Bí quyết chụp ảnh nội thất Kiến thức - Kỹ thuật nhiếp ảnh
Chụp ảnh nội thất là một lĩnh vực không thể thiếu trong chụp ảnh sản phẩm nói riêng và chụp ảnh thương mại nói chung. Bài viết này dịch lại một bài viết rất hay của fstopper chỉ ra được một qui trình chụp nội thất cao cấp một cách đầy đủ nhất.
Trong chụp ảnh nội thất, có rất nhiều điều cần quan tâm trước để có sản phẩm cuối cùng như: độ sáng của nội thất, độ sáng của ngoại thất, lượng sáng từ đèn flash, nhiệt độ màu, bố cục, cá tính khách hàng,… Tất cả những điều này hợp thành 2 câu hỏi quan trọng: “Ta cần thể hiện cái gì?” và “Làm thế nào để thể hiện nó?”
Riêng với shoot hình này, tôi đã chụp theo miêu tả của chủ nhà về căn nhà mơ ước của họ, sau khi nó được hoàn thành. Đây là điều quan trọng cần ghi nhớ. Tôi sẽ giải thích lý do trong phần sau của bài.
Điều tôi làm đầu tiên trước khi bắt đầu chụp bất kỳ khung cảnh kiến trúc nào là đi bộ một cách thoải mái xung quanh và cảm nhận về không gian. Mỗi khi chụp, tôi cần phải hiểu có bao nhiêu lựa chọn về bố cục có thể tạo dựng, làm thế nào để ánh sáng tác động tốt đến khung cảnh, tôi có thể đặt đèn vào vị trí nào, những chi tiết kiến trúc thú vị nào cần phải được thể hiện, và làm thế nào để có thể thể hiện được chúng. Khi tôi lần đầu tiên nhìn thấy khung cảnh này, tôi biết ngay rằng mình sẽ có một số bố cục giới hạn vì những lý do sau đây:
Khi chụp ảnh nội thất, tôi cố gắng mang càng ít đồ càng tốt. Tôi luôn phải đi khắp nơi để tác nghiệp nên việc mang vác các thiết bị thật rắc rồi. Vì vậy tôi tự tạo cho mình một bộ kit mà có thể setup và gỡ bỏ nhanh chóng và dễ dàng. Dưới đây là một bức ảnh chụp những món đồ mà tôi đang sử dụng. Tôi đã đánh nhãn từng thứ và giải thích ở dưới.
1. Máy ảnh, ống kính, chân máy ảnh: Tôi sử dụng dòng máy ảnh Canon 1D và 5D, với ống kính trượt Canon (Canon tilt-shift), và ống kính góc rộng L. Kèm theo đó, tôi sử dụng chân máy ảnh Manfrotto bằng sợi carbon, đủ vững chắc để sử dụng với máy DSLR trong phòng. Đây là một sự cân đối giữa khả năng di động và sự ổn định.
2. Macbook Pro 17 inch để kết nối với máy ảnh. Điều này giúp tôi có thể xem ảnh ngay trên màn hình máy tính thay vì màn hình LCD của máy ảnh. Qua đó tôi nhìn được kỹ từng chi tiết hơn.
3. Đèn Paul C. Buff Einstein, với PocketWizard MC2. MC2 cho phép tôi điều chỉnh công suất từ xa. MC2 cũng tích hợp hoàn hảo với Plus IIIs, Flex TT5s và Mini TT1s của tôi, khi tôi cần một thiết lập ánh sáng phức tạp với đèn Speedlight và Einsteins.
Ở Việt Nam chúng ta có thể sử dụng các trigger của Yongnuo như RF-603 giá rẻ, chất lượng tốt.
4. Tôi đã tự tạo cho mình cái giá di động để có thể đặt một chiếc máy tính lên đó. Bên cạnh đó, những bộ công cụ điều chỉnh ánh sáng của tôi, hầu hết chúng thuộc dòng phụ kiệnDavid Honl’s line, chúng được treo xung quanh chiếc giá, và được chứa trong những chiếc khóa dán Velcro, giúp tôi lấy chúng ra một cách dễ dàng.
5. Một số bộ điều chỉnhHonl. Những chiếc grid, softbox, gel, tấm bounce card, flags và snoots..
6, 7, 8. Một chiếc đèn Einstein khác đặt trong góc, đặt kèm với một chiếc ô shoot-through. Vì có nhiều ánh sáng ngoài trời hơn, tôi dùng đèn Q-flash với một tấm tản sáng đặt bên trái, và một đèn flash 430exII với 1 soft box Honl Traveler 18 inch đặt bên phải. Cuối cùng, một đèn flash 430exII với một bộ điều chỉnh ánh sáng Honl khác đặt ở giữa bàn bếp và quầy bar để làm sáng khu vực này. Tất cả những đèn không phải đèn Einstein trong khung cảnh này được kích hoạt thông qua trigger PocketWizard Plus III với một chiếc Mini TT1 đặt trên máy ảnh.
