Chuyên nghiệp hóa sự nghiệp Freelance Kiến thức chung
Có thể điều tuyệt vời nhất của internet chính là khả năng được làm việc ở bất kỳ đâu mà chúng ta thích. Cho dù đó là 1 vùng ngoại ô như Củ Chi, Dak Lak hay bên Thái, bên Lào thì vẫn không thể ngăn cản được “bước chân Tây Sơn thần tốc” của những con người tài năng nhưng lai yêu thích sự tự do trong công việc và muốn tự chủ bản thân – Freelancer.
Trở thành một freelancer nghe có vẻ khá cool và “bảnh tỏn”, nhưng để sống được và thành công trong nghề này thì bạn cần phải có một vài chiêu thức cơ bản để phòng thân. Và hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng nhau nói về những chiêu thức ấy để từ đó, chúng ta có thể đi lên và phát triển một cách tốt nhất.
Biết mình là ai
Trước tiên của trước tiên, chúng ta phải biết chúng ta là ai, chuyên môn là gì? Từ đó mới có thể định hướng công việc sắp tới. Có thể sẽ khá cơ cực khi phải ôm show cả một dự án từ đầu tới cuối nhưng đó là tính chất cơ bản của một freelancer, rằng chúng ta không phải lúc nào cũng có một đồng nghiệp để hỗ trợ trong công việc. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn có thể hóa thân thành một con sói cô độc thực thụ khi cần thiết.
Nhưng nói như trên cũng không có nghĩa là phải luôn làm việc cô độc. Chúng ta có thể lập một hội nhóm những người cùng hoạt động trong nghiệp freelance và cùng nhau chinh chiến trên mọi dự án lớn nhỏ. Về khoản này thì tôi không có ý là cứ thấy ai làm freelance đều vơ vào hết, chúng ta phải biết sàn lọc, sàn xem ai phù hợp với bản thân chúng ta và… đôi khi cũng nên cần một chút mê tín để có thể cùng nhau ổn định và đi lên được.
Dụng cụ hành nghề
Đồ nghề của freelance trong lãnh vực thiết kế không chỉ là quay qua quay lại với mớ sản phẩm của Adobe hay full bộ Apple mà còn là những chiến lược phát triển, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, vâng vâng và nhiều cái vâng vâng nữa tiếp theo nữa. Hãy luôn chuẩn bị cho bản thân một cái đầu cầu tiến, cầu toàn và luôn chịu khó tiếp thu, học hỏi từ những người xung quanh.
Dưới đây sẽ là phần bổ sung cho đoạn “vâng vâng” ở trên.
Một không gian làm việc thích hợp
Đây là điều quan trọng đấy nhé mọi người. Hãy tự tạo (hoặc tìm) cho mình một không gian thoải mái, dễ chịu với đầy đủ ánh sáng, tương đối sạch sẽ, dễ dọn dẹp và cũng đừng quên một một yếu tố “mà – ai – cũng – biết – là – gì – đấy” – internet ổn định để làm việc. Đó có thể là bất cứ đâu, một quán café với thiết kế tuyệt vời, một co-working space gần nhà (có thể tham khảo một co-working space tên là Saigon Hub để hiểu thêm) hoặc … phòng ngủ cũng được miễn sao bạn đảm bảo được khả năng làm việc.
Một vài phương án dự phòng
Đây là sự nghiệp và công việc kiếm sống của chúng ta và không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra trước ngày deadline. Để tránh những chuyện đáng tiếc ấy, hãy luôn thủ sẳn một phương án dự phòng, một cái ổ cứng di động (hoặc dùng dropbox, google drive) để backup dữ liệu, một khoản tiền kha khá trong trường hợp máy móc gặp trục trặc. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những trường hợp xấu xa xấu xí thì bạn đã có thể yên tâm làm việc mà không phải lo nghĩ gì nữa cả.
Tay nghề cứng
Làm freelance thiết kế đồng nghĩa với kỹ thuật bạn phải tốt, chí ít là vậy và sau đó hãy nói tới phong cách cũng như chuyên môn cá nhân. Bạn càng giỏi, càng “độc” thì giá trị của bạn sẽ càng được nâng cao và đồng nghĩa với việc “không lo bị đói”.
Sư phụ
Để bá đạo được ở cái nghiệp freelancer này khi mà bản thân chỉ vừa chập cha chập chững thì quả là khó khăn thật. Hãy tăng cường networking với những người đi trước, hãy bái sư học đạo hoặc nói thẳng ra rằng là đi tìm mentor – người đỡ đầu cho bạn. Freelancer hầu hết đều khá dễ mến và dễ gần, chỉ cần bạn có thiện chí học hỏi và sự cầu tiến thì tôi đảm bảo là họ sẽ khó mà từ chối được.
Khả năng kiểm soát tài chính
Hmmm.. đây là một vấn đề nan giải với bất kỳ ai (ngoại trừ một số chị em phụ nữ). Dù là làm văn phòng hay freelance đi chăng nữa thì cái mục tiêu cơ bản nhất vẫn là đủ ăn, đủ mặc đã. Các bạn cần phải biết được giá trị của sức lao động mà mình bỏ ra, cách để deal giá với khách hàng cho hợp lý và tránh để bị thiệt thòi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tại đây để rõ thêm về khoản này.
