnh cảm động ấy đã được mang về Mỹ và đăng trên trang tạp chí LIFE năm 1968. Sau đó, hàng loạt những tờ báo lớn ở nhiều nước khác đã cùng đăng lại và gây xôn xao một thời. Mãi cho đến nay, câu chuyện và những bức ảnh về cô bé một chân Nguyễn Thị Tròn, thỉnh thoảng vẫn được nhắc lại như một trong những nạn nhân vô tội và nghị lực ở thời chiến.
Bài viết về vụ tai nạn và sự nghị lực của cô bé Tròn, đã được đăng trên tạp chí LIFE năm 1968 và rất nhiều trang báo khác ở khắp thế giới.
Viết bình luận