Andy Warhol: Ông vua của nghệ thuật bình dân Kiến thức chung
25 năm sau khi qua đời, Andy Warhol, ông vua Pop-art (Nghệ thuật bình dân), với câu nói nổi tiếng của mình: "Good business in the best art" (Kinh doanh tốt là nghệ thuật đẹp nhất) vẫn là một triết lý không đổi. Những tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ huyền thoại này vẫn gây những tác động lớn đối với ngành nghệ thuật toàn cầu.
Nghệ thuật của Andy Warhol, chỉ nói riêng về phần hội hoạ, tưởng như đơn giản, ít ra về mặt hình thức, nhưng thực ra chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà sau bao nhiêu năm người ta vẫn không giải thích được một cách thoả đáng.
Cho đến bây giờ, người ta vẫn không hiểu hết ý nghĩa, mục đích của những bức tranh tiêu biểu nhất của Andy Warhol: từ chai Coca Cola, hộp súp nhãn hiệu Cambell’s, đến những bức chân dung của các siêu sao, Marilyn Monroe, "Liz" (Taylor), "Jackie" (Kennedy), Elvis Presley… Đây là một sự phê phán, một sự đồng loã, hay chỉ đơn giản là một hình thức minh hoạ cho xã hội Mỹ vào những năm 1960?
Có người cho rằng điều khó chịu nhất trong trình bày một thiết kế là việc khách-hàng cứ yêu cầu phóng lớn logo hay headline. Ngay cả bản thân người thiết kế cũng muốn phải đặt thêm cái-gì-đó vào khi thấy thiết kế có phần trống trải.
Không bàn đến sự tham lam của khách hàng, các nhà thiết kế đừng vội cho rằng việc để dành nhiều khoảng trắng trong tác phẩm của mình là một sự phí phạm.
Giả sử Philippe Strarck có đặt chiếc ghế trứ danh Louis Ghost ở bất cứ nơi đâu thì Andy Warhol cũng sẽ mặc kệ chiếc ghế có thiết kế xuất sắc cỡ nào, đẹp mỹ mãn ra sao bởi theo ông, chính cái khoảng trắng trong không gian mà chiếc ghế ấy thuộc về mới đáng chú ý.
Quan điểm này có thể giải thích ít nhiều cho thực tế tại sao các đối tượng hình ảnh trong tác phẩm của ông đa phần là những thứ… chẳng ra gì (theo quan điểm mỹ học truyền thống).
Chúng là lon súp Campbell’s, là chai coca-cola, hay thậm chí chỉ là thùng bột giặt Brillo. rồi thì qua tay Andy Warhol, không gian nơi những thứ chẳng-ra-gì này thuộc về chính là nơi ông cần phải sáng tạo nhất. Siêu thị hay bảo tàng, ở một ý niệm nào đó, chẳng có khác gì nhau.
Cuộc đời
Andy Warhol, tên thật là Andrew Warhola, sinh ngày 6-08-1928 ở tỉnh Pittsburg, thuộc tiểu bang Pennsylvania, Mỹ. Bố mẹ là người gốc do thái Tiệp, di cư sang Hoa Kỳ năm 1913. Andy Warhol lớn lên và được học hành bình thường ở Pittsburg.
Andy Warhol là cậu bé xấu xí với chỉ một ham muốn duy nhất: trở nên Đẹp và nổi tiếng. Lớn lên trong sự tự ti về ngoại hình, trốn tránh cả thế giới đẹp đẽ bằng cách chủ động làm ngoại hình mình… xấu đi.
Không bạn bè, cô đơn trong sự hắt hủi của xã hội. Không chấp nhận sự khác biệt, vũ khí cuối cùng của Andy trong bước đường cùng là… Sự Trả Thù.
Lúc nhỏ Andy thích vẽ, và rất say mê tất cả những gì do Hollywood sản xuất. Sau được vào học trường Carnegie Institute of Technologie – lớp dạy về design.
