11 điều bạn chưa biết về jony ive Kiến thức chung

Jony Ive yêu xe hơi tốc độ, nhưng năm 2000, sở thích này của ông suýt nữa khiến Apple mất đi nhà thiết kế hàng đầu của mình.

 

 

Sau khi có những thành công tuyệt vời với Apple ở vị trí Giám đốc thiết kế, Ive mua một chiếc Aston Martin DB9, và chỉ ngay sau đó 1 tháng, ông và một thành viên khác trong đội thiết kế đã suýt chết trong một tai nạn.

 

Apple phản ứng bằng việc tổ chức một sự kiện để gửi lời "cầu nguyện" tới Ive. Vụ tai nạn rõ ràng khiến Apple thức tỉnh về tầm quan trọng của Ive với công ty.

 

Ive đã làm việc gần gũi với cố lãnh đạo Steve Jobs trong nhiều năm, giúp phần cho các sản phẩm của Apple thống trị toàn cầu. Trong những hồi ký của Steve Jobs, sức mạnh của Ive tại công ty đạt tối đa khi ông được phép tham gia thiết kế cả phần cứng lẫn phần mềm. Cho dù vậy Ive luôn là người đứng phía sau sân khấu mỗi khi một sản phẩm mới của Apple được ra mắt.

 

Steve Jobs, và bây giờ là Tim Cook là người đứng đầu của Apple, nhưng nói không quá thì Ive chính là linh hồn của công ty này. Dưới đây là 11 thứ mà chúng ta biết được khi đọc cuốn sách "Jony Ive: The Genius Behind Apple's Greatest Products"

 

1. Ive thừa hưởng tính cách của cha mình. Mike Ive là một thợ kim hoàn và đã góp sức trong việc thiết kế các giáo trình cho các trường học trong lĩnh vực này ở Anh Quốc, nơi sản sinh rất nhiều tài năng thiết kế, trong đó có Ive.

 

2. Ông từng thiết kế điện thoại di động và cả đồng hồ (cả iWatch?) khi còn là sinh viên. Một trong những khả năng của ông được mô tả "Ngay cả khi là sinh viên, ông đã thiết kế một số mẫu điện thoại rất mỏng và chi tiết, giống như những chiếc điện thoại tân tiến."

 

3. Một trong những dự án đầu tiên của ông sau khi rời khỏi trường đại học là thiết kế một cái toilet cho một khách hàng. Ông đã thất bại. Ive gia nhập công ty khởi nghiệp Tangerine năm 1989 và được yêu cầu thiết kế một cái toilet dành cho khách hàng – bao gồm bồn vệ sinh và bồn rửa. Khách hàng sau đó từ chối thiết kế này vì chúng "quá đắt tiền để sản xuất".

 

4. Ive suýt chút nữa thì nghỉ việc ở Apple trước khi Jobs tái xuất ở công ty. Sếp mới của Ive là Jon Rubinstein, đã cổ vũ và thuyết phục Ive. “Chúng tôi đã nói với Ive là chúng tôi sẽ nỗ lực để phát triển công ty và chúng tôi từng mong muốn xoay chuyển công ty, chúng tôi sẽ làm nên lịch sử. Đó là những điều chúng tôi đã nói để giữ Ive ở lại Apple”, Rubinstein cho biết trong cuốn sách.

 

5. Ive là một trong những người thúc đẩy Apple sản xuất những sản phẩm màu trắng. Jobs ban đầu không thích việc sử dụng màu trắng, theo cựu thiết kế Apple là Doug Satzger, Jobs chỉ bị thuyết phục khi được xem một màu khác được gọi là xám đục. Theo Satzger "Hầu hết những gì Jony làm đã làm tại trường thiết kế là màu trắng, và anh ấy tiếp tục sử dụng màu trắng tại Apple,".

 

6. Jony yêu thích nhạc techno. Studio bí mật nhất thế giới thường chơi loại nhạc này, nó được mô tả trong sách là một nơi ồn ào và "hỗn loạn" âm thanh và các nhà thiết kế thì trượt ván và chơi bóng đá.

 

7. Ông chỉ có một phòng riêng tại studio thiết kế, nơi được mô tả giống như một "khối kính lập phương" với một cái bàn duy nhất, ghế và đèn bàn, và không có hình ảnh nào của gia đình. 

 

Phòng thiết kế có nội quy rất nghiêm ngặt và thậm chí một số giám đốc thiết kế của Apple như cựu chủ tịch iOS, Scott Forstall không thể thăm quan.

 

8. Ive không được phép nói với vợ mình là ông đang làm việc gì (sản phẩm). Giống như một số thành viên trong đội, Ive thậm chí còn không cho phéo con mình vào phòng thiết kế.

 

9. Ive là một trong hai người mà Steve Jobs yêu cầu để gặp khi ông phẫu thuật khối u tuyến tuỵ năm 2004. Người còn lại chính là vợ của Jobs, Laurene.

 

10. Những người làm việc với Ive nói rằng ông ấy không muốn trở thành CEO của Apple. Một cựu thành viên của nhóm thiết kế kể rằng "Jony chẳng quan tâm tới bất cứ việc gì liên quan tới điều hành một công ty."

 

11. Jony Ive bị mắc chứng khó đọc. Dù bị mắc chứng khó đọc (dyslexia), học lực của Ive vẫn thuộc hạng A, đủ để đưa ông đến hai trường đại học danh tiếng Oxford và Cambridge. Tuy nhiên, Ive lại lựa chọn theo học tại Newcastle Polytechnic, một trong những trường tốt nhất thế giới để học về thiết kế kiểu dáng công nghiệp.

 

Sau này, Ive hợp tác với một trong những người mắc chứng khó đọc nổi tiếng khác: Steve Jobs.

 

Chứng khó đọc khá phổ biến trong giới sáng tạo và làm nghệ thuật như danh họa Leonardo Da Vinci, nhà phát minh Thomas Edison, đạo diễn Steven Spielberg. Thực tế, nó liên quan khá lớn tới năng lực sáng tạo cao, thường được gọi là “món quà của chứng khó đọc” và “tai ương của thiên tài”.

 

 

Theo: Mashable 

 

xem thêm:

CHÂU TRỌNG HIẾU - Chàng họa sĩ lãng tử và cây bút chì màu nhiệm

Tibor Kalman (1949-1998)

Paul Rand nhà thiết kế đồ họa vĩ đại

Adrian Frutiger và ảnh hưởng của nghệ thuật chữ số

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755