Sau khi sự kiện ngày 11/9 xảy ra, quân đội Mỹ tiến hành càn quét khắp nơi trên đất nước Afghanistan để lật đổ chính quyền Taliban. Khi cuộc chiến tranh tạm lắng xuống, nhiếp ảnh gia người New York - Frederic Lagrange đã đến Wakhan và thực hiện bộ ảnh về cuộc sống của những người dân nơi đây mà anh ấp ủ bấy lâu.
Wakhan là một dải đất hẹp ở phía Đông Bắc xa xôi của Afghanistan, biên giới giữa Tajikistan, Pakistan và Trung Quốc. Nơi đây được bao bọc bởi dãy núi Hindu Kush và đã từng là một tuyến đường nổi tiếng với những thương gia du hành trên “Con đường tơ lụa” hướng tới Trung Hoa. Sau hơn 10 năm đất nước bị giày xéo trong chiến tranh, vẻ đẹp của vùng đất này vẫn giữ được sự hoang sơ của nó.
Dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia Frederic Lagrange, cuộc sống của những người dân nơi đây thay đổi từng ngày sau những biến cố dữ dội nhất của cuộc sống.
Nhà nhiếp ảnh Frederic Lagrange phải đi tối thiểu 3 ngày đường, vòng qua các ngọn núi hiểm trở để tới Wakhan.
Khi tới được gần biên giới, Lagrange cùng người dẫn đường được viên chỉ huy quân đội ở đây cho biết, Lagrange là người nước ngoài đầu tiên trong năm vượt qua biên giới
Wakhan mang vẻ đẹp tuyệt vời nhưng cũng là môi trường khắc nhiệt nhất mà con người có thể tồn tại.
Mùa đông ở Wakhan vô cùng khắc nghiệt. Những chú bò Tây Tạng này không hề di chuyển mà nằm một chỗ để giữ nhiệt và năng lượng cho cơ thể.
Phần lớn khu vực này đều nằm ở độ cao 4.200m so với mực nước biển.
Ở độ cao như ở đây thì việc cày cấy trồng trọt gần như không thể.
Nhưng đổi lại bạn sẽ cảm nhận được không khí hết sức trong lành và thoải mái ở Afghanistan.
Dường như nơi đây không có vết tích nào của cuộc chiến tranh “Những đứa trẻ nô đùa, mọi người sống tình cảm cởi mở hơn và những người phụ nữ không còn phải giấu giếm mình nữa”.
Sống ở Wakhan có 2 nhóm người, đó là người Wakhi và người Kyrgyz.
Tất cả người dân đều sống bằng chăn nuôi gia súc, chủ yếu là cừu và bò Tây Tạng.
Người Wakhi rất hiếu khách, mặc dù không có nhiều thứ để tiếp đãi nhưng họ luôn cố hết sức để đem lại cảm giác thoải mái cho mỗi vị khách đến đây.
Người Kyrgyz giàu có hơn người Wakhi. Họ có hàng trăm con gia súc và sẽ lấy chúng ra để trả công cho những người Wakhi làm việc cho họ.
Những người dân này sống cuộc sống tự cung tự cấp, di chuyển thường xuyên để tìm kiếm nguồn nước và cỏ cho gia súc.
Người Kyrgyz sống trong những chiếc lều Yurt - một loại nhà có thể dễ dàng dỡ xuống, chuyển đi và xây lại.
Lều của những người cư dân ở đây được dựng lên bằng những chiếc cọc nhỏ ràng buộc bằng dây, sau đó phủ bên trên bằng những tấm dạ lớn.
Họ biết về thế giới bên ngoài qua vài chuyến đi ra ngoài vùng Wakhan hay trao đổi tin tức với thương gia mạo hiểm vào khu vực này.
Dù rất muốn rời khỏi Wakhan nhưng đối với họ nơi đây là một “nhà tù đẹp đẽ” - nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về vùng đất thân thương.
(Nguồn tham khảo: Business Insider, NPR)
Xem thêm:
Viết bình luận