Bạn cần UX hay UI designer vào lúc này Kiến thức chung

Bất cứ khi nào người ta thảo luận về việc tuyển nhân viên thiết kế đồ họa, chủ đề phân phân biệt giữa “thiết kế trải nghiệm người dùng (UX designer)” và “thiết kế giao diện (visual hay UI designer)” chắc chắn sẽ được đưa ra.

 

 

Rồi sẽ lại có ai đó nói rằng trong khi hầu hết các công ty nghĩ “designer” là người làm các thứ trở lên đẹp đẽ hơn. (ví dụ như thiết kế đồ họa), giá trị thực sự của việc design là cải thiện chất lượng hoạt động và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn.  Đó là một điểm cộng.

 

Nhưng điều này có thể làm bạn phải khó xử khi phải quyết định: mình sẽ cần gì giao diện hay trải nghiệm người dùng hay cả hai? Và khi nào thì bạn cần?

 

Bài báo này hơi dài một chút, vậy để tôi giúp bạn đưa ra nhận xét này. Tôi sẽ trình bày về:  

 

  • Tại sao thiết kế hình ảnh (visual design) lại rất quan trọng
  • Tại sao bạn không nên thuê “One-trick ponie”- những người chỉ giỏi được duy nhất 1 lĩnh vực.
  • Làm thế nào để tìm ra designer cho sản phẩm của bạn.
  • Vòng đời của công ty bạn sẽ ảnh hưởng đến các yêu cầu thiết kế như thế nào.

 

Đầu tiên, dù bạn có gọi đó là thiết kế đồ họa, trải nghiệm hay hiệu ứng bắt mắt thì luôn nhớ rằng: vẻ ngoài luôn dóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến cách mà người ta sử dụng và tác động tới sản phẩm .

 

 

 

Giao diện tùy biến của Charlie 

 

Chắc chắn có một số công ty đã làm tốt chuyện này mà không đầu tư nhiều vào hình thức cho nó (một ví dụ nổi tiếng là Craiglist). Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều công ty vẫn sống tốt dù có dịch vụ khách hàng hay các lựa chọn về bảo mật rất kém.

 

Tuy nhiên, việc copy lại các đặc tính kiểu như vậy không phải là môt ý tưởng hay cho công ty của bạn. Đừng phạm sai lầm mà loại bỏ nó ra khỏi suy nghĩ của bạn.  

 

Phải cẩn trọng với One-Trick Ponies  

Lưu ý thứ 2 cần nhớ là không phải ai cũng là Jony Ive (trưởng bộ phận thiết kế của Apple), nhưng cũng không phải là nhiệm vụ bất khả thi để thành thạo cả UX và visual design.

 

Trên thực tế, tôi còn biết một người trong ngành công nghệ trở thành những designer giỏi chỉ nhờ cố gắng và học hỏi. Đó là trường hợp của Steve Huffman và Adam Goilstein, người góp phần tạo ra có ảnh hưởng lớn trong UI gốc Hipmunk, mặc dù họ không phải là các designer.

 

 

 

 

Điều mà tôi muốn nói đến ở đây là dù bạn thuê một UX hay designer đồ họa, người mà bạn thuê ít nhất cũng phải có các kĩ năng cơ bản trong lĩnh vực còn lại.  Ý tôi không phải là tất cả các designer đều như vậy.

 

Điều đáng buồn là các UX designer hầu hết tạo ra các website giống như từ những năm 90 trong khi các visual designer thường không bao giờ quan tâm các sáng tạo của họ sẽ ra sao nếu không có Photoshop.

 

Tôi khuyên các bạn không nên thuê những người như vậy. Không phải vì họ không làm tốt công việc (thậm chí họ có thể là chuyên gia trong lĩnh vực của mình), nhưng vì với tôi, những người như vậy thường không có ý thức chủ động tìm hiểu và không sẵn lòng tự cải thiện bản thân,

 

(Lưu ý: tất nhiên là điều này áp dụng cho các thiết kế web và giao diện người dùng, không phải các thứ như thiết kế logo,….)  

 

Hãy chọn đúng người

Giả định rằng bạn đang cân nhắc 2 ứng viên:

 

  • Alice: chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế hình ảnh (visual designer) cũng có kĩ năng tốt trong việc thiết kế tương tác, công việc của cô có tác động tới trải nghiệm ngừời dùng.

 

  • Brian: có chuyên môn trong trải nghiệm người dùng (UX) và thiết kế tương tác, ngoài ra còn có các mẫu thiết kế tương đối bắt mắt.

 

Vậy bạn sẽ chọn ai? Thực ra, điều đó tùy thuộc vào một vài nhân tố.

 

Sản phẩm của bạn

 

Các sản phẩm khác nhau có các yêu cầu khác nhau và do vậy sẽ cần các chuyên môn khác nhau. Hãy tưởng tượng 2 kịch bản khác nhau.  

 

Sản phẩm A là một ứng dụng mới trên iPad giúp các công ty dược phẩm quản lý các cuộc thử nghiệm và theo dõi kết quả. Sản phẩm B là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh trên iPhone giống như Instagram, nhưng dành cho những người muốn chia sẻ hình ảnh về thú cưng của mình.  