Phần 3: Bố cục, Dàn cảnh, và Ánh sáng
Như tôi đã đề cập trước đó, bố cục có nhiều hay ít lựa chọn, phụ thuộc vào những điều cần thể hiện trên ảnh. Và bố cục hiện tại đang cho thấy, tất cả các yếu tố cần thể hiện đang khá gần vị trí máy ảnh. (bạn có thể xem ảnh setup ở trên). Cho nên, tôi đã dàn cảnh tự do để có một bức ảnh êm mắt hơn. Để bạn có một hiểu về quá trình thay đổi bố cục, tôi sẽ giải thích từng bước một cách thiết lập ánh sáng và dàn cảnh.
Về dàn cảnh, đầu tiên là mấy chiếc ghế trắng ở ngoài cửa nhìn đang rất ngáng đường đi ra khung cảnh bên ngoài (xem hình bên dưới). Chúng cũng không thực sự ăn khớp với cảm giác hiện đại của phần còn lại trong căn phòng. Tôi nhanh chóng thay thế một số đồ nội thất để hoàn thiện bối cảnh, và di chuyển chúng sang một bên, để mắt của người xem sẽ có thể thấy được đường từ nội thất bên trong đi ra khung cảnh bên ngoài là hồ bơi và dãy núi tuyệt đẹp. Vấn đề tiếp theo là chiếc ghế ngựa vằn ở phía bên tay trái của khung hình. Mặc dù chiếc ghế đó khá hay, nhưng nó làm giảm giá trị dòng chảy thị giác của bức ảnh vì ba lý do sau:
- Đầu tiên, mặt ghế đang hướng về bên trái, ngược chiều với những chiếc ghế khác, gây cảm giác mâu thuẫn khi nhìn.
- Thứ hai, chiếc ghế này không dẫn dắt mắt bạn nhìn từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Nó giống như một cục nam châm, hút hết ánh nhìn ra khỏi dòng chảy thị giác.
- Lý do cuối cùng là tôi đặt một chiếc đèn Einstein với một chiếc ô tản sáng ngay bên trái của ghế (ở vị trí số 6 trong ảnh setup ở trên) để chiếu sáng quầy bar và sàn nhà. Vì chiếc ghế gần vị trí với chiếc ô nên bóng của nó đổ xuống sàn một cách khá là vô duyên ngay giữa khung hình.
Sau khi tôi đã xử lý xong các vấn đề chính, tôi bắt đầu điều chỉnh lại những chi tiết nhỏ: sửa lại vị trí các đồ đạc trên bàn bếp, thêm hoa cho phong phú màu sắc và thú vị, đặt lại thảm ở vị trí hợp lý, và đảm bảo mọi thứ được xếp đúng vị trí để bắt đầu chụp chính thức.
Tôi đã thay chiếc ghế đệm vằn kia bằng một tấm thảm ngựa vằn như trên hình. Nó lấp vào phần không gian trống khi chiếc ghế bị dời đi và không ngăn ánh sáng tới quầy bar và sàn. Nó không những tô điểm cho bức hình mà còn để mắt bạn có thể nhìn xuyên khung hình. Một mũi tên trúng tận 4 đích. Tôi cũng bỏ đi những chi tiết thừa trong bối cảnh. Dàn cảnh đã xong, giờ là lúc để hoàn thiện ánh sáng.
Khi thiết lập ánh sáng trong không gian có cửa sổ hoặc cửa ra vào đang mở, bạn sẽ phải cân bằng ánh sáng của phần nội thất với phần ngoại thất. Trong trường hợp này, nếu tôi vào nhà và cố chụp mà không có đèn, thì tôi sẽ gặp rắc rối. Độ sáng của phần nội thất khác biệt khá nhiều so với phần ngoại thất. Nếu phơi sáng vừa đủ cho phần nội thất bên trong thì vùng ngoại thất bị cháy sáng. Ngược lại, nếu chỉ phơi sáng vừa đủ cho vùng ngoại thất bên ngoài, thì toàn bộ nội thất sẽ trở lên quá tối.
Phơi sáng nội thất phía trong, vùng ngoại thất bị cháy sáng.
