30 năm người cháu chụp bác mình Giới thiệu nhiếp ảnh gia

 

 

"Năm 18 tuổi, Marc Asnin bắt đầu chụp ảnh ông Charlie Henschke, anh trai của mẹ mình, và là cha đỡ đầu của anh. 31 năm trôi qua, từ một chàng thanh niên, anh trở thành một người đàn ông trung niên, và "bác Charlie” đã 71 tuổi."

 

Từ thời thơ ấu, Marc Asnin đã luôn ngưỡng mộ hình ảnh mạnh mẽ, lịch lãm của ông bác Charlie, cũng là cha đỡ đầu với khẩu súng dắt lưng. Cậu bé nhận ra rằng ông bác rất giống ông nội của mình, một người đàn ông hào hoa, khôn ngoan mặc dù nghiện rượu và cờ bạc. Tới những năm 1980, khi Marc Asnin đang theo học ngành nhiếp ảnh, ông Charlie Henschke sống cùng 5 người con ở Bushwick, Brooklyn và lúc bấy giờ đã rơi vào tình trạng lụn bại, xuống dốc trầm trọng do tai nạn giao thông, nghiện rượu và bệnh tật. Ông luôn ở trong trạng thái chán nản, cô độc, trống rỗng và gần như không rời khỏi căn hộ của mình do những chấn động về tinh thần, nghèo đói, những rắc rối trong quan hệ gia đình gây nên chứng bệnh tâm thần. Hình ảnh ấy của thần tượng thực sự là một cú sốc, một nỗi ám ảnh với chàng sinh viên trẻ tuổi Marc Asnin. Từ đó, anh bắt đầu chụp ảnh người bác khốn khổ đồng thời khuyến khích ông ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân ròng rã 31 năm trời. 
 
Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 1
Con trai Charlie (còn gọi là Charlie) hôn cha của mình, năm 1985

Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 2
Bác Charlie ôm lấy bạn gái của mình, Blanca, vào năm 1988
 
Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 3
Bác Charlie nhìn ra vào căn phòng của con trai Joe vài ngày sau khi anh qua đời vì bệnh AIDS
 
Chứng kiến hành động của con trai, mẹ Marc Asnin, em gái của ông Charlie Henschke, vốn là một phụ nữ gốc Do Thái có học thức đã không can ngăn mà trái lại rất cảm kích. Những câu chuyện và hình ảnh về người bác đã được Marc Asnin tập hợp và xuất bản thành cuốn sách Uncle Charlie vào năm 2012. “Mọi người thường hỏi tôi về Uncle Charlie. Người ta nghĩ rằng sau 30 năm đồng hành với bác, tôi sẽ dễ dàng tóm tắt lại. Nhưng cuốn sách này là cuộc sống, một cuộc sống không thể hiểu hời hợt, cuộc sống của một người đàn ông, không có câu trả lời hay tóm tắt dễ dàng. Đó là những giấc mơ, thất vọng, nuối tiếc, hi vọng tìm lại những mảnh vụn của hạnh phúc trong một kiếp sống tạm, là ảo giác và mất mát… Đó là điệu vũ của tôi và cha đỡ đầu của mình”, Marc Asnin nói. 
 
Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 4
Bác Charlie hồi phục sau phẫu thuật ung thư da

Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 5
Bác Charlie và viên thuốc trị bệnh

Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 6
Bác Charlie ngủ trên chiếc giường kê ở phòng khách
 
Marc Asnin, hiện làm việc ở New York, vốn là con trai của một nhiếp ảnh gia quảng cáo đã thể hiện sự tò mò với nhiếp ảnh từ khi còn rất bé. Nhiếp ảnh gia người Mỹ bắt đầu làm việc tại tờ Village Voice năm 19 tuổi và là là cái tên quen thuộc trên nhiều ấn phẩm danh giá như Life, Fortune, The New Yorker, The New York Times, La Repubblica, Le Monde… Ông từng giành nhiều giải thưởng nhiếp ảnh như giải thưởng nhiếp ảnh nhân văn W. Eugene Smith Grant, giải thưởng Phim tài liệu Mother Jones, học bổng Alicia Patterson cũng như giảng dạy về nhiếp ảnh ở nhiều trường nghệ thuật. Tác phẩm của ông được trưng bày ở nhiều bảo tàng, phòng trưng bày, triển lãm ở Mỹ và châu Âu như MOMA, bảo tàng nghệ thuật Baltimore, Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Moscow, Blue Sky Gallery, Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế, Bảo tàng thành phố New York, Bảo tàng Nghệ thuật Portland, Bảo tàng Nghệ thuật Zimmerli và Trung tâm Schomburg.
 
Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 7
Bác Charlie nhìn ra cửa sổ căn phòng của mình tại 23 Troutman St, Bushwick, Brooklyn

Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 8
Bác Charlie trong nhà bếp 
 
Những bức ảnh về người bác Charlie của Marc Asnin như một biên niên sử của cảm xúc từ ngây thơ đến vỡ mộng. Những bức ảnh đầy rung động và hồi tưởng không kém phần cuốn hút và nhất là rất trung thực của cuốn sách Uncle Charlie đã khiến công chúng xúc động, đồng cảm. Sau khi biết tới cuốn sách của cháu trai, trái với thái độ không mấy vui vẻ của các con, ông Charlie Henschke đã rất ngạc nhiên, ông nói: “Tôi đã trở nên nổi tiếng. Ai đó sẽ mua cho tôi một căn nhà và cứu tôi thoát khỏi cảnh nghèo túng”. Một lần nữa, điều này lại xác nhận tình trạng tâm lý bất ổn của ông. Và những hình ảnh tràn ngập trên các tạp chí lớn mà ông là nhân vật chính chỉ là biểu tượng của một thế hệ chứ không thể cứu giúp họ ra khỏi vũng lầy của số phận.
 
Câu chuyện cảm động của người cháu chụp ảnh bác mình trong hơn 30 năm 9
Bìa sách Uncle Charlie
 
Tuy nhiên, việc theo đuổi công việc chụp ảnh và quan tâm tới nội tâm của ông bác suốt hơn 30 năm, với Marc Asnin chỉ nhằm một mục đích duy nhất là quan tâm tới người thân ruột thịt trong cơn khốn khó, không bao giờ quay lưng lại với gia đình. Mặt khác, cho mọi người một cái nhìn đồng cảm với người bác nghiện ngập, khốn khổ. “Có một bác Charlie trong tất cả chúng ta”, nhiếp ảnh gia người Mỹ chỉ nói, rất đơn giản. 

Nguồn: Kênh14
 
 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755