Cây cổ thụ kỳ lạ rễ không bám đất nhưng vẫn đâm chồi nảy lộc Thông tin tổng hợp
Nhờ sở hữu sức sống mãnh liệt, bất chấp sự khắc nghiệt của tự nhiên nên cây cổ thụ họ thông kỳ lạ này đã được đặt tên là cây Sự sống.
Trên cơ sở khoa học, để giúp cây có thể hấp thu được nước và các khoáng chất một cách hiệu quả nhằm thúc đẩy quả trình sinh trưởng, các bộ rễ thường nằm sâu dưới lòng đất. Tuy nhiên, khoa học cũng chỉ ra rằng thi thoảng vẫn có những hiện tượng đi ngược lại lý thuyết này. Đó cũng chính là trường hợp của cây cổ thụ có tên Tree Of Life (tạm dịch: Cây sự sống) trong vườn quốc gia Olympic thuộc tiểu bang Washington, Mỹ.
Thay vì mọc cố định tại một bề mặt phẳng thì cây cổ thụ này phát triển khỏe mạnh giữa khoảng đất trống. Phần lớn bộ rễ của cây sự sống bị treo lơ lửng, chỉ có một phần rễ nhỏ bám được vào hai mỏm đất bên cạnh. Mặc dù cả bộ rễ không bám vào đất cộng với sự tác động xói mòn của thời gian và những cơn sóng ven lên đất đá nhưng cây vẫn phát triển bình thường, thậm chí còn đâm chồi nảy lộc xum xuê. Khoảng trống phía dưới cây được người dân đặt tên là Tree Root Cave (tạm dịch: Hang rễ cây) bởi chính dòng chảy của một con suối dẫn tới biển Kalaloch đã hình thành nên hang này.
Rất nhiều khách viếng thăm đã không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến kiệt tác thiên nhiên lạ lùng này. Họ cho rằng, sự xuất hiện của cây Nguồn cội sự sống còn được coi như một thách thức với định luật hấp dẫn.
Được biết đến là một cây thuộc họ thông nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm được chính xác tên khoa học của cá thể thực vật này. Hơn thế, không ai biết được cây sự sống có từ bao giờ và xuất hiện như thế nào nên việc xác định tuổi cây cũng nằm ngoài khả năng của các nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, Nguồn cội sự sống vẫn chưa phải là trường hợp cá biệt duy nhất. Trước đó, tổ chức Unesco từng phát hiện ra cây cổ thụ 400 năm tuổi sinh trưởng ngay giữa sa mạc Bahrain khô cằn. Hay như trường hợp loài cây thân cong kỳ quái tại Ba Lan và cây gạo rừng quấn quanh khu đền thờ ở Campuchia.
Viết bình luận