Bradbury Thompson (1919 - 1995) Kiến thức chung

Tổ chức Communication Arts cho rằng “Khi nói tới lĩnh vực Typography, photography và màu sắc, không ai làm nó tốt hơn Bradbury Thompson… làm việc một cách thầm lặng, ông mở rộng giới hạn của lĩnh vực in trên giấy và gây ảnh hưởng lên thiết kế về phương pháp và chỉ đạo nghệ thuật.

 

Thompson được sinh ra tại Topeka, Kansas. Ông theo học tại Washburn College và tốt nghiệp năm 1934. Sau một khoảng thời gian ngắn làm thiết kế tại nhà xuất bản Capper, nơi ông được học về những khía cạnh khác nhau của sản phẩm in.

 

Thompson sau đó chuyển tới New York năm 1938 và sống ở đây trong suốt sáu mươi năm tiếp theo. Ông đã chứng tỏ khả năng đáng kinh ngạc lên mọi thiết kế mà ông làm. Ông từng giữ vị trí Chỉ đạo nghệ thuật tại xưởng phim Rogers-Kellogg-Stillson và sau đó tại tạp chí Mademoiselle, cố vấn và thiết kế cho Westvaco Corporation, thiết kế một bảng chữ alphabet mới, và tham gia giảng dạy nhiều năm tại Yale University.

 

Alphabel 26 được Thompson phát triển với mục đích tạo ra sự thống nhất chỉ trong một dạng (thay vì kiểu hoa và thường như các mặt chứ khác). Ông gọi nó là “monoalphabel” – là một kiểu chữ có chân hiện đại (so sánh với Bodoni) với các chữ thường a, e, m, và n kết hợp với các chữ hoa B, D, G, H, I, J, K, L, P, Q, R, T, U và Y. (các dạng C/c, O/o, S/s, V/v, W/w, X/x và Z/z thì tương tự như chữ hoa và chữ thường khi ở vị trí đầu tiên.)

 

Alphabel 26 không không có các chữ hoa; các chữ hoa đơn giản là các chữ thường có kích thước lớn hơn. Điều này được thực hiện với mục đích giúp các chữ trong bảng chữ cái hợp lý và logic, đồng thời giúp cho trẻ em dễ học hơn. Thompson sử dụng phông chữ này trong một ấn bản của Westvaco.

 

 

 

 

 

Sự nghiệp của Thompson được ghi nhớ bởi vô số những thành tựu, nhưng ba trong số đó nổi bật hẳn bởi sự đa tài của ông.

 

Ông đã thiết kế hơn 60 số (1936-62) cho Westvaco Inspiration, một tạp chí quảng cáo được xuất bản bởi Westvaco Paper Corporation. Làm việc với typographers, print buyers, và sinh viên. Ông có khả năng thiên phú trong việc phối kết hợp những kiểu  chữ hiện đại bằng các mặt chữ cổ điển và các minh hoạ lịch sử. Tất cả được hoà trộn với tình cảm và thẩm mỹ tinh tế. Khi làm việc với các tư liệu khiêm tốn, ông coi mình như giáo viên và người hướng dẫn.

 

“Nghệ thuật của Typography, giống như kiến trúc, là sự quan tâm về vẻ đẹp và tiện ích trong các điều kiện hiện đại… người thiết kế typographic phải thể hiện được nghệ thật và khoa học của thế kỷ trước tốt như những gì đang có hôm nay…

 

Và thông qua công việc của mình, với đồ hoạ của thể kỷ trước, anh ta phải tạo ra tinh thần của thời đại, chỉ ra trong thiết kế của mình một sự hiểu biết cần thiết chứ không phải sự sao chép vật vã của các bậc thầy trong quá khứ.”

 

Một thành công khác tới từ ấn phẩm của trường Washburn College Bible, một trong những tái tạo hoành tráng nhất và sáng tạo với kiểu chữ kinh thánh kể từ ấn bản của Gutenberg xuất hiện năm 1455.

 

 

 

 

Trong 10 năm thực hiện, trường WCB trung bày chữ trong các cụm từ có nhịp điệu, giống như ý nghĩa của nó cho cả người đọc và người nghe đều được truyền tải thông qua đồ hoạ chữ. Được đặt bằng mặt chữ Phục hưng yêu thích của Jan Tschichold, Sabon và mở ra từng chương với những bản vẽ rất tuyệt đẹp dựa trên những câu chuyện trong kinh thánh.

 

Lĩnh vực thứ ba được ông qua tâm chính là việc thiết kế tem bưu chính hiện đại. Ông được ghi nhận là tác giả của hơn 60 mẫu tem, ông cũng tư vấn cho bưu điện Hoa Kỳ trong việc tạo ra các hướng dẫn thiết kế cho các mẫu tem khác.

 

Rất nhiều thiết kế của ông trở thành biểu tượng được lưu lại trong lịch sử và văn hoá Mỹ, bao gồm cả mẫu tem nổi tiếng “Việc học không bao giờ kết thúc – Learning never ends” năm 1980 với bức vẽ đầy màu sắc của Josef Albers, mẫu tem vui tươi “Love” năm 1984.

 

 

 

 

Thompson đoạt các giải thưởng danh giá nhất như National Society of Art Directionrs of the Year Award (1950), AIGA Gold Medal Award (1975), Art Directors Hall of Fame (1977), Fredric W. Goudy Award từ RIT năm 1983.

 

Bredbury Thompson mất năm 1995 với sự ngưỡng mộ tuyệt đối của giới đồ hoạ và được coi là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20

 

Một bài tiểu luận bởi Art Directors Club hỏi rằng “Làm sao ông ấy có thể “có mặt trong hầu hết các danh sách đoạt giải danh giá nhất, tư vấn cho các tạp chí, một người thợ in giỏi, typographer, thiết kế tem, rất nhiều huy chương? Tất cả có phải khởi nguồn từ Topeka…”

 

Một số tác phẩm của Thompson

 

 

Nguồn: Idesign

Xem thêm:

Andy Warhol: Ông vua của nghệ thuật bình dân
11 điều bạn chưa biết về jony ive
Tibor Kalman (1949-1998)
Paul Rand nhà thiết kế đồ họa vĩ đại
Wolfgang Weinart
Masimo Vignelli 
Walter Landor: Người tiên phong
Adrian Frutiger và ảnh hưởng của nghệ thuật chữ số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755