 

Sản phẩm A có vẻ phức tạp và chuyên môn hóa, nhưng người dùng cuối cùng không phải ai cũng hiểu biết về công nghệ, và có thể họ cũng không quen với tương tác cảm ứng. Mặt khác vì sản phẩm này nhắm tới thị trường doanh nghiệp, yếu tố thương hiệu không quá quan trọng và yêu cầu của mọi người cho visual design cũng thấp hơn.

 

Sản phẩm B lại là “một ứng dụng chia sẻ hình ảnh nữa”, vì vậy sản phẩm này yêu cầu một thương hiệu lớn và thiết kế đồ họa ấn tượng để trở lên nổi bật so với đối thủ.

 

Mặc khác, vì phần mềm này cần tuân thủ các nguyên tắc tương tác đã được định trước của nền tảng (và từ bản thân Apple cùng với iOS), nên không cần phải chế tạo lại các yếu tố này trong thiết kế trải nghiệm người dùng.

 

 

 

Giao diện Photo Album thiết kế bởi Cuberto trên Dribbble

 

Tôi hy vọng từ các ví dụ này người đọc có thể nhận ra công ty nào nên thuê UX designer và công ty nào nên thuê UI designer. Tất nhiên các ví dụ này không phải là tuyệt đối (ví dụ khi bạn cần thiết kế visual ấn tượng để thuyết phục người quản lý mua sản phẩm A), nhưng cũng giúp chỉ ra được mục tiêu của sản phẩm và thị trường sẽ ảnh hưởng tới người mà bạn sẽ thuê về.  

 

Phải đúng người, đúng lúc.  

Giai đoạn khi bạn đang phát triển sản phẩm cũng là yếu tố cần quan tâm. Mục tiêu của phiên bản đầu tiên cho sản phẩm của bạn là xác định xem người ta có thực sự cần nó không (xác định product/market fit).

 

Trừ khi bạn định hướng đến các đối tượng rất cụ thể (như dân công nghệ hoặc thiết kế), bạn chắc hẳn không cần phải tập trung quá nhiều vào visual design trong giai đoạn này.

 

Mặt khác, yếu kém trong thiết kế tương tác trong giai đoạn này ảnh hưởng lớn tới tỉ lệ phản hồi của khách hàng, hay có khi còn làm người ta không biết được phải sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào. Vì vậy, tìm đến một UX designer sẽ giúp bạn tránh khỏi vô số rắc rối sau này.  

 

Khi bạn nhận ra rằng sản phẩm của bạn đang giải quyết một nhu cầu thực tế, đây là lúc đưa ra một slogan, một cá tính và nhất là một thương hiệu. Đây là lúc cần đến visual designer.  

 

Đến lúc này, bạn hẳn đã hiểu rõ trải nghiệm bạn muốn mang lại cho người dùng và sẽ định hướng designer theo cách đó. Khi thiết kế cho sản phẩm của bạn đã hoàn thành và được tung ra thị trường, bạn nên có feedback từ UX designer nhiều, nhất là trước khi đưa ra các tính năng mới.

 

Để đơn giản hóa, theo lý thuyết, biểu thời gian cho việc thiết kế của một startup sẽ như sau:  

 

  • Tháng 0-6: có ý tưởng cho mẫu thiết kế đầu tiên và thuê UX designer để xây dựng khả năng tính tương tác.
  • Tháng 6-12: làm việc với visual designer để cải thiện giao diện và tính thân thiện cho ứng dụng khi chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Tháng 12-18: tiếp tục theo mẫu của UX designer, thuê thêm 1 UX designer để làm tư vấn ngắn hạn.
  • Tháng 18-24: thuê một visual designer để tái thiết kế ứng dụng trong Version 2, đồng thời áp dụng tất cả những thứ đã rút ra được từ 18 tháng trước.

 

Kết luận  

Như bạn đã thấy, không có câu trả lời nào hoàn toàn thỏa mãn câu hỏi: bạn nên thuê kiểu designer nào. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hầu hết tùy thuộc vào công ty và sản phẩm của bạn.

 

Nhưng nếu bạn đang cân nhắc thuê về một designer, điều đơn giản bạn có thể làm là hỏi họ xem liệu sản phẩm của bạn có lúc nào đó cần chuyên môn của họ không. Trái với những gì bạn nghĩ, không phải lúc nào họ cũng sẽ tự động trả lời là “có”.  

 

Cuối cùng, đối với một designer, sẽ là không đúng khi không để tâm vào dự án mà chỉ để mặc công việc đổ bể hoặc chưa hoàn thiện. Vì thế một designer tốt sẽ nói cho bạn biết liệu có sớm quá để tập trung vào visual design không, hoặc liệu các tương tác của bạn đã tốt chưa để chuẩn bị cho bước tiếp theo là xây dựng thương hiệu.  

 

Và cũng tiện đây, nếu bạn tìm được designer đáng mơ ước: là chuyên gia trong cả thiết kế tương tác và thiết kế visual, còn chờ đợi gì mà không thuê anh ta ngay lập tức?

 

 

 

Nguồn westart.vn

Xem thêm:
5 nguyên tắc thiết kế web hiệu quả
4 mẹo giúp bạn thiết kế web thân thiện với người dùng
13 trang web sử dụng hình ảnh hấp dẫn
Comming soon tầm quan trọng và những điều đáng nhớ
Thiết kế hướng dẫn nhận diện cho thương hiệu và website
17 trang web có thiết kế sạch đẹp mắt

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755