Kế hoạch tìm kiếm sự nổi tiếng của Andy bắt đầu bằng công việc vẽ minh họa trên tạp chí, kiếm tiền nhờ in ấn quảng cáo rồi nhanh chóng trở thành bậc thầy của nghệ thuật đồ họa, in lưới tại Hoa Kỳ.
Năm 1962, Andy Warhol thực hiện bức chân dung của Marilyn Monroe và một số tác phẩm khác, như: Chai Coca Cola, Hộp xúp nhãn hiệu Cambell’s, với kỹ thuật in bằng khung lụa (sérigraphie), và bắt đầu nổi tiếng từ đấy.
Là một người đồng tính, Andy Warhol giao thiệp rộng rãi trong giới văn nghệ sĩ ở Mỹ. Trong số các bạn bè của ông, có các tên tuổi lừng lẫy, như: Bob Dylan, Mick Jagger, Lou Reed (nhạc), Basquiat, Keith Haring (hoạ)… Có thể nói, ông là một trong những nghệ sĩ năng động và làm việc nhiều nhất ở New York vào những năm 60-80 của thế kỷ trước.
Ông mất ngày 22-02-1987 tại New York. Lễ tưởng niệm được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Patrick của Manhattan với hàng ngàn người tham dự. Có sự tham dự của các cộng sự, bao gồm các nghệ sĩ Roy Lichtenstein, Keith Haring, và nghệ sĩ Liza Minnelli, Yoko Ono và người bạn thân, Brigid Berlin.
Nghệ thuật của Andy Warhol
Nếu ta đặt câu hỏi: cái gì đã ảnh hưởng lên nghệ thuật của Andy Warhol, thì trước hết không thể nào không nghĩ đến trào lưu POP’ ART đầu tiên, ra đời ở London (Anh), vào những năm 1950.
Chính cái tên gọi của trào lưu POP’ ART ở Mỹ đã thừa hưởng cái tên gọi này. Ảnh hưởng đó chủ yếu là cái ý tưởng "đem cuộc sống vào nghệ thuật", đặc biệt là đưa các hiện vật của đời sống hàng ngày vào tác phẩm nghệ thuật. Ý tưởng này sẽ là ngọn đuốc soi đường cho cả trào lưu POP’ ART lẫn trào lưu Tân Hiện Thực.
Các hoạ sĩ của hai trào lưu này, sẽ, mỗi người một phong cách, đi sâu khai thác cái ý đó, và tìm nguồn cảm hứng ở những biểu hiện của đời thường: từ các nhãn hiệu quảng cáo, các truyện tranh (BD), đến các vật dụng thông thường.
Năm 1949, ở tuổi 21 Warhol tới New York, thành phố mà ông coi là nhà và mở một studio trong suốt quãng đời của mình. Ngay trong năm đầu tiên, Warhol đã trở thành một trong những họa sĩ thương mại nổi tiếng nhất với các khách hàng tên tuổi như Columbia Record, Galamour magazine, Harper's Bazaar, NBC, Tiffany & co, Vogue và những tên tuổi khác.
Sau khi khẳng định mình như một họa sĩ đồ họa, Warhol quay lại sơn dầu và vẽ vào đầu những năm 1950, và trong năm 1952, ông có buổi triễn lãm cá nhân đầu tiên tại Hugo Gallery, các tác phẩm tại triển lãm gồm những tác phẩm kết hợp kỹ thuật xử lý hình ảnh mà ông đã có khi còn làm họa sĩ thương mại.
Bảo tàng nghệ thuật đương đại (the Museum of Modern Art) bắt đầu chú ý tới các tác phẩm của Warhol, và năm 1956 tác phẩm của ông có mặt trong một buổi triển lãm tập thể.
Sự hỗn loạn của xã hội Mỹ trong những năm 1960 ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn bộ cuộc đời nghệ thuật của Warhol. Trong giai đoạn này cho tới đầu những năm 1970, chứng kiến sự ra đời những tác phẩm kinh điển và lưu danh tên tuổi của Andy Warhol.