Kỹ năng build thương hiệu cá nhân
Khi mà công việc ở văn phòng khá an nhàn với mớ project đều đặn được cấp trên giao xuống 3-4 cái mỗi tháng thì khi ra freelance sẽ là ngược lại. Chúng ta sẽ phải lặn lội để tìm từng cái một. Nhưng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi mà ta đã có chỗ đứng trong giới freelancer. Để có được chút sự an nhàn ấy, bạn phải biết cách tự build thương hiệu cá nhân của mình lên, có thể hiểu sơ sài là mức độ uy tín của bạn trong mắt khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể nâng tầm giá trị của bản thân lên nhờ vào sự giao tiếp chặt chẽ với cộng động.
Và bạn biết đấy, “tiếng lành đồn xa”, nếu bạn làm hài lòng một người thì dĩ nhiên họ sẽ đem “khoe” bạn với những người xung quanh và ngược lại…
Tự tạo Portfolio
Portfolio sẽ là nơi để bạn “khoe” chiến công của mình cũng là nơi để mà khách hàng có thể tìm hiểu bạn rõ hơn trước khi trực tiếp liên lạc với bạn.
Hãy tạo cho mình một Portfolio online !!!!
Bạn cần một portfolio gọn nhẹ, có thể truy cập một cách dễ dàng hoặc cơ bản là khoe ngay khi cần thiết thì hãy tạo ngay cho mình một portfolio online. Với một portfolio năng động như vậy thì khách hàng sẽ có thể dễ dàng truy cập vào và tìm hiểu khả năng cũng như lãnh vực của bạn và đây cũng chính là một kênh kết nối với những vị đồng môn từ tứ phương tám hướng. Ngoài ra, bạn sẽ còn trông cool hơn, chuyên nghiệp hơn nữa đấy.
Một số trang web nổi tiếng để tạo Portfolio
Mạng xã hội
Khoản này thì hẳn là vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người nhỉ.
Mạng xã hội chính là một vùng đất màu mở để chúng ta có thể kết nối với cộng đồng cũng như gia tăng vị trí và giá trị của bản thân. Tại đây, khách hàng cũng sẽ dễ dàng tìm thấy bạn hơn và đây cũng sẽ là một cầu nối giữa những con người “ăn thiết kế - ngủ thiết kế” như chúng ta.
Dưới đây sẽ là một số kênh mạng xã hội phổ biến ngày nay mà mình hệ thống lại… trong trường hợp có người không biết đến.
- Facebook: Một nơi lý tưởng để kết nối với cộng đồng cũng như với khách hàng bởi sự thông dụng và một số điểm nhấn nổi bật mà các trang mạng xã hội khác không có.
- Linkedin: Đây là một kênh khá thích hợp với những freelancer thiết kế để tìm việc, dự án lâu dài và Linkedin còn cho phép người dùng comment về mức độ hài lòng của họ khi làm việc với bạn.
- Tumblr: là một mạng xã hội kha được giới trẻ yêu thích. Mặc dù không phải là nơi mà các đối tác làm ăn thường hay lui tới tìm kiếm nhân tài (mặc dù nhân tài trên này không ít) nhưng Tumblr mạnh ở khoản kết nối cộng đồng hơn.
- Pinterest: Không phải không có lý do mà Pinterest đứng ở vị trí là mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 3 trên thế giới. Bạn có thể sử dụng chúng như là một phòng triển lãm các tác phẩm của bạn và chia sẽ nó lên cho cả thế giới.
Nhưng cũng đừng quên một số điều sau…
Mọi chuyện đều có thể xảy ra ở phút chót và chúng ta không thể nào biết trước được. Có thể là máy hư, kẹt chuyện gia đình hoặc … quên cuộc gặp với khách hàng chẵng hạn.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – hãy luôn chuẩn bị trước các phương án dự phòng để không bị bối rối khi gặp sự cố.
Deadline không phải trò đùa
Đừng bao giờ “cù nhây” với deadline nếu bạn không muốn khách hàng của mình nổi sùng lên hoặc tệ hơn là giã từ bạn mà đi và không bao giờ trở lại. Hãy là một freelacer có trách nhiệm và uy tín trong công việc.
Stress
Cứ xem như là bạn đã có được chút thành công trong sự nghiệp, các khách hàng rất hài lòng về bạn và các mối làm ăn liên tục đổ về. Mọi thứ quá tuyệt vời, bạn nhận tất cả các hợp đồng và sau đó phải thức đêm thức hôm để làm cho hết và kết quả là mọi thứ không đâu vào đâu còn bạn thì bị stress nặng nề.
“Tham thì thâm” – hãy ghi nhớ câu này và đừng quên giới hạn của bản thân. Stress có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy mà bạn không hề muốn có đâu.
Điều cuối cùng… Đam mê
Có thể chúng ta làm vì miếng ăn, miếng mặc nhưng nếu không có đam mê thì bạn khó mà tiến xa hơn được. Hãy luôn giữ lửa cho đam mê của mình, “đừng thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Freelance là một nghề không khó nhưng cũng không dễ, quan trọng là bạn có giữ được “lửa” hay không mà thôi !
Trở thành freelancer, cuộc chiến của tất cả chúng ta không phải chỉ còn là với những hợp đồng, với máy tính và ý tưởng mà còn là những mớ lằng nhằng khác mà tôi kể ở trên. Và câu chuyện của những con người yêu thích sự tự do thì nói mãi cũng không hết, chỉ mong các bạn hiểu rằng freelance khó thì khó nhưng hi vọng là với bài viết này, sau những gì tôi đã chia sẽ thì sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào.. một lần nữa…
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
Ngoài ra, tôi sẽ bonus cho các bạn một số “nguồn gạo” để cho các bạn lăn xả mà cày bừa. Có mấy cái trong nước thì dễ deal, mấy cái nước ngoài thì hơi khó, cần chuyên nghiệp một xí.
Viết bình luận