Cho người mới cầm máy DSLR Thiết bị và máy móc
Khi cắm thẻ nhớ vào máy việc đầu tiên nên làm là format lại nó, như vậy thì những tấm ảnh có sẵn sẽ bị xóa và thẻ nhớ của bạn đã sẵn sàng cho công việc với chiếc máy ảnh.
Hãy vào menu, kiếm mục format và theo hướng dẫn của từng máy.
Kích cỡ và chất lượng ảnh
Nếu bạn muốn có những tấm ảnh tốt nhất từ máy của mình thì hãy đặt chất lượng ảnh là Extra Fine hay Highest Quality JPEG và kích cỡ là Large.
Nếu bạn muốn thử khả năng chỉnh ảnh thô thì bạn có thể chụp ảnh định dạng RAW và JPEG cùng lúc, nhưng vào thời điểm này tôi khuyên bạn đừng nên vội chụp ảnh định dạng RAW.
Ảnh RAW thu thập nhiều thông tin hơn định dạng JPEG, nhưng nếu bạn muốn chia sẽ hình ảnh với mọi người, bạn phải chuyển ra những định dạng thông dụng như JPEG hoặc là TIFF. Bạn cần phải có phần mềm hỗ trợ của camera để chuyển định dạng RAW tương thích với máy bạn. Hoặc bạn có thể sử dụng nhưng phần mềm ngoài như Photoshop.
Độ nhạy sáng hay ISO cho biết lượng sáng mà máy ảnh cần đề có thể chụp được.
Chỉ số ISO cao như 6400 thường được sử dụng cho điều kiện ánh sáng yếu, chỉ số thấp như ISO 100 thì sử dụng trong trường hợp ánh sáng đủ và thường cho chất lượng ảnh tốt hơn.
Nhưng vào lúc này thì bạn chưa cần phải phân vân sử dụng ISO như thế nào, hãy chỉnh sang chế độ auto và để máy ảnh quyết định thay bạn.
White balance (cân bằng trắng)
Chế độ cân bằng trắng auto trong máy của bạn là khởi điểm tốt nhất vì nó thường cho những tấm ảnh có màu chân thật và tông màu trung lập, trong hầu hết trường hợp.
Khi bạn đã quen với chiếc máy của mình bạn có thể tự trải nghiệm với nhưng chế độ khác nhau cho những trường hợp ánh sáng đặc biệt hoặc thử chỉnh tay tất cả mọi thứ.
Chúng tôi khuyên bạn nên để ở chế độ Evaluative, Matrix hay Multi-zone, bới những chế đọ này khá tốt, sẽ cho ra những giá trị phù hợp trong hầu hết điều kiện
Focus Lấy nét
Bạn có thể để chế độ lấy nét tự động hoặc tự lấy nét tay bằng cách xoay vòng nét trên ống lens của bạn.
Ở chế độ lấy nét tự động, máy ảnh sẽ cố lấy nét bất cứ thứ gì nằm trong điểm lấy nết đã chọn. bạn nên chọn chế độ Single AF như vậy thì máy sẽ lấy nét mỗi lần bạn chụp khi bấm nút chụp “nửa đường”
Chế độ Auto AF cũng rất hữu dụng, máy của bạn sẽ tự chuyển qua chế độ lấy nét tự động khi nó phát hiện ra chủ thể của bạn đang di chuyển.
Nếu bạn đang chụp một chủ thể đang di chuyển và bạn chụp theo xác suất, bạn nên để máy trong chế độ chụp liên tục. lúc này máy ảnh sẽ chụp liên tục cho đến khi bạn nhả nút chụp ( hoặc lúc thẻ nhớ hết)
Ngược lại, chế độ chụp 1 tấm (Single-shot) sẽ chỉ chụp một tấm mỗi lần bạn bấm nút chụp.
Đo sáng
ở chế độ tự động (Auto) hay lập trình sẵn (Program) máy ảnh sẽ tự quyết định nên chụp ở tốc độ, khẩu độ như thế nào, bạn chỉ việc phải canh góc cho chuẩn thôi.
Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những chế đọ chuyên biêt như chân dung (Portrait) phong cảnh (Landscape), thể thao (Sport) v.v… để có những chế độ màu sắc cũng như đo sáng phù hợp với đối tượng.
Một khi bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể chuyển qua chế độ tự chỉnh tốc (Tv) hay khẩu (Av). ở chế độ tùy chỉnh khẩu bạn có thể chọn khẩu độ và máy ảnh sẽ chọn một tốc độ phù hợp với điều kiện ánh sáng và ngược lại với chế độ tùy chỉnh tốc độ.
Độ mở khẩu nhỏ (mẫu số lớn ví dụ f/22) sẽ cho độ sâu trường ảnh (Depth of field – DOF) lớn (vùng nét dày) và độ mở khẩu lớn (mẫu số nhỏ ví dụ f/2.8) sẽ cho độ sâu trường ảnh nhỏ và chỉ có 1 vùng nhỏ được rõ nét.
Trong chế độ Manual, bạn sẽ có thể tự do tùy chỉnh cả tốc độ và khẩu độ, và có thể sự dụng thước đo sáng của máy nhưng một công cụ hướng dẫn.
Nguồn DC.
Xem thêm:
Kinh nghiệm "chuẩn" khi chọn mua DSLR
Kinh nghiệm mua máy DSLR cũ
ý nghĩa các thông số ống kính DSLR
Viết bình luận