Phơi sáng ngoại thất phía ngoài, vùng nội thất bị tối
Để phủ không gian bằng một ánh sáng mềm mịn (soft), cảm giác tự nhiên, bạn cần ánh sáng có độ phủ rộng. Làm thế nào để có ánh sáng như vậy khi mà bạn bị bao quanh bởi một chiếc hộp trắng khổng lồ? Hãy tìm cách hắt lại ánh sáng, bằng cách dùng tường, trần nhà, hay bất cứ thứ gì ở giữa. Tôi quyết định dùng một chiếc đèn Einstein hắt lên trần nhà. Kết quả là ánh sáng đã mềm đi, phủ xuống hầu hết các món đồ nội thất. Như tôi đã đề cập trước đó, tôi cũng có một chiếc ô để hắt ánh sáng đến khu vực quầy bar. Thứ ánh sáng mềm này đóng vai trò như ánh sáng phụ giúp tạo hiệu ứng ba chiều cho tấm ảnh, khiến ta nhìn được những họa tiết trên bề mặt gỗ phía dưới quầy bar. Ngoài ra nó cũng làm nổi bật những chiếc ghế ở quầy nữa.
Ánh sáng để chụp nội thất cuối cùng là đèn flash 430exII đặt giữa quầy bar và bàn bếp với một soft box Honl Traveler 8 inch phía trên nó. Điều này giúp làm rõ phần chi tiết đằng sau quầy bar, nhờ ánh sáng mềm của flash.
Để làm sáng ngoại thất (đánh dấu số 8 trong ảnh setup ở trên), tôi đặt một đèn flash Quantum Q-Flash ở trên cao bên tay trái, để giả như một phần của ánh sáng mặt trời đang chiếu xuống sân. Bằng cách thay đổi ánh sáng từ mềm thành cứng từ phía tiền cảnh đến hậu cảnh, tôi đã tạo được chiều sâu cho bức ảnh và khiến bức ảnh nhìn thật hơn. Để hoàn thiện, chúng tôi đặt đèn flash 430exII, và một PocketWizard Plus III đặt đối diện với đèn Q-Flash. Đèn flash 430exII kèm theo soft box Honl Traveler 16 inch phủ thứ ánh sáng mềm mại xuống những chiếc ghế sofa bên ngoài, và giảm một phần ánh sáng trực tiếp từ phía bên trái.
Đây là shoot chụp với gần như tất cả các ánh sáng và dàn cảnh đã đề cập ở trên:
Không tồi phải không? Tuy nhiên, tôi thấy vẫn còn một vài điểm chưa ổn.
Phần 4: Hoàn tất
Cửa sổ ngang trên khung cửa đang bị thiếu sáng, và cũng bởi vì tốc độ màn trập và khẩu độ của tôi được thiết lập phơi sáng cho phần ngoại thất, nên tôi đã không bắt được ánh sáng rất tự nhiên từ những chiếc đèn. Để khắc phục điều này, tôi đã chụp một bức hình mà đã phơi sáng cho phần nội thất bên trong, và sử dụng mặt nạ (mask) để tô (brush) lại bằng thứ ánh sáng ấm áp đã dùng để chụp. Tôi đã làm điều tương tự với trần bên ngoài – chỉ mất một chút thời gian để làm nó tươi sáng lên.
Sau tất cả các bước, tôi vẫn chưa hài lòng 100% với bức ảnh. Hồ bơi ngoài trời đang bị hơi dư sáng, và thời tiết không được hoàn hảo. Tôi đã thay thế bầu trời khác vào, bằng quick mask, và sửa cả phần bầu trời trong gương. Để sửa hồ bơi, tôi vẽ quanh rìa hồ bằng công cụ Pen, và tạo một curves layer để tăng thêm màu sắc và làm nó nổi bật hơn.
Sau cùng, tôi cảm thấy hài lòng với ánh sáng đèn flash, ánh sáng môi trường, bầu trời, hồ bơi, và mọi thứ khác, tôi đã nhập tất cả layer thành 1. Tôi cũng sửa lại đường vertical lines cho thẳng (khi bạn cố gắng làm điều này, phải đảm bảo rằng lại vertical lines phải song song với các cạnh của khung hình, đây là điều rất quan trọng trong ảnh kiến trúc). Và đây là sản phẩm cuối cùng:
Tuyệt vời!
Phần 5: Chốt
Tôi hy vọng rằng bạn đã học được một điều gì đó từ bài viết này. Đây là một công việc khá nhiều công đoạn, và săm soi kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ. Chụp nội thất là một cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng sử dụng ánh sáng của bạn, mỗi shoot chụp bạn sẽ phải giải quyết một bài toán khổng lồ, và sẽ không bao giờ có hai phòng được chiếu sáng giống nhau. Bạn còn thể áp dụng kỹ thuật trong bài trong các thể loại chụp hình khác.
Tổng hợp
Viết bình luận