Dựa trên xu hướng Nghệ thuật bình dân – Pop Art, sử dụng những thứ bình dân nhất để tạo nên các tác phẩm, Warhol bắt đầu tạo ra các tác phẩm bằng cách sử dụng những đối tượng (nhân vật) đang nổi tiếng dựa trên nền tảng kinh nghiệm làm về quảng cáo của mình.
Khi được hỏi về tác phẩm hộp súp Campbell (Compbell's soup cans), Warhol trả lời: "Tôi muốn vẽ cái gì đó vô giá trị. Tôi đang tìm kiếm cái gì đó vô bản chất và đó là nó". Một lon súp nhỏ bé nằm giữa những tác phẩm về Marilyn Monroes. Dollar Signs, Disasters và Coca Cola Bottles những tác phẩm mẫu mực của nghệ thuật đương đại.
Việc chọn những hiện vật quen thuộc nhất, hiện thực nhất trong đời sống, để làm đối tượng vẽ, Andy Warhol đã đi đến tận cùng của xu hướng POP’ ART và Tân Hiện Thực, và đã thể hiện lên một quan niệm nghệ thuật bằng những hình thức thuyết phục nhất, mạnh mẽ nhất.
Không có gì châm biếm, hời hợt ở đằng sau hết, mà chỉ là sự thể hiện một cách triệt để một ý tưởng nghệ thuật. Nhưng không lẽ cái nội dung chủ yếu của mỗi tác phẩm của Andy Warhol chỉ là cái ý tưởng thẩm mỹ của nó? Nếu như vậy, thì quan niệm của Andy Warhol không khác gì lắm với quan niệm của các hoạ sĩ trừu tượng?
Nhưng Andy Warhol không phải là một hoạ sĩ trừu tượng, bởi ông cần những hình ảnh của đời thường để diễn đạt, cho dù những điều được diễn đạt trên mặt tranh chỉ là hình ảnh, không mang một ý nghĩa nào khác ngoài nó, từ cái chai Coca Cola, đến chân dung của Marilyn Monroe, Liz Taylor, hay Elvis Presley… Nhưng tại sao lại chọn chai Coca Cola? Cũng như, tại sao lại chọn Marilyn Monroe?
Có lẽ cái lý do chính, đối với Andy Warhol, là vì chai Coca Cola đẹp, về mặt design, và là một biểu tượng đối với mọi tầng lớp dân chúng ở Mỹ, từ sang đến hèn. Nếu như chai Coca Cola là biểu tượng của loại nước ngọt mà hầu như tất cả mọi người đều yêu thích (ít ra là ở Mỹ), hoặc đều biết đến, thì Marilyn Monroe là biểu tượng của cái đẹp khêu gợi, giàu nữ tính.
Cả hai đều được coi như là những "siêu sao" trong cái xã hội tiêu thụ, là xã hội Mỹ thời ấy. Như vậy, thì dù Andy Warhol có không muốn có một ý nghĩa nào trên các bức tranh của ông, thì bản thân những hình ảnh của chai Coca Cola, hay khuôn mặt của Marilyn Monroe, tự chúng cũng đã nói lên một thông điệp nào rồi.
Tôi thích điều khi bạn hỏi các diễn viên "Bạn đang làm gì?" Và họ nói "Tôi đang thực hiện các vai diễn của mình" để sống "Một cuộc sống với các vai diễn" Đó là sở thích của tôi.
- Andy Warhol –
Năm 1979, tập đoàn BMW đã mời Andy sơn lên bản series 4, sau đó là bản BMW M1 trong dự án BMW và nghệ thuật. Khác với những nghệ sĩ trước đó, Andy từ chối vẽ mẫu trên mô hình nhỏ mà sơn “một cách cẩu thả” lên xe thật trong 23 phút!
Các tác phẩm khác làm thay đổi hậu thế của Andy không thể không kể đến là những studio của ông được gọi là Nhà Máy/Factory. Đó không chỉ là nơi Andy làm việc trên các bản in lụa – chất liệu mang lại danh tiếng cho ông mà còn là nơi ăn chơi xa hoa của giới nghệ sĩ đương thời.
Nhà máy, Nhà máy Bạc rồi chuỗi sự kiện multimedia “Plastic Inevitable” là biểu tượng rõ ràng nhất của ông về sự hào nhoáng, phù phiếm đầy ảo vọng. Đó là ánh sáng của giấy bạc – tuyên ngôn công khai cho chất kích thích.
Đó là ham muốn plastic, những con người plastic sinh ra trong những năm 1960, kỷ nguyên của các mặt hàng sản xuất hàng loạt đựng trong các bao bì plastic trong suốt… Sự nổi tiếng có thể được sản xuất hàng loạt, nếu bạn làm theo công thức của Andy. Chỉ cần 15 phút, bạn có thể chinh phục cả thế giới.
Để được công nhận như là một biểu tượng mẫu mực của Pop Art, Warhol tại thời điểm đó bị biết bao nhà phê bình rẻ rúng coi ông như một thần báo oán đối với nền mỹ thuật nghiêm túc ở nước Mỹ.
Warhol thường khơi gợi một loại hình tò mò rất thú vị, say mê, bởi vì ông vẽ nên một thế giới trong đó “các ngôi sao” thực hơn những con người thực – hồi đó những con người nghiêm túc đã không suy nghĩ như thế. Còn giờ đây, mọi người lại đều suy nghĩ như vậy.
Sự tôn thờ vẻ đẹp quyến rũ có sức mê hoặc của Warhol giờ đây không còn bị coi là kỳ quặc nữa. Thực tế, điểm nổi bật trong những bức chân dung vẽ những năm 1970 của ông về những nhân vật nổi tiếng là trông chúng mới thơ ngây làm sao – hầu như đức độ biết nhường nào. Chúng không phải là chân dung của “những nhân vật nổi tiếng” vì lợi ích tự thân của chúng, mà là về những con người có tài về một mặt nào đó.
Andy Warhol đã đem lại cho nghệ thuật một ngôn ngữ thể hiện mới mẻ, sáng sủa, trực tiếp và hiệu quả, phù hợp với những nhu cầu mới của xã hội về mặt thẩm mỹ trong các phương tiện thông tin, cũng như với cái gu, và tâm thức của con người ở vào thời đại điện tử và truyền thông.
Pop-art bừng nở cùng cái tên Andy Warhol từ một cá tính không thể trộn lẫn, từng bị cả xã hội chối bỏ và vượt qua mọi rào cản bảo thủ để định đoạt giá trị về cái Đẹp mới cho con người. Pop-art trở thành mảnh đất màu mỡ cho street art, nơi graffiti lan đến các khu phố ở chuột, tạo màu sắc mới cho tầng lớp hạ lưu mà thế giới thượng lưu không thể chối bỏ.
Pop music ra đời sau Pop-art khoảng 20 năm như một hệ quả tất yếu và mang trong mình sức sống của Pop-art: dễ dàng bén rễ trong lòng đại chúng và phá đi mọi rào cản của giai cấp. Pop music cũng có một nhánh riêng đi theo mạch nguồn của Pop-art khi thoát ra khỏi ánh đèn sân khấu, hòa nhập vào cuộc sống đời thường biến mọi vỉa hè, góc phố trở nên sinh động với rap, hip hop, disco.
iDesign tổng hợp
Xem thêm:
11 điều bạn chưa biết về jony ive
Tibor Kalman (1949-1998)
Paul Rand nhà thiết kế đồ họa vĩ đại
Wolfgang Weinart
Masimo Vignelli
Walter Landor: Người tiên phong
Adrian Frutiger và ảnh hưởng của nghệ thuật chữ số
Viết